Cách làm bánh tét chữ đẹp mắt thơm ngon hấp dẫn đơn giản cho ngày Tết
Bánh tét là một món bánh cực kỳ phổ biến đối với người Việt Nam trong những ngày Tết và trở thành đặc sản của nhiều vùng trong đó có miền Tây Nam Bộ.
Hãy vào bếp cùng thực hiện ngay món bánh tét chữ cực lạ và độc đáo để chiêu đãi mọi người trong những ngày tết này nhé.
Nguyên liệu làm Bánh tét chữ
Đậu xanh 1 kg
Nếp cái hoa vàng 3 kg
Nước cốt dừa 600 ml
Nước cốt lá dứa 400 ml
Nước cốt lá cẩm 800 ml
Đường 750 gr
Muối 1 muỗng canh
Nước lọc 1 lít
Dầu ăn 70 ml
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu xanh ngon
Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.
Cách chọn mua nếp ngon làm bánh tét
Bạn nên chọn mua nếp có hạt to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát. Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu ngày.
Cách chế biến Bánh tét chữ
1
Xào nếp (lá dứa, lá cẩm)
Video đang HOT
Đầu tiên, bạn cho 300ml nước cốt dừa, 400ml nước cốt dứa và 1.5kg nếp vào chảo. Sau đó, bạn xào nếp trên lửa vừa cho đến khi nếp nở đều.
Tương tự, bạn cũng cho phần nước cốt dừa còn lại, 800ml nước cốt lá cầm và 1.5kg nếp vào chảo khác. Bạn cũng xào đều cho đến khi nếp nở.
2
Nấu đậu
Bạn cho 1kg đậu xanh vào nồi và thêm 300gr đường, 1 muỗng canh muối và 1 lít nước lọc. Sau đó bạn luộc đậu xanh trên lửa lớn khoảng 1 tiếng cho đến khi đậu xanh chín mềm. Tiếp theo bạn dùng muỗng để tán nhuyễn đậu xanh.
3
Xào đậu
Bạn cho 70ml dầu ăn vào chảo, sau khi dầu nóng thì bạn cho đậu xanh đã tán nhuyễn vào rồi xào cho đến khi đậu xanh khô ráo nước, tróc chảo.
4
Tạo hình
Đầu tiên bạn dùng đậu xanh để tạo thành hình những chữ cái mà bạn muốn, sau đó bạn cho nếp lá cẩm vào giữa để tạo hình chữ.
5
Gói bánh
Trải 2 tấm lá chuối sao cho mặt lá đậm hướng lên trên rồi cho một lớp nếp lá dứa lên. Tiếp theo, bạn đặt phần nếp đã tạo hình chữ vào rồi phủ thêm một lớp nếp lá cẩm lên trên.
Kế đến bạn dùng tay gói 2 đầu mép lá lại, ép cho nếp thật chặt rồi dùng dây để buộc quanh thân bánh lại. Tiếp theo, bạn gấp lá chuối ở 2 đầu bánh lại và buộc dọc theo thân bánh.
6
Luộc bánh
Bạn xếp bánh vào nồi lớn rồi đổ đầy nước vào, bạn nấu khoảng 5 – 6 tiếng, trong quá trình nấu bạn phải canh chừng để đổ thêm nước vào nồi.
Sau khi bánh chín thì bạn vớt bánh ra, rửa bánh, phơi ráo nước là có thể cắt bánh và trưng bày ra dĩa.
7
Thành phẩm
Vậy là đã hoàn thành xong món bánh tét chữ mới lạ, siêu đẹp mắt cho ngày Tết của gia đình rồi.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nếp dẻo thơm ở bên ngoài và bên trong là nhân đậu xanh bùi béo hấp dẫn.
Cách nấu xôi lá cẩm thơm ngon, màu đẹp tự nhiên
Trong những bài viết trước Bếp 360 đã chia sẻ với bạn các cách nấu xôi ngon như xôi bắp, xôi ngũ sắc... Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn cách nấu xôi lá cẩm nhanh, không cần phải ngâm trước qua đêm mà vẫn mềm dẻo, thơm ngon.
