Cách làm bánh ống lá dứa mềm ngọt thơm nức mũi chuẩn đặc sản Trà Vinh
Món bánh ống dẻo mềm, tròn vị, thơm mùi dứa, béo vị nước cốt đã làm cho biết bao người âm thầm say mê. vào bếp chia sẻ cách làm bánh ống lá dứa chuẩn vị đặc sản Trà Vinh để các bạn có thể trổ tài ngay tại nhà nhé!
Nguyên liệu làm Bánh ống lá dứa
Khoai mì 1 củ (củ sắn)
Bột nếp 50 gr
Bột gạo 250 gr
Cơm dừa nạo 100 gr
Nước cốt lá dứa 10 ml
Đường 150 gr
Muối 1/25 muỗng cà phê
Cách chọn mua khoai mì (củ sắn) ngon dẻo, ít xơ
Để mua được khoai mì ngon, bạn chọn nên chọn mua loại khoai mì đồi, thịt khoai mì sẽ bở và rất thơm.Chọn củ khoai mì tươi, hình dạng thẳng, thân hình mập mạp. Lớp vỏ củ phải mỡ màng thì thịt củ mới mềm, ngọt và có ít xơ.
Cào nhẹ cho lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra, nhìn xem lớp vỏ trong của củ có phải màu hồng nhạt không. Nếu vỏ củ màu hồng nhạt thì bạn chọn mua. Ngược lại, nếu vỏ trong của củ màu trắng thì bạn không nên mua bởi vì củ sẽ chứa nhiều độc tố, không tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Dụng cụ thực hiện:
Khuôn làm bánh ống, thau, muỗng, bàn nạo, rây,…
Cách chế biến Bánh ống lá dứa
1
Sơ chế khoai mì
Củ khoai mì mua về, bạn cắt bỏ hai đầu củ, dùng dao xẻ dọc một đường trên thân củ sau đó tách bỏ lớp vỏ rồi đem củ rửa sạch với nước. Nạo củ khoai mì bằng bàn nạo và cho vào tô.
Tiếp đến, bạn chuẩn bị một miếng khăn sạch hoặc vải sạch, cho 1 khoai mì đã nạo vào trong và vắt cho đến khi nước trong khoai mì chảy ra hết, ta thu được bột khoai mì.
2
Trộn bột bánh
Bạn cho vào trong thau 50gr bột nếp, 250gr bột gạo, 150gr đường, 1/25 muỗng cà phê muối.
Tiếp đó, bạn cho từ từ, 100ml nước cốt lá dứa vào trong, vừa cho vào vừa dùng tay trộn đều hỗn hợp bột sao cho nước lá dứa thấm đều hết hỗn hợp.
Cho hỗn hợp vừa trộn quay rây lọc, rây bột để hỗn hợp bột được tơi, xốp và có độ ẩm.
Video đang HOT
3
Trộn bột với khoai mì và dừa nạo
Tiếp theo, bạn rây bột khoai mì qua rây lọc và cho vào trong thau bột bánh đã trộn. Cho tiếp 100gr cơm dừa nạo vào, dùng tay bóp, trộn đều cho hỗn hợp trộn lẫn vào nhau, trở nên tơi, xốp và có màu xanh đẹp mắt.
4
Hấp bánh
Đặt khuôn bánh ống lên bếp, nấu cho đến khi khuôn nóng, có khói bốc lên thì cho quặng vào giữa khuôn bánh, đổ bột từ từ vào trong khuôn, dùng đũa đẩy cho bột rơi xuống lấp đầy khuôn bánh.
Hấp bánh khoảng 3 – 5 phút, đến khi hơi bánh bốc lên nhiều thì bạn lấy bánh ra đặt lên lá chuối và rút cây chèn giữa bánh đi. Cuối cùng, bạn cho bánh vào trong đĩa đã lót sẵn một lớp lá chuối.
Mách nhỏ: Nếu không có khuôn làm bánh ống, bạn có thể cho bột bánh vào các loại khuôn bình thường và hấp bánh bằng xửng hấp trong vòng 30 phút với lửa vừa nhé.
5
Thành phẩm
Như thế là bạn đã có món bánh ống lá dứa thơm ngon rồi này, còn chần chờ gì nữa mà không thưởng thức ngay thôi!
Mùi lá dứa toả thơm lừng, bánh có độ xốp, mềm và dẻo, vị bánh ngọt, béo ngậy và ấm nóng. Đây thực sự là một món bánh ngon khó cưỡng đó nha!
