Cách làm món bún thang đậm chất miền Bắc
Bún thang là món ăn rất cầu kỳ và tinh tế của người Hà Nội. Với cách nấu bún thang này bạn hãy yên tâm rằng mình sẽ có được những tô bún thật ngon và đúng vị!
Nguyên liệu nấu món bún thang Hà Nội
100gr giò lụa (chả lụa);
con gà;
50gr tôm khô;
1kg xương heo;
2 trái trứng gà;
50gr củ cải khô;
50gr nấm đông cô hoặc 100 gr nấm rơm;
Bún, hành lá, rau răm, mắm tôm
Video đang HOT
Cách làm:
- Xương heo rửa sạch, ninh làm nước dùng. Muốn nước dùng được trong, xương heo phải được luộc sơ qua rồi đổ bỏ nước đầu đi, không đóng nắp nồi khi ninh và vớt bọt liên tục. Đập dập 1 củ hành tím cho vào khử mùi cho nước thơm..
- Tranh thủ thời gian ninh xương để luộc gà, nêm vào nước luộc một chút nước mắm cho thịt gà được thấm. Gà chín, vớt ra để nguội, phần thịt xé sợi, phần xương cho vào ninh cùng với xương heo.
- Tôm khô rửa sạch ngâm nước ấm, sau đó cho vào túi vải bỏ vào nồi xương. Nếu không dùng túi vải vẫn được nhưng sẽ mất công hơn, vì tôm sau khi ninh cho nước thật thơm và ngọt sẽ phải được vớt ra, giã nhỏ thành ruốc.
- Giò lụa thái sợi.
- Trứng tráng mỏng, thái sợi. Muốn tráng trứng mỏng nên cho thêm chút rượu trắng vào trứng, đánh kỹ. Dùng chảo không dính, tráng một chút dầu ăn, đợi chảo nóng, đổ trứng vào tráng thật nhanh, mỏng, láng đều dưới đáy chảo.
- Củ cải khô rửa sạch, ngâm nước ấm cho nở. Ngâm củ cải khô đã làm sạch với ít nước mắm ngon, đường, ớt cho ngấm.
- Nấm đông cô ngâm nước cho nở, cắt chân, thái lát mỏng (Hoặc nấm rơm thì cắt gốc, thái thành từng khoanh mỏng như đồng tiền xu).
- Hành lá, rau răm xắt nhỏ.
- Bỏ bún vào tô, xếp thịt gà xé sợi, giò lụa thái sợi, tôm khô quết nhuyễn, củ cải quanh góc tô, hành, rau răm, ít mắm tôm vào giữa; chan nước dùng trong vắt, nóng hổi là xong món bún thang.
Nếu muốn món bún thang đạt tiêu chuẩn 5 sao thì đừng quên thêm vào tô một giọt dầu cà cuống.
Bún thang là món ăn rất cầu kỳ và tinh tế của người Hà Nội, để có được một nồi bún thang ngon thể hiện sự khéo léo và rất tỉ mỉ của người nội trợ. Nước dùng bún rất ngọt đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi thơm rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Khi ăn bạn có thể cắt thêm chanh, ớt, bày thêm mắm tôm và nhân thang mỗi loại một chút để lên bàn, và đặc biệt món này phải ăn thật nóng mới ngon nhé.
Theo Homnayangi
6 món miền Tây được thực khách Sài Gòn yêu thích
Dễ ăn, dễ tiêu, giá mềm là những lý do giúp bì cuốn, nem cuốn, bánh thập cẩm... luôn đạt điểm tuyệt đối với giới trẻ vào bất kỳ thời khắc nào trong ngày.
Là một trong những món cuốn đặc thù của miền Nam, bì cuốn không tạo được ấn tượng mạnh về màu sắc hay nguyên liệu, song, ai từng thưởng thức món ăn này đều nhớ mãi độ giòn nhẹ của bì, thơm thơm của thính, tươi ngọt củ ra, đậm đà của mắm nước pha chua cay.
Gỏi cuốn là 1 trong 2 món ăn Việt lọt vào top 50 món ngon thế giới (cùng với phở) do Kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn. Một chiếc gỏi cuốn gồm có tôm, thịt heo, rau thơm, bún và một số nguyên liệu khác (tùy vùng miền) được cuộn tròn trong tấm bánh tráng gạo. Người phương Tây đánh giá món ăn này là "meat light", với đủ hương vị của thịt cùng các loại rau xanh dùng chung với sốt tương đặc thù, có rắc thêm đậu phộng phía trên.
Lỗ tai heo làm sạch, luộc chín với ít gừng để khử mùi. Khi thịt chín, cho ngay vào đá lạnh để thịt nhanh nguội và giữ được độ giòn. Trải rộng bánh tráng mỏng, lần lượt cho xà lách, rau thơm cuộn tròn, cho tiếp tai heo xắt mỏng, hẹ cuốn tiếp. Món cuốn này thu hút ở vị giòn của tai heo, tươi thanh của rau và đậm đà của mắm nêm pha chua cay.
Vốn được chế biến từ thịt nạc heo quết nhuyễn rồi trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính rồi nướng lên bếp nên những chiếc nem có mùi dậy mùi hơn hẳn các món khác. Những lát nem nóng hổi, thơm ngon, cuốn cùng bánh tráng, rau sống, giá chấm với sốt tương được pha chế theo công thức gia truyền, tất cả tạo nên hương vị thật khó quên cho thực khách.
Là một trong những món quà vặt hút khách nhất trong Lễ hội món ngon các nước ở Singapore năm 2013, chuối nếp nướng là sự tổng hòa vị ngọt thanh của trái chuối xứ vừa chín tới hòa quyện với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng, beo béo của nước cốt dừa.
Bánh tằm bì là một trong những món ngon của miền Tây được nhiều người "sành ăn" ưa thích. Chan miếng nước cốt dừa lên bánh, mùi vị, hương sắc của rau, bì hòa quyện cùng nước cốt dừa thẩm thấu vào từng cọng bánh. Cuối cùng là hỗn hợp mặn ngọt chua cay của nước mắm, chính cái vị nước mắm đã đưa đẩy món bánh tằm bì trở nên đậm đà, thuần túy hương vị dân dã phương Nam không lẫn vào đâu được.
Theo Internet
Những bữa sáng ngon xuất thần của 9X từ vụng bỗng "lột xác" nhờ sự động viên mẹ chồng Chồng chị Hà thẳng thắn góp ý những món ăn chị nấu không thành công để lần sau chỉnh sửa. Chị Phạm Hải Hà (29 tuổi), hiện đang là nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Hàng ngày, chị thường dành thời gian nấu ăn cho chồng và con gái 5 tuổi bữa sáng và bữa tối mỗi ngày. Chính vì vậy, chị...