Cách khắc phục 5 vấn đề sức khỏe hay gặp vào mùa đông
Cho dù có thích mùa đông, bạn cũng phải thừa nhận rằng nó đi kèm với rất nhiều khó chịu. Khi nhiệt độ giảm, nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác nhau tăng lên. Đây là một vài bí quyết để đối phó với chúng.
1. Cảm lạnh và cúm
Mùa đông là mùa cúm, như chúng ta đều biết – điều này có thể là do vi-rút cúm lây lan dễ dàng hơn qua không khí lạnh và khô.
Tiêm vắc-xin (không bao giờ là quá muộn để tiêm phòng cúm) và thực hành vệ sinh tốt là những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Để giữ hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt, hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ.
2. Da khô
Da bong tróc, ngứa ngáy trong những tháng mùa đông là điều khá hay gặp. Tuy các sản phẩm dưỡng ẩm cho da là bí quyết cho nhiều người, thì những người khác cần thực hiện thêm một số bước để bảo vệ làn da của mình.
Nếu da của bạn rất dễ gặp phải vấn đề này, các bác sĩ da liễu khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống cho đến cuối mùa. Tăng lượng chất béo lành mạnh (quả óc chó, dầu ô liu và quả bơ) và giảm lượng đồ uống gây mất nước (đồ có cồn hoặc đồ uống chứa caffein) có thể giúp ích.
3. Đau tim
Video đang HOT
Từ rất lâu các chuyên gia đã nhận thấy mối liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ đau tim cao hơn. Một số yếu tố có thể giải thích điều này như sự co thắt của các mạch máu khi cơ thể cố gắng giữ nhiệt và năng lượng. Điều này có thể gây căng thẳng cho tim của những người dễ bị tổn thương.
Bên cạnh việc giữ ấm, Hội Tim Mỹ khuyến cáo người dân nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo đau tim, học cách thực hiện hô hấp nhân tạo và tránh mọi hoạt động thể chất đòi hỏi gắng sức nhiều.
4. Các vấn đề tâm trạng
Một số triệu chứng bao gồm nằm trên giường trong thời gian dài, chán ăn, tăng cân, mệt mỏi và mất hứng thú với các hoạt động.
Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt vì điều này có lợi cho mức serotonin và melatonin. Nếu vấn đề về tâm trạng là nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ, bác sĩ có thể đề nghị các buổi trị liệu hoặc các hình thức điều trị khác.
5. Đau khớp
Mùa đông thường gây đau khớp nhiều hơn. Thời tiết lạnh và ẩm ướt, cùng với sự thay đổi áp suất khí quyển, là những thủ phạm hay gặp nhất.
Để phòng ngừa đau khớp, điều quan trọng là phải mặc đủ lớp và giữ nhiệt cho cơ thể càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, các phụ kiện như khăn quàng cổ, găng tay, mũ len và tất là rất cần thiết để bảo vệ đầy đủ khi ra ngoài trời. Những đợt hoạt động thể chất nhỏ trong suốt cả ngày cũng giúp ích cho bệnh nhân viêm khớp.
Cẩm Tú
Theo MD
Sự thật về vắc xin phòng bệnh cúm
Vào mùa cúm, vắc xin là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của nó. Nói cách khác là liệu chủng cúm trong vắc xin có thật sự phù hợp với cơ thể? Và nó có luôn là một trò chơi đoán mò, chứ không có câu trả lời chính xác?
Vắc xin chỉ có hiệu lực ngắn hạn
Theo Bác sĩ Ann Falsey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester, các kháng thể sẽ lên đến đỉnh điểm sau 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm và sẽ từ từ giảm xuống trong 6 tháng tiếp theo.
Do đó, BS Ann khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để được bảo vệ khỏi những tháng cúm mùa đông.
Vắc xin chỉ có giá trị trong năm lưu hành dịch
Các chuyên gia sẽ theo dõi các sự lưu hành của dịch cúm ở Nam bán cầu để dự đoán sự lưu hành ở bán cầu Bắc như thế nào. Sau đó, các nhà sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất trước vài tháng của đại dịch.
"Họ phải ước tính sao cho phù hợp và chọn loại họ nghĩ sẽ có thể lưu hành. Hầu hết thời gian họ xác định được chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp rủi ro bởi bệnh cúm có thể bị đột biến", BS Ann nói.
Trên thực tế, theo thông báo tổ chức Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong tháng 8/2018, vắc xin phòng cúm năm ngoái bị giảm hiệu quả xuống còn khoảng 36% và không còn phù hợp với mùa cúm năm nay. Và vắc xin của mùa này đã được cập nhật để phù hợp hơn với loại vi rút đang lưu hành.
Vắc xin bảo vệ 50 - 60% là đã rất tốt rồi!
"Mọi người đều muốn vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm hoàn toàn 100%, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nói chung, nếu vắc xin đạt hiệu quả 50 - 60% là đã rất tốt rồi", BS, Falsey cho biết.
Không chỉ ngăn chặn một số chủng cúm, nó còn làm giảm các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả nhập viện và tử vong.
Vắc xin dạng xịt chỉ phù hợp với 1 số cá nhân
Theo CDC, vắc xin cúm dạng xịt mũi chỉ phù hợp với một số cá nhân và thậm chí loại vắc xin này cũng mất khả năng bảo vệ sau khoảng 1-2 năm nếu lạm dụng thuốc.
Ưu tiên tiêm chủng tại trường học
Chỉ cần 1 đứa trẻ mắc bệnh là hàng chục hay hàng trăm người khác mắc bệnh theo. Do đó, vắc xin phòng cúm luôn được khuyến khích tiêm trong trường học.
CDC khuyến cáo rằng tất cả các đối tượng, từ 6 tháng tuổi trở lên nếu không bị dị ứng với vắc xin phòng cúm thì nên đi tiêm ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi, những người có xu hướng bị biến chứng ngày càng nặng hơn khi nhiễm cúm, cũng như ở những người mắc bệnh mãn tính hay đang mang thai.
Hồ Tiên
Theo Health
Mùa đông hãy tăng cường các gia vị này vì nó vừa làm ấm người lại vừa giúp giảm cân Còn gì tiện hơn khi cho thêm chút gia vị vào món ăn thôi mà vừa ăn ngon hơn, giúp làm ấm người mà còn hỗ trợ giảm cân nữa? Thế thì hãy ghi nhớ tên các loại gia vị này ngay nhé! Vào mùa đông, người ta thường sử dụng nhiều hơn các gia vị cay như ớt, tiêu... để làm ấm...