Cách làm bánh kem ngày 20/10 đơn giản tại nhà tặng người phụ nữ tuyệt vời
Nếu bạn đang ‘đau đầu’ để lựa chọn món quà dành tặng cho những người phụ nữ nhân ngày 20/10 thì việc tự tay thực hiện một chiếc bánh kem chính là gợi ý lý tưởng dành cho bạn.
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 đang đến rất gần. Trong ngày này, mọi người thường dành những lời chúc cùng món quà đặc biệt để thể hiện tình cảm, sự biết ơn đến những người phụ nữ xung quanh mình. Nếu bạn đang “đau đầu” để lựa chọn món quà ý nghĩa nhân dịp này thì việc tự tay làm một chiếc bánh kem chính là gợi ý lý tưởng dành cho bạn.
Chiếc bánh kem mừng ngày 20/10
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Phần bánh:
- 4 quả trứng gà
- Bột mì làm bánh: 200g
- Đường: 70g
- Tinh dầu Vanilla: 5ml
Phần kem:
Video đang HOT
- Lòng trắng trứng: 2 quả
- 60g đường trắng
- 100g bơ lạt
Các dụng cụ làm bánh: Máy đánh trứng, phới lồng (dụng cụ đánh trứng bằng tay), khuôn bánh, lò nướng bánh.
Các nguyên liệu để làm bánh
Bước 1: Trộn bột
Cho trứng và đường vào bát to, dùng phới lồng để đánh bông trứng. Đánh từ từ, nhẹ nhàng đến khi trứng nhạt màu và bông như kem.
Cho bột mì vào đánh cùng với hỗn hợp vừa tạo xong. Đổ từng ít một, sau đó dùng máy hoặc phới lồng đánh đều tay cho đến khi bột quyện lại với nhau, tiếp đến, cho tinh dầu vanilla vào và khuấy đều.
Trước khi đổ vào khuôn nướng, phết một lượt dầu ăn hoặc bơ làm lớp lót để bánh không bị dính vào khuôn. Sau đó, đổ từ từ hỗn hợp bột bánh kem vào. Bạn có thể sử dụng các loại khuôn tạo hình theo sở thích của mình.
Bước 2: Nướng bánh
Sử dụng lò nướng: Cho bánh vào lò nướng khoảng 10 phút với nhiệt độ ở mức 170 độ C. Sau đó, hạ nhiệt độ xuống 160 độ C và nướng tiếp trong khoảng 30 phút rồi lấy bánh ra để nguội chờ phết kem lên.
Sử dụng nồi cơm điện: Lót 1 lớp giấy nướng xuống đáy nồi, cho hỗn hợp vào nồi và bật chế độ nấu như thông thường (Cook), đến khi nồi chuyển sang chế độ chín (Warn) thì để bánh trong nồi thêm khoảng 25 phút là bánh chín.
Làm bánh bằng nồi cơm điện
Sử dụng nồi chiên không dầu: Bật nồi chiên không dầu ở mức 150 độ C, chờ nồi nóng lên, bạn đặt khuôn đã có sẵn bánh rồi nướng ở nhiệt độ khoảng 130 độ C (nướng trong 15 – 20 phút).
Bước 3: Làm phần kem
Cho đường vào nồi, đổ thêm một lượng nước bằng với lượng đường, cho lên bếp đun sôi và khuấy đều tạo nên hỗn hợp dạng keo dẻo.
Tách lấy lòng trắng của 2 quả trứng gà, cho đường vừa nấu vào bát đựng lòng trắng trứng, đánh tan hỗn hợp lên, đến khi xuất hiện màu trắng mịn thì dừng lại.
Cho bơ hoặc một số loại hoa quả (đã xay nhuyễn) vào hỗn hợp đánh đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn.
Phết lớp kem này lên bánh và cho bánh vào tủ lạnh khoảng 30 phút để phần kem không bị chảy lem ra ngoài. Trang trí bánh đơn giản, ghi lời chúc mừng 20/10. Sau khi hoàn thành, bảo quản bánh kem trong tủ lạnh.
Sau khi bánh đã phết kem xong, bạn có thể trang trí thêm theo sở thích của mình.
Trên đây là cách làm bánh kem vô cùng đơn giản cho ngày 20/10, hy vọng sẽ giúp bạn trổ tài bếp núc và thể hiện tình yêu thương của mình gửi đến những người phụ nữ tuyệt vời.
Bánh nẳng lắng đọng hương đồi
Một ngày nắng đẹp, tôi có dịp hành hương về đất Tổ. Ghé vào một gian hàng bán các loại đặc sản của quê hương, cô Nguyễn Thị Kim Lan - chủ quán, cầm những chiếc bánh Nẳng niềm nở mời khách.
