Cách điều trị sỏi thận hiệu quả và ít đau đớn
Còn được gọi là sỏi tiết niệu, sỏi thận xảy ra khi sỏi cứng phát triển trong đường tiết niệu. Sỏi thận bao gồm những tinh thể cứng tích tụ trong thận khi có quá nhiều chất thải rắn trong nước tiểu và không đủ chất lỏng để tống chúng ra ngoài.
Nếu viên sòi có đường kính lớn hơn 5mm, nó có thể làm tắc niệu quản, gây đau dữ dội ở vùng thắt lưng hoặc bụng. Niệu quản là đường ống nối thận với bàng quang.
Một phương pháp điều trị ngoại khoa gọi là tán sỏi qua da loại bỏ những viên sỏi kích thước lớn, máy soi nhỏ và dụng cụ được đưa vào qua một vết mổ nhỏ ở lưng bệnh nhân. Hầu hết sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị xâm lấn. Người bệnh có thể đẩy viên sỏi nhỏ ra ngoài bằng cách uống nước và uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn alpha.
Kế hoạch điều trị thông thường chỉ đơn giản là chờ những viên sỏi đi ra. Việc này mất trung bình 10 ngày và bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chẹn alpha để giúp giãn niệu quản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy bằng chứng mâu thuẫn về việc liệu thuốc chẹn alpha có thực sự giúp ích hay không. Lưu ý rằng chưa có liệu pháp uống nào được FDA phê chuẩn cho sỏi thận và giãn niệu quản.
Các nhà nghiên cứu tại MIT và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) gần đây đã phát triển một phương pháp điều trị tiềm năng có thể giúp thải sỏi ra ngoài nhanh hơn và ít đau hơn. Cả hai đều xác định việc kết hợp của hai loại thuốc làm giãn thành niệu quản và có thể đưa trực tiếp vào niệu quản bằng một dụng cụ giống như ống thông. Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature Biomedical Engineering cho biết việc làm giãn niệu quản có thể giúp sỏi thận di chuyển qua niệu quản dễ dàng hơn.
Video đang HOT
“Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể tác động đáng kể đến sỏi thận, căn bệnh đang ảnh hưởng đến hàng triệu người”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Cách điều trị này cũng giúp đặt stent vào niệu quản dễ dàng và ít đau hơn. Thủ thuật này đôi khi được thực hiện sau khi sỏi thận đã ra ngoài để ngăn ngừa tắc hoặc hẹp niệu quản.
Việc đưa thuốc giãn cơ trực tiếp vào niệu quản có thể là một lựa chọn tốt hơn, vì đau khi đi sỏi thận di chuyển chủ yếu do co thắt cơ và viêm ở niệu quản khi sỏi đi qua ống hẹp. Quan sát này cho thấy việc làm giãn các cơ xung quanh niệu quản có thể giúp cho quá trình di chuyển của sỏi dễ dàng hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 18 loại thuốc để đánh giá mức độ thuốc làm giãn các tế bào cơ trơn. Họ cũng sử dụng quy trình tính toán chuyên sâu để phân tích riêng các phản ứng giãn của gần một tỷ tế bào sau khi tiếp xúc với thuốc.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai loại thuốc hoạt động khá tốt và thấy chúng còn tốt hơn khi được phối hợp với nhau. Một trong số đó là nifedipine, một chất ức chế kênh canxi được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Loại kia là nhóm chất ức chế ROCK (rho kinase), được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp.
Các nhà nghiên cứu cho biết cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu ứng giãn cơ kéo dài bao lâu và cần giãn đến mức nào để đẩy nhanh quá trình di chuyển của sỏi.
Cẩm Tú
Theo MD/Dân trí
Phòng bệnh sỏi thận - tiết niệu
Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính... Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa tuổi thường gặp là từ 30 - 60 tuổi.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên - nguyên Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và chưa đi khám đúng chuyên khoa, muốn điều trị bằng thuốc nam. Nhiều người dùng thuốc kéo dài, dẫn đến ngộ độc thận, gan phải đi chạy thận nhân tạo. Những biến chứng của sỏi tiết niệu bao gồm: Gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng. Có trường hợp nhiễm trùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, chít hẹp đường tiết niệu khiến tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.
Bác sĩ Huyên khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sỏi - tiết niệu, mọi người cần uống đủ nước hằng ngày, tập thể dục đều đặn, vận động tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nhằm tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu.
Trong đó, việc uống đủ nước sẽ giúp pha loãng và làm giảm nồng độ các chất hóa học cấu thành sỏi thận. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt, có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều canxi và vitamin D bởi nếu lượng canxi ăn vào ít thì nồng độ oxalate trong cơ thể có thể tăng lên, tốt nhất là bổ sung canxi tự nhiên từ thức ăn. Chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi đã có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể kích thích sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế đồ uống có ga, bởi trong loại đồ uống này có hàm lượng photphat cao - một loại chất hóa học kích thích sự hình thành sỏi thận.
Cũng theo bác sĩ Huyên, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng/năm, nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải, trong đó có thận - tiết niệu.
Theo kinhtedothi
Giải pháp tối ưu khi khám sức khỏe định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu Chị Đ.T.S (30 tuổi, Sóc Sơn - Hà Nội) chưa thấy rõ biểu hiện nào bất thường cho tới khi phát hiện có sỏi thận qua một lần khám sức khỏe định kỳ. "Tôi hoàn toàn bất ngờ, rồi lo lắng không biết chữa thế nào tốt nhất. May mà đi khám sớm ở nơi uy tín, rồi biết đến tán sỏi ngoài...