Cách giảm căng thẳng khi tham gia tranh biện
Tranh biện viên tìm hiểu kỹ về kiến thức, giữ tinh thần thoải mái, tập trung, nói rõ ràng để kết quả thi đấu tốt nhất.
Tranh biện là một trong những kỹ năng thiết yếu liên quan tới khả năng nghiên cứu, tư duy phân tích, phản biện, sáng tạo. Trong thời kỳ hội nhập, kỹ năng này trở nên quan trọng, thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nguyễn Hải Long, thí sinh đạt giải Best Speaker bằng tiếng Việt tại cuộc thi The Debate Challenge (do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức) cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên cuộc thi tổ chức, em dành nhiều thời gian hơn tìm về những chủ đề như: Chính trị, Quan hệ Quốc tế, Triết học,… để xây dựng những kiến thức nền. Long có niềm đam mê với tranh biện. Bên cạnh kiến thức, em sắp xếp thời gian luyện tập, cùng các bạn thường xuyên tổ chức buổi đấu tập để rèn thần thái khi nói.
Nguyễn Hải Long, thí sinh đạt giải Best Speaker bằng tiếng Việt tại cuộc thi The Debate Challenge mùa đầu tiên.
Tham gia The Debate Challenge, với đề tài ban chuyên gia đưa ra liên quan đến môi trường, Long và các thành viên trong đội đến từ trường THPT Nhân Chính tìm hiểu tài liệu chuyên môn từ hội thảo, diễn đàn. Với kiến nghị về chủ đề AI, một lĩnh vực khó với độ tuổi học sinh. Vì vậy, bản thân Long tìm hiểu rất nhiều những video trên mạng kết hợp với việc đọc những tài liệu chuyên môn để có kiến thức về chủ đề này.
Video đang HOT
Nguyễn Hải Long (bên phải) và các bạn trong đội đến từ trường THPT Nhân Chính.
Tôn trọng ý kiến của người khác
Mỗi người luôn có ý kiến riêng của bản thân, vì vậy đừng quá tạo nên áp đặt mà hãy lắng nghe ý kiến của người khác. Hải Long cho rằng, tranh biện cần có người nói, người nghe. Bạn không nên vội vàng kết luận ý kiến của đối phương là sai, ngược lại hãy lắng nghe và tiếp thu.
Tự tin
Sự tự tin chính là vốn gốc, nếu không tự tin, cơ bản bạn sẽ không thuyết phục được ai vì ngay cả bản thân cũng chưa tin vào điều mình nói. Kiến thức trở thành chất liệu để thuyết phục người nghe, chất liệu càng tốt thì sản phẩm có chất lượng càng cao. Kỹ năng chính là cách sử dụng nội dung để phát huy tối đa công dụng, có khi còn tăng thêm giá trị cho bài nói.
Theo kinh nghiệm của bản thân, Hải Long khuyên, đối với bạn nào đang sợ sệt và không dám nói trước đám đông hãy tự tin hơn. Bởi lẽ, trong tranh biện, mọi người sẽ tôn trọng ý kiến của bạn cho dù đúng hay sai. Bên cạnh đó, việc nói lên tiếng nói giúp bản thân tự tin hơn.
Thư giãn khi căng thẳng
Trong những lúc căng thẳng bởi học hành, thi cử, Hải Long thường thư giãn bằng âm nhạc. Những bài hát với phong cách rất “chill” giúp tâm trạng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Để đầu óc tỉnh táo, Long duy trì chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.
Bên cạnh đó, Hải Long thường xuyên sử dụng Trà Xanh Không Độ. Thức uống mang hương vị đặc trưng của lá trà tự nhiên cùng hợp chất EGCG và bổ sung vitamin C giúp chăm sóc sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sắp diễn ra chung kết cuộc thi tranh biện bằng tiếng Anh
D.A.T.A.B, Debateophobia tranh biện về trả lương bình đẳng trong doanh nghiệp tại chung kết "The debate challenge" lúc 21h ngày 15/10 trên VnExpress.