Cách nấu chè khoai mì viên nước cốt dừa 2 màu, thơm ngon đẹp mắt
Chè khoai mì nước cốt dừa là một trong những món chè ngon gắn liền với tuổi thơ nhiều người, hôm nay hãy vào bếp để thực hiện món chè này! Đảm bảo thơm ngon như ngoài hàng, lại còn an toàn chất lượng.
Nguyên liệu làm Chè khoai mì viên
Khoai mì tươi 500 gr
Cơm dừa 400 gr
Nước ép thanh long ruột đỏ 200 ml
Nước cốt lá dứa 200 ml
Nước cốt dừa 200 ml
Nước cốt dừa loãng 400 ml
Bột năng 4 muỗng canh
Đường 1 ít Đường 300 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua khoai mì ngon
Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi xửng hấp, nồi, chén, muỗng, thau,...
Cách chế biến Chè khoai mì viên
1
Sơ chế khoai mì
Khoai mì tươi mua về thì gọt bỏ vỏ và ngâm khoai với nước muối khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Dùng dao loại bỏ ruột khoai mì bên trong.
Dùng dụng cụ bào để bào nhỏ khoai mì ra thau lớn.
Lấy khăn lược cho 1 ít khoai mì đã bào vào rồi vắt mạnh tay để cho nước vào 1 thau riêng, phần khoai đã vắt sạch nước thì cho vào thau riêng.
Để yên nước khoai mì trong thau chứ không đổ đi, sau 1 - 2 tiếng nước khoai mì sẽ đọng lại dưới đáy và cô đặc thành bột khoai mì.
2
Nhồi khoai
Sau khoảng 2 tiếng thì đổ hết nước trong thau nước khoai mì ra, còn lại phần bột đã cô đặc thì cho vào thau khoai mì bào.
Cho tiếp 1 muỗng canh đường vào thau và dùng tay nhồi cho tất cả trộn đều vào nhau. Chia khoai mì ra 2 phần bằng nhau.
Từ từ cho 200ml nước lá dứa vào 1 thau khoai, vừa cho vừa trộn đều để khoai không bị quá nhão. Cho tiếp 1 muỗng canh bột năng và 100ml nước cốt dừa vào nhồi cho tất cả hòa quyện.
Thực hiện tương tự với thau khoai còn lại với nước ép thanh long.
3
Tạo hình và hấp khoai
Lần lượt vo tròn khoai mì thành các viên tròn nhỏ vừa phải, lớn hay nhỏ tùy sở thích.
Đặt 1 tấm khăn lược lên xửng hấp, cho khoai đã vò lên khăn lược.
Đặt nồi xửng hấp lên bếp, cho nước vào nồi và bật lửa lớn. Hấp khoảng 10 - 15 phút khi thấy khoai mì trong lên thì khoai đã chín.
Mẹo nhỏ: Để 2 màu khoai không bị lẫn vào nhau thì hãy tách riêng 2 màu ra trước khi hấp.
4
Nấu chè
Bắc nồi lên bếp bật lửa vừa, cho 500ml nước và 250gr đường vào nồi, đun đến khi đường tan hết vào nước và sôi lên.
Cho hết số khoai mì viên đã hấp chín vào nồi nước đường, nấu tầm 5 phút thì tắt bếp.
Mẹo nhỏ: Nếu thích ngọt hơn hay ít ngọt thì bạn có thể tăng thêm đường hoặc giảm lượng đường tùy thích.
5
Nấu nước cốt dừa
Pha vào chén 2 muỗng canh bột năng với 100ml nước sau đó khuấy tan đều.
Cho 400ml nước cốt dừa loãng vào nồi, nấu sôi lên thì cho bột năng pha loãng vào. Nêm nếm với 2 muỗng canh đường và 1/3 muỗng cà phê muối.
Nêm nếm lại cho có vị béo béo, ngọt ngọt và hơi mặn một chút là được, thấy hỗn hợp sôi mạnh thì tắt bếp.
6
Thành phẩm
Chè khoai mì viên nước cốt dừa sau khi nấu xong không chỉ thơm lừng mà còn đẹp mắt với 2 màu xanh đỏ.
Chè có vị ngọt vừa phải, nước cốt dừa thơm béo quyện vào nhau, cắn viên chè sẽ cảm nhận được mùi khoai mì đặc trưng, đảm bảo cả nhà sẽ trầm trồ khen ngon.
Món bún suông đặc sản đất Trà Vinh Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún trắng tinh, ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức. Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc,...