Cùng theo dõi nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nếp cái hoa vàng 1,2kg
Nước cốt dừa 200g
Lá cẩm 2-3 nhánh
1-2 thìa canh đường
Cách nấu xôi lá cẩm
- Chọn gạo nếp Hải Hậu ngon, hạt tròn béo đều, căng bóng hạt gạo, mùi thơm là ổn. Đổ nước ngâm xấp xấp mặt gạo. Ngâm khoảng 6h chứ không nên ngâm lâu gạo sẽ bị chua và dễ vỡ hạt gạo làm đôi. Cho vào đó vài hạt muối nhé!
- Lá cẩm rửa sạch, đun nước sôi rồi cho vào khoảng 10 phút thì vớt ra ta sẽ được màu tím hoặc đỏ tuỳ loại lá (Nếu để sôi lâu nữa nó sẽ sang màu khác). Lấy nước ấy để nguội rồi ngâm gạo. Sau khi ngâm xong vo và đãi gạo sạch rồi chuẩn bị đồ xôi.
- Nếu muốn làm lá nếp thì xay mịn lá nếp rồi lọc thật sạch bã bỏ đi lấy nước cốt pha ra rồi ngâm gạo.
- Lấy chõ xôi, lót 1 lớp vải màn phía dưới rồi 2 tay bốc gạo bỏ vào dần dần. Đừng đổ dồn 1 lần vì gạo sẽ bị nén xuống, không tơi khiến xôi sẽ chín không đều.
- Đặt nồi lên bếp, cho nước vào (khoảng 2 phần nồi). Để cách mặt chõ xôi khoảng 5 đến 8 cm là tốt nhất. Chứ đừng đổ sát nước lên trên mặt chõ xôi. Nó sẽ bị phần dưới nhão. Đợi nước sôi thì mới đặt phần chõ xôi lên. Giảm lửa xuống còn 50%. Giữ nguyên nhiệt lượng như thế. Để lửa nhỏ quá thì nó sẽ bị nhão xôi, còn lửa to quá xôi kiểu như bị cháy ấy ạ. Lấy cái đũa chọc vài lỗ thẳng đứng từ trên xuống giúp cho hơi nước thoát tốt lên trên để xôi chín đều. Chọn chõ xôi có nắp chóp cao cao chút. Để cái phần nước bốc hơi lên trên nắp nó trôi xuống theo miệng nồi ra ngoài chứ không bị rơi xuống mặt xôi ở trên sẽ làm xôi nhão nát phía trên.
- Xôi tầm 30 phút thì các bác bỏ chõ xôi xuống. Nhấc nguyên cái vải màn ra để bỏ hết xôi ra ngoài. Cho lên cái mâm rồi lấy đũa thanh xôi ra cho nguội thật nhanh. Làm khéo khéo chút không nát hết hạt gạo. Xôi ngon và mềm dẻo hay không là ở khâu này.
- Sau khi xôi nguội ta lại cho vào chõ xôi khoảng thêm 10 phút nữa với nhiệt lượng như trước là ổn.
- Khâu tiếp theo này cũng quan trọng, khi cho xôi đã nguội lên đồ lửa thứ 2 được khoảng 5 phút, bạn hãy vẩy chút nước thật đều lên trên mặt trên của xôi, rồi lấy mỡ gà đã rán lên rưới đều vào xôi và trộn đều. Đảm bảo xôi các bác thắp hương xong để từ trưa đến tối ăn vẫn mềm và ngon, hạt xôi vẫn bóng mượt như lúc mới xôi. Còn nếu thích ăn nóng thì lại đồ lại lần nữa càng ngon.
Xôi lá cẩm có thể ăn kèm ruốc, thịt xá xíu, lạp sườn, hành phi.... đều rất hợp. Hy vọng rằng những chia sẻ hôm nay của Bếp 360 sẽ giúp bạn thực hiện thành công món xôi này. Đừng quên theo dõi các món ngon khác tại chuyên trang của chúng tôi nhé. Chúc bạn thành công.
Cuối tuần thử làm bánh xu xê đủ màu sắc, tưởng không dễ mà dễ không tưởng! Bánh xu xê giòn sựt, nhân mịt mượt ngọt ngào, ăn mãi không chán! Chuẩn bị nguyên liệu 1. Vỏ bánh: 200g bột năng, 50g đường, 500ml nước, 1 thìa thịt gấc (có thể thay bằng tinh bột nghệ, nước cốt lá dứa, nước cốt lá cẩm, bột trà xanh, siro dâu hoặc để màu trắng nguyên bản), dầu ăn, muối 2. Nhân...