Cách làm món lẩu ghẹ rau muống ngon “nuốt cả đầu lưỡi”!
Tranh thủ mấy ngày cuối đông còn lạnh lạnh, mà còn đúng dịp cuối tuần chúng mình hãy thực hiện ngay món lẩu ghẹ rau muống cực kỳ ngon lành và thơm ngọt này nhé.
Hương vị đặc biệt của món lẩu này sẽ khiến các bạn bị ấn tượng và cuốn hút ngay lần đầu tiên thưởng thức đấy nhé, từng chú ghẹ béo mập, chắc thịt được nhúng trong nồi lẩu sôi sùng sục, nóng hổi cùng với rau muống giòn sần sật quá là hợp và ngon “nuốt cả đầu lưỡi luôn” ấy. Cách làm thì cũng không quá khác so với các món lẩu khác, chủ yếu là chúng mình phải chọn được nguyên liệu thật tươi sống thui. Hãy cùng blognauanngon ra chợ chọn mua nguyên liệu và làm ngay món lẩu ghẹ rau muống ngay cuối tuần này cho cả nhà thưởng thức nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Ghẹ tươi: 4 – 5 con Rau muống: 1 – 2 mớ (tùy thuộc vào độ tiêu thụ rau của bản thân và gia đình nhé, nhà mình thì có 2 – 3 mớ rau cũng hết ấy) Xương ống heo: 800 g (hoặc xương cục)Sả: 3 củ Dứa: 1/2 quả Riềng: 1 nhánhTiêu xanh: 50 g Nấm hương: 1 bát con Nấm rơm: 1/2 bát con Hành khô: 1 củ Rau thơm: 1 ít Cà chua: 2 – 3 quả Bún hoặc mỳ tôm Sa tế, muối, bột ngọt, bột nêm, mắm, dầu ăn…
Lưu ý: Nếu có thể thì chúng mình chọn mua loại ghẹ hoa, chọn những con chắc thịt, còn tươi sống, cử động nhanh nhẹn, mắt còn tinh nhanh, các bạn tham khảo thêm cách chọn ghẹ tại đâynhé.
Cách làm:
Bước 1: Công việc đầu tiên đó là chúng mình phải ninh xương để có một nồi nước dùng thật ngon ngọt, cũng bởi vậy thời gian ninh sẽ khá mất thời gian, nên khâu này chúng mình sẽ nhanh chóng thực hiện trước tiên nha. Xương ống mua về các bạn dùng muối bóp sát thật kỹ, rửa lại nhiều lần dưới vòi nước để khử chất bẩn và mùi hôi, sau đó các bạn đun sôi 1 nồi nước, cho tất cả xương vào nồi, khi nước sôi lại thì các bạn luộc sơ xương trong khoảng 10 phút rồi đổ xương ra rủa hết bọt bám trên xương, nước luộc lần đầu này các bạn cũng đổ đi, tráng qua nồi. Tiếp tục cho lại xương vào nồi, đổ ngập nước, cho lên bếp, lúc đầu các bạn bật bếp ở mức lửa lớn nhất, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa, đun liu riu trong khoảng 2 – 3 tiếng để xương tiết chất ngọt. Trong quá trình ninh các bạn thỉnh thoảng dùng muôi hớt váng bọt nổi lên để nồi nước dùng được trong thanh nhé.
Bước 2: Tranh thủ lúc chờ đợi xương được ninh kỹ, chúng mình sẽ bắt tay vào sơ chế các nguyên liệu còn lại: trước tiên là ghẹ, các bạn rửa ghẹ thật sạch, dùng bàn chải nhọ cọ thật sạch vỏ ngoài, tách mai, bỏ phần yếm, xả lại dưới vòi nước chảy mạnh lần nữa cho sạch bùn đất, sau đó chặt ghẹ ra làm hai nửa, để ráo nước rồi xếp ra đĩa.
Tiếp theo chúng ta sẽ nhặt rau muống, vặt bớt lá, chỉ giữ lại phần lá non trên đầu, bỏ gốc, ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút, rồi xả lại nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt ra rổ, vẩy mạnh cho bớt nước rồi để nơi thoảng mát. Nấm hương và nấm rơm các bạn ngâm trong nước ấm đến khi nấm mềm và nở ra hết cỡ thì vớt để ráo. Dứa gọt vỏ, khoét mắt rồi thái thành miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Riềng cạo vỏ, cắt lát mỏng. Sả bóc bỏ lớp lá già bên ngoài, cắt bỏ phần gốc, đập dập. Tiêu xanh đập dập. Các loại rau xanh các bạn nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
Bước 3: Quay lại nồi ninh xương, các bạn cho sả, riềng, tiêu vào trong nồi nước ninh xương, ninh tiếp thêm khoảng 15 phút nữa thì nêm mắm, bột nêm, mỳ chính, sa tế sao cho thật vừa miệng, dùng muôi khuấy thêm vài lần cho gia vị hòa tan vào nồi nước dùng, sau đó tắt bếp và đổ nước dùng sang nồi lẩu. Đồng thời các bạn sẽ tiến hành chưng cà chua để tạo màu thật đẹp cho nồi nước lẩu nhé. Các bạn đặt chảo lên bếp, cho khoảng 1 muỗng canh dầu ăn vào đun sôi, rồi cho hành vào phi thơm, tiếp đến cho cà chua vào chảo xào chín mềm, khi chưng các bạn nhớ cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê đường để cà chua lên màu đỏ tươi đẹp mắt, có thể dùng muôi dằm nhừ cà chua ra nhé, sau đó các bạn đổ phần cà chua này vào nồi lẩu nhé.