Trong đêm chung kết vòng bảng tiếng Anh, D.A.T.A.B, Debateophobia sẽ tranh biện về đề tài: Mô hình doanh nghiệp hợp tác và trả lương bình đẳng có các đặc điểm chính như sau: thứ nhất, doanh nghiệp không có Giám đốc Điều hành; thứ hai, doanh nghiệp trả lương cho tất cả thành viên công ty với mức lương (theo giờ) như nhau bất kể vị trí công tác, giới tính hay kinh nghiệm của người đó.
Tương tự như vòng bảng tiếng Việt, thí sinh thi đấu online. Từng thành viên của mỗi đội sẽ trình bày ý kiến, 3 lượt nói đầu giới hạn trong 8 phút, lượt nói thứ 4 diễn ra trong 4 phút. Các đội nói xen kẽ, đưa ra luận điểm để phản bác lại đội bạn.
Theo đó, Debateophobia là đội đưa ra ý kiến ủng hộ việc trả lương bình đẳng trong doanh nghiệp, với mức thù lao như nhau. Ngược lại, D.A.T.A.B chứng minh kiến nghị này không hợp lý bằng những lý lẽ, dẫn chứng.
Hội đồng chuyên môn cho biết, đề bài chung kết vòng bảng tiếng Anh được nhiều người quan tâm. Chủ đề hứa hẹn đem đến những màn tranh biện sôi nổi từ các bạn trẻ. Việc thảo luận từ những vấn đề thực tế giúp thí sinh rèn luyện khả năng tìm kiếm, trình bày, tổng hợp thông tin, kỹ năng thuyết trình.
Các thành viên của Debateephobia.
Sau thi đấu, ban chuyên môn sẽ đưa ra nhận xét, chấm điểm, thông báo đội Quán quân. Ban tổ chức chương trình cho biết, tham gia tranh biện bằng tiếng Anh, học sinh có cơ hội trau dồi ngôn ngữ, rèn luyện tư duy phản biện, tự tin, giao tiếp. Ngoài ra, khi tranh biện, học sinh sẽ rèn luyện tư duy phản biện, chủ động tìm hiểu về một vấn đề thay vì tiếp nhận nó một cách bị động.
Trước đó, Mặng - MAPLE Debate - CLB tranh biện cấp 3 tại TP HCM; Cacbon - CLB tranh biện DCD là hai đội vòng bảng tiếng Việt xuất sắc nhất bước vào Chung kết "The debate challenge" mùa đầu tiên. Trong đêm tranh tài, các thí sinh sẽ thảo luận đề bài ban tổ chức đưa ra: "Kể cả trong điều kiện kinh tế cho phép, chúng tôi sẽ ưu tiên điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà thay vì cách ly và điều trị tập trung".
"The Debate Challenge" 2021 do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức, bắt đầu nhận hồ sơ từ 7/4. Đây là sân chơi dành cho học sinh THPT toàn quốc với cả hai bảng đấu tiếng Anh và tiếng Việt. "Let's Debate for Innovation" (cùng tranh biện để sáng tạo) là thông điệp của cuộc thi với những chủ đề thiết thực, thời sự.
Cuộc thi mong muốn giúp học sinh THPT phát triển những kỹ năng cần thiết của công dân toàn cầu thế kỷ 21 như tư duy phân tích, logic, sáng tạo, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, nghiên cứu, giao tiếp, thuyết trình... thông qua tranh biện. The Debate Challenge cũng cổ vũ tinh thần sáng tạo, đổi mới thông qua học hỏi, tranh luận, trao đổi để học tập tốt hơn, hướng đến mục tiêu phát triển, kiến tạo tương lai.
Bí quyết giúp cao thủ tiếng Trung vào top 10 thế giới Hà Ngân thường nghe radio trước khi đi ngủ, đọc nhiều sách, xem tranh biện để học cách diễn đạt, cụm từ hay và ngữ điệu của người bản xứ. Nguyễn Thị Hà Ngân, 20 tuổi, là sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Bắt đầu học tiếng Trung khi...