Cách làm muối mè ngon đúng điệu như các cụ ngày xưa chế biến
Cách làm muối mè chắc cũng không xa lạ mấy với các chị em nội trợ, nhưng không hẳn ai cũng có nhiều câu chuyện, hay ký ức liên quan đến món ăn bình dân, mà rất nhiều ý nghĩa này.
Mùa lạnh về rồi, hãy làm hũ muối mè ngon đúng kiểu của người xưa, để có dịp biết thêm hay ôn lại những câu chuyện cũ, để bữa cơm gia đình thêm thú vị và thật ấm cúng bạn nhé.
Từ nền văn minh lúa nước đến truyền thống hiếu học của người việt cũng có sự đóng góp của loại muối mè. Khi ra đồng cày vào những ngày mùa màng đến, hũ muối mè trở thành người bạn đồng hành với các loại cơm nóng cho người dân ra đồng.
Những người sĩ tử lên kinh dự thi món ăn họ thường mang theo trên suốt dọc đường là cơm nắm muối vừng. Còn ngày nay, muối mè với nhiều gia đình là để ăn kiêng, liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe.
Qua thời gian, dù vẫn là bình dân nhưng món muối mè vẫn có một vị trí quan trọng trong thực đơn của chúng ta phải không bạn. Ngày lạnh tràn về rồi, vào bếp làm ngay một hũ muối mè theo cách làm ngon đúng điệu như ngày xưa, để cả nhà thưởng thức.
Đĩa muối mè cho bữa cơm trưa nay còn gì bằng. Ảnh: Internet
1. Nguyên liệu chuẩn bị
200g lạc sống
100g vừng
2. Cách làm muối mè
Bước 1 : Bắc chảo lên trên bếp đến khi chảo nóng bạn điều chỉnh lửa ở chế độ nhỏ lửa. Khi chảo nóng đổ phần lạc sống vào chảo, nhớ đảo đều tay cho lạc được chín đều và không bị cháy khét. Khi lạc chuyển sang màu nâu đỏ có chấm đen ở lớp thân hạt lạc là chín rồi.
Cho lạc vào rang trên ngọn lửa nhỏ. Ảnh: Internet
Bước 2 : Khi lạc đã chín bạn đổ hết phần lạc rang ra một tờ báo có sẵn, cuộc chặt lạc lại với tờ giấy báo tầm ủ lạc khoảng 20 phút. Khi hết thời gian ủ lạc bạn cho hết phần lạc rang ra rổ.
Lạc rang sau khi ủ bằng giấy báo. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Bước 3 : Cũng chiếc chảo đó khi lạc vừa rang xong bạn cho hết phần hạt vừng vào trong chảo. Nhanh tay đảo đều hạt vừng lên và để lửa nhỏ liu riu không gì hạt vừng rất dễ bị cháy. Đảo đều đến khi thấy hạt vừng nổ lách tách hết chắc chắn vừng đã chín. Đổ hết phần vừng đã rang ra bát.
Cho vừng vào chảo rang đều tay cho hạt vừng chín đều. Ảnh: Internet
Bước 4 : Sử dụng lại chảo đó rồi cho muối tinh vào trong chảo đảo đều đến khi muối tinh khô lại hết bạn cho phần muối tinh vừa đảo ra một chiếc bát. Không đảo muối tinh quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng hương vị của món ăn.
Cho muối vào chảo rang đều. Ảnh: Internet
Bước 5 : Phần lạc sau khi đã nguội bạn đánh hết lớp vỏ bên ngoài đi, chỉ giữ lại phần hạt lạc thôi. Cho hết phần lạc đã làm sạch vỏ cho vào máy xay sinh tố để xay, khi thấy hạt lạc vỡ thành 2-3 mảnh là bạn có thể tắt máy. Nếu bạn xay nhuyễn mịn lạc ra thì lạc sẽ không được ngon.
Cho lạc vào cối xay sinh tố nên xay lạc thành 3 mảnh nhỏ. Ảnh: Internet
Bước 6 : Khi lạc đã nát bạn cho lạc ra một chiếc tô nhỏ, thêm vừng giã dập sơ qua, muối đã rang sơ. Đảo đều tay lên để phần hỗn hợp trộn lẫn lại với nhau. Cho muối mè đã trộn vào một chiếc hũ sạch có nắp, bảo quản nơi thoáng mát, để dành dùng dần.
Muối mè có hương vị đậm đà. Ảnh: Internet
3. Mẹo nhỏ khi làm muối mè
Nên lựa chọn các loại hạt đậu phộng căng mẩy thì lượng muối thu được sẽ ngon hơn khi chế biến các loại hạt đậu phộng lép.Có thể cho muối vào rang cùng đậu phộng, đậu sẽ mau chín vàng đều mà không bị cháy. Sau khi rang xong, bạn đổ đậu phộng ra rổ thưa, là phần muối sẽ lọt ra hết.
Nếu bạn không dùng máy xay sinh tố có thể sử dụng các cối xay bằng tay để tiến hành xay lạc. Có thể sử dụng vỏ chai để lăn qua đậu phộng cũng có thể làm nát đậu phộng nhé. Hoặc bạn có thể giã bằng cối bình thường, đều cho thành phẩm thơm ngon.
Có thể sử dụng cối bằng tay để giã lạc. Ảnh: Internet
Không nên giã/ xay đậu phộng quá nhuyễn sẽ làm giảm hương vị của món muối mè. Bạn nên giã hạt lạc vỡ nát ra 3 phần là được để khi ăn phần hương vị của lạc vẫn còn nguyên.Nếu bạn không thích sử dụng muối tinh để làm muối mè bạn còn có thể sử dụng các loại bột canh chế biến tương tự với các loại muối tinh để chế biến muối mè nhé.