Video đang HOT
Bước 4: Các bạn chuẩn bị bếp điện hoặc bếp ga mini, đặt nồi lẩu lên bếp rồi đặt vào giữa mâm, sắp các nguyên liệu xung quanh nồi lẩu, bật bếp đun đến khi nồi lẩu sôi lại thì cho ghẹ dứa nấm rau thơm vào đun, trong quá trình ninh, nấm và ghẹ sẽ tiết thêm chất ngọt khiến nồi lẩu cực kỳ thơm ngon đấy. Khi nồi lẩu sôi thì các bạn nhúng rau muống vào ăn cùng nhé, ghẹ được ninh chín tới thơm ngọt và chắc, bóc phần thịt trắng nõn chấm cùng tương ớt thì đúng là ngon thôi rồi luôn.
Mai đã là cuối tuần rồi, sau một ngày tuần học tập và làm việc vất vả, chúng mình hãy thỉnh thoảng tổ chức ăn lẩu thế này, nhất là vào những ngày lạnh, vừa ấm cúng, vừa vui vẻ đầm ấm lại còn vô cùng ngon miệng nữa chứ. Hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay món lẩu ghẹ rau muống này thôi nhé, ngày lạnh sắp hết rồi tranh thủ thôi nào
Theo blognauanngon.com
Lẩu cua đồng ngon ngọt, dân dã chuẩn vị quê nhà
Lẩu cua đồng ăn thơm ngon, hương vị dân dã thân thuộc. Vị ngọt thanh, béo ngậy từ gạch cua chắc chắn sẽ nhận vàn lời khen tới tấp khi bạn làm theo cách dưới đây.
1. Nguyên liệu
- 600g cua đồng
- 500g thịt bò
- 05 bìa đậu phụ
- Rau nhúng lẩu: Rau muống, rau chuối, tía tô, giá, mùng tơi
- 04 quả cà chua, 10 quả sấu, sả, hành khô
- Gia vị: Mắm tôm, bột canh, hạt nêm, mì chính, dầu ăn
Chọn cua đồng
2. Làm lẩu cua đồng ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành khô bóc vỏ đập dập băm nhỏ, sả đập dập cắt khúc, cà chua thái múi cau, sấu cạo vỏ rửa sạch.
- Rau sống các loại rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Đậu thái miếng nhỏ cho vào rán vàng.
Sơ chế cua
- Cua đồng mua về rửa sạch sau đó tách riêng phần mai cua và thịt cua để riêng, loại bỏ phần yếm và miệng cua.
- Phần gạch ở mai cua dùng thìa con tách ra để vào bát con. Thân cua thì cho vào ngâm nước muối trong 15 phút để loại bỏ ký sinh sau đó rửa lại với nước, vớt ra để ráo.
- Cho cua vào cối giã nhuyễn rồi cho vào rây lọc sau đó lấy 3 lít nước lọc lấy nước cốt. Lọc đi lọc lại đến khi nào róc hết cốt cua thì thôi. Nước cốt lọc được dùng để làm nước lẩu. (Khi giã cho thêm chút muối để không bị bắn, riêu cua đóng thành bánh ngon hơn, nước cua đậm đà).
Cua đồng tách phần gạch và thịt riêng
Bước 2: Làm nước lẩu cua đồng
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành khô vào phi thơm, cho tiếp cà chua vào đảo đều. Thêm chút đường để tạo màu sánh vàng đẹp mắt rồi cho gạch cua vào đảo tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra tô.
- Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt cua đã lọc vào nồi, thêm gia vị bột canh, mì chính, hạt nêm sao cho vừa ăn rồi đun nhỏ lửa đến khi riêu cua nổi lên trên mặt thì tắt bếp, dùng thìa vớt riêu cua ra để riêng.
Lưu ý: Bắt đầu đun nước lẩu cua thì dùng đũa quấy nhẹ 1, 2 lần để riêu cua không bị cháy sát đáy nồi. Khi nước lẩu bắt đầu lăn tăn bọt thì tuyệt đối không được dùng đũa khuấy, đun nhỏ lửa, hớt nhẹ nhàng để riêu cua không bị vỡ.
Nước lẩu cua đồng
Bước 3: Lẩu cua đồng
- Vớt riêu cua xong, bật bếp đun nhỏ lửa rồi đổ hỗn hợp cà chua và gạch cua đã xào vào nồi, cho thêm sấu, sả sau đó đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút thì vớt sấu ra dầm nhuyễn rồi đổ vào nồi.
- Chuẩn bị ăn thì thả đậu đã rán vào nồi đun sôi rồi tắt bếp. Chế nước lẩu ra bếp điện hoặc bếp ga lẩu, thả riêu cua vào đun nóng rồi thưởng thức. Tiếp đó nhúng thịt bò, các loại rau đã chuẩn bị sẵn.
- Nên thưởng thức riêu cua trước sau đó nhúng các loại đồ lẩu vào sau, lẩu riêu cua ngon nhất là riêu cua kết thành bánh ăn rất ngon. Nước lẩu vị chua chua và thơm.
Lẩu cua đồng thơm ngon trứ danh
- Khi gần hết nước lẩu thì chế thêm nước còn sẵn mà không phải chế nước lọc vào. Lẩu riêu cua đồng vị ngọt thơm, ăn kèm với bún hoặc mì tôm thì rất tuyệt. Chúc các bạn thành công!
Theo eva.vn
Lẩu gà rượu nếp thơm ngon chua dịu, ai ăn cũng khen tới tấp Công thức lẩu gà rượu nếp này rất phù hợp với thời tiết mùa hè với vị Nguyên liệu - Gà tươi ngon - Cơm rượu nếp - Dấm bỗng - Rau ăn kèm: nhất định phải có hành lá và mùi tàu. Còn lại có thể thêm rau muống, rau cải, không nên ăn kèm rau ngải sẽ làm mất vị đặc...