Cô giới thiệu, đây là sản phẩm của làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngồi vào quán, tôi vừa thưởng thức món bánh quê vừa được nghe người bán hàng kể chuyện. Câu chuyện cổ tích xưa qua lời kể của cô bán hàng càng làm cho hương vị bánh Nẳng thêm đậm đà, ý nghĩa.
Chuyện kể rằng, vùng quê có cô gái tuổi đã đôi mươi, nhưng chưa có người để ý đến. Một hôm đi làm vườn thấy mệt, cô ngồi tựa gốc cây mà thiếp đi. Trong mơ cô gặp bụt hiện lên truyền dạy: Con lấy các loại cây trên đồi đốt lấy tro rồi ngâm với gạo nếp, sau lấy lá dong gói lại đem luộc kỹ. Bánh chín nhừ chấm với mật mía đem mời dân làng ăn thì sẽ được như ý. Cô gái làm theo, quả nhiên có được chiếc bánh nhỏ xinh, thơm ngon, ai ăn cũng thấy thích. Bánh ban đầu có tên là bánh Nắng vì được làm từ tro của các loại cỏ cây ưa nắng trên đồi. Nhờ hương vị đặc trưng nên bánh Nắng được mọi người gần xa đều biết. Đúng như lời bụt dặn, nhờ chiếc bánh Nắng mà cô gái đã gặp được một chàng trai ưng ý rồi nên duyên vợ chồng. Chiếc bánh Nắng đã trở thành nhịp cầu kết nối hạnh phúc. Về sau, cô gái truyền lại cách làm bánh cho người dân trong làng. Lâu dần bánh Nắng được mọi người gọi chệch đi thành bánh Nẳng.
Bánh Nẳng
Câu chuyện được truyền miệng trong dân gian kết thúc có hậu ngọt ngào như chính hương vị bánh Nẳng đằm sâu trong mật mía sánh mịn. Nhìn chiếc bánh đơn sơ là vậy, nhưng khi hỏi về cách làm bánh mới thấy được sự kỳ công của các bà, các mẹ ở vùng quê trung du đất Tổ. Người làng Dòng phải leo lên trên triền đồi chặt các loại cây như thừng mực, gió rừng, núc nác, cỏ tranh... đem về đốt lấy tro. Nước tro được gạn lọc cẩn thận đem ngâm với gạo nếp. Điều tạo nên màu sắc, hương vị đặc trưng chính là nhờ công đoạn ngâm gạo với nước tro. Để cân đối tỷ lệ gạo, nước phù hợp đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nếu không bánh sẽ bị hăng, màu không đẹp.
Gạo đã được ngâm kỹ vớt ra để ráo nước, sau đó gói gạo trong lá dong tươi. Những chiếc bánh thành phẩm chỉ dài hơn một gang tay được quấn dây cẩn thận. Khi luộc bánh phải đun thật kỹ cho hạt nếp chín nhừ quện vào nhau. Bánh khi bóc ra phải mềm nhuyễn, nhưng vẫn còn hình thon dài của hạt gạo và không dính lá. Màu của bánh phải vàng như mật ong, trong như hổ phách. Khi ăn, thực khách dùng dây buộc cắt thành từng lát hoặc lấy thìa xắn ra từng khúc. Người làng Dòng dùng mật mía nấu sánh chấm với bánh để tạo hương vị đậm đà. Khi ăn, người dùng gắp từng lát bánh lăn qua bát mật mía. Những lát bánh như được đằm mình trong lớp áo màu cánh gián sánh mịn. Thực khách ăn bánh Nẳng phải ăn để thưởng thức được vị thanh mát, ngọt ngào của bánh, cảm nhận hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ của cỏ cây núi đồi.
Người làng Dòng vốn chịu thương chịu khó. Thế nên đất cũng chẳng phụ công người, bồi phù sa cho hạt nếp vàng tròn mẩy. Nắng gió núi đồi cho cây lá thêm xanh tốt. Để rồi qua bàn tay khéo léo của người dân quê, từng nhánh cây ngọn cỏ, từng hạt gạo nếp thơm, từng giọt mật sánh vàng đã hòa quyện vào nhau thành món bánh thơm ngon, hấp dẫn. Món quà quê ấy như chất chứa cả tình đất, tình người nơi thôn quê xóm vắng, trở thành đặc sản quê hương để ai đã từng thưởng thức sẽ mãi nhớ về bánh Nẳng lắng đọng hương đồi quê cha đất Tổ.
Cách làm bánh kem sinh nhật đơn giản ngay tại nhà Tuy vậy, sẽ thật là ý nghĩa tuyệt vời nếu bạn có thể tự hoàn thành cách làm bánh kem sinh nhật cho mình hoặc biếu tặng người mà bạn yêu quý. Chắc hẳn những người thân của bạn sẽ rất hạn phúc nếu bạn làm được điều đó. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm bánh kem sinh nhật cơ bản...