Cách làm muối mè trên được chế biến theo cách chế biến của các cụ ngày xưa nên vị ngon chắc chắn là sẽ dễ làm hài lòng cả nha. Muốn vào bếp làm một hũ muối mè không hề khó, chỉ mất vài phút là đã có thành phẩm. Bạn có thể sử dụng muối mè để ăn kèm với các loại cơm nóng, xôi trắng, xôi đậu các loại đều rất tuyệt vời.
3 cách làm trứng muối tại nhà đơn giản, đảm bảo thành công ngay từ lần đầu
Trứng muối có thể sử dụng trong các món bánh hoặc làm nước sốt cho các món mặn đều rất ngon. Bạn có thể làm trứng muối theo các cách dưới đây.
Cách làm trứng muối
Nguyên liệu: 10 quả trứng vịt (bạn cũng có thể sử dụng trứng gà thay cho trứng vịt), 10 gram gừng, 5 gram hoa hồi, 5 gram quế, 400 gram muối tinh.
Cách làm
Trứng rửa sạch.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng.
Đặt nồi lên bếp. Cho 1 lít nước, 400 gram muối tinh, gừng, hoa hồi, quế vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn.
Xếp trứng vào bình và đổ nước ngâm vào. Lưu ý, trứng phải ngập hoàn toàn trong nước.
Khi mới đổ nước muối, sẽ có một số quả trứng nổi lên trên mặt nước. Để đảm bảo trứng chìm trong nước, bạn có thể đặt một túi nilon nhỏ chứa đầy nước lên trên mặt trứng hoặc dùng một chiếc đĩa nhỏ. Lưu ý, vật để "nén" trứng cần phải nhẹ để tránh làm trứng bị nứt, vỡ trong lúc ngâm.
Để bình trứng ở nơi thoáng mát, khô ráo. Sau khoảng 4-6 tuần là có thể sử dụng.
Cách kiểm tra trứng muối:
- Nếu kiểm tra trứng sống, bạn hãy đập trứng ra bát. Nếu thấy lòng đỏ đậm màu, rắn chắc là được. Nếu lòng đỏ vẫn còn mềm, lỏng thì bạn cần ngâm trứng lâu hơn.
- Nếu kiểm tra trứng chín: Hãy luộc trứng sau đó mới cắt ra. Lòng đỏ phải đậm màu và có vị mặn.
Nếu trứng đã đạt yêu cầu thì có thể đem ra dùng ngay. Nếu không bạn có thể ngâm thêm. Tuy nhiên, thời gian ngâm trứng không nên quá 50 ngày.
Cách làm trứng muối khô
Nguyên liệu: 10 quả trứng vịt, 100 gram muối tinh, 1 khay đựng trứng, màng bọc thực phẩm.
Cách làm
Rửa sạch trứng rồi dùng khăn lau khô. Khéo léo tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng. Lưu ý, tách nhẹ nhàng để không làm lòng đỏ trứng bị lỡ. Nếu lòng đỏ đã bị vỡ thì nên để riêng để làm món khác và thay bằng quả trứng khác. Phần vỏ trứng đem rửa sạch và để ráo nước.
Rải một lớp muối vào vỏ trứng. Cho lòng đỏ trứng lên trên. Rắc thêm một lớp muối phủ đều mặt trứng. Lưu ý, mỗi lòng đỏ trứng ước chừng sử dụng khoảng 10 gam muối để tránh trứng bị mặn quá.
Đặt trứng vào bát nhỏ hoặc khay để không bị đổ. Dùng màng bọc thực phẩm gói kín trứng lại và để trong ngăn mát tủ lạnh. Khoảng 1-2 ngày là có thể sử dụng.
Nếu không dùng vỏ trứng, bạn có thể đựng lòng đỏ trứng trong bát nhỏ hoặc rải một lớp muối xuống khay đựng và cho từng lòng đỏ trứng lên trên. Phủ một lớp muối lên trên mặt trứng rồi dùng màng bọc thực phẩm gói kín khay trứng lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Khi thấy lòn đỏ trứng đã cứng lại, bạn có thể lấy chúng ra. Lau thật khô rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 10-12 ngày để dùng dần. Nếu muốn để lâu hơn, bạn có thể lấy lòng đỏ trứng muối ra hấp hoặc nướng chín sau đó cất vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể bảo quản trứng muối trong 3 tháng.
Đây là cách làm trứng muối nhanh nhất, tiết kiệm thời gian. Điểm trừ của nó là không loại bỏ được hoàn toàn lòng trắng ra khỏi lòng đỏ. Trứng có thể không cứng và bị tanh.
Cách làm trứng muối khô nguyên quả
Nguyên liệu: Trứng vị, muối ăn, màng bọc thực phẩm.
Cách làm
Đem trứng đi rửa sạch và lau thật khô.
Phủ kín trứng bằng một lớp mối ăn rồi dùng màng bọc thực phẩm quấn chặt lại. Để trứng ở nơi thoáng mát 4-6 tuần.
Tự làm pate gan lợn Chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây bạn sẽ có món pate gan lợn ngon, đảm bảo vệ sinh, dùng cho bữa sáng kèm bánh mì hoặc xôi. Pate gan thành phẩm. Ảnh: Su Lì Nguyên liệu: - 300 gr thịt nạc vai xay (thêm xíu mỡ xay cùng nếu thích vị béo) - 300 gr gan lợn - Ruột 1 bánh...