Cách đề phòng bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa, vi rút cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi… hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút.
Bệnh cúm mùa là gì?
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong.
Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.
Cách phòng tránh bệnh cúm
Video đang HOT
Để chủ động phòng bệnh Cúm, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác.
- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
- Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
- Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virut như tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Trúc Chi
Theo phununews
Kết quả xét nghiệm mới nhất hai ca viêm phổi nghi nhiễm cúm gia cầm dịp Tết Kỷ Hợi
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với hai bệnh nhân viêm phổi nghi nhiễm cúm gia cầm điều trị tại BV Bạch Mai cho thấy cả hai trường hợp đều đồng nhiễm cúm A(H1N1) và cúm B.
Báo cáo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ tối ngày 10/2, tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi cho biết, trên Thế giới đang có đợt dịch Ebola bùng phát tại Công gô (với 789 người mắc trong đó 488 người đã tử vong từ 01/8/2018 đến 10/02/2019).
Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh Ebola và các dịch bệnh khác trên thế giới để có các biện pháp đáp ứng một cách phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, dịch Sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia với số mắc lên tới 357.743 người trong năm qua.
Liên quan đến hai ca bệnh viêm phổi nghi do nhiễm cúm gia cầm điều trị tại BV Bạch Mai, báo cáo của Bộ Y tế thông tin, theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 07/2/2019, ghi nhận 02 trường hợp viêm phổi nặng do vi rút đến từ Hà Nội (Bệnh nhân nam, khởi phát 30/1/2019, vào viện 01/2/2019) và Quảng Ninh (Bệnh nhân nam, khởi phát 1/2/2019, vào viện 04/2/2019), điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với hai bệnh nhân viêm phổi nghi nhiễm cúm gia cầm điều trị tại BV Bạch Mai cho thấy cả hai trường hợp đều đồng nhiễm cúm A(H1N1) và cúm B. Đây là các chủng cúm mùa thông thường, hiện các trường hợp này vẫn đang tiếp tục được cách ly và điều trị tại Bệnh viện.
Dịch bệnh cúm gia cầm vẫn có nguy cơ bùng phát
Về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế cho biết, trong dịp nghỉ Tết Kỷ Hợi, cả nước ghi nhận 525 trường hợp mắc tay chân miệng, không có trường hợp nào tử vong. Số mắc rải rác chủ yếu tại một số tỉnh khu vực phía Nam, không có tỉnh nào có số mắc tăng đột biến.
Về dịch bệnh sốt xuất huyết, dịp Tết năm nay, cả nước ghi nhận 2.641 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 01 tử vong tại Bà Rịa - Vũng Tàu. So với tuần trước Tết (4.650/0) số mắc giảm 43,2%.
Bộ Y tế cũng cho biết, 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, cả nước ghi nhận 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi rải rác tại các tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam, không có tử vong.
Ngoài ra, dịp Tết năm nay cũng ghi nhận 01 trường hợp bệnh nhân nghi dại điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện chưa có kết quả xét nghiệm.
Nhận định về tình hình dịch bệnh nói chung trong dịp Tết Kỷ Hợi, Bộ Y tế cho hay, tình hình dịch ổn định, không ghi nhận dịch bệnh xâm nhập, các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, tình hình dịch trong nước không có ổ dịch tập trung, không có diễn biến bất thường
Về công tác phòng chống dịch, trước và trong dịp nghỉ Tết, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như: MERS-CoV, Ebola, Zika, H7N9, bại liệt, viêm phổi cấp không rõ nguyên nhân...
Tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và các bệnh mùa đông xuân và các ngày lễ, Tết Nguyên đán 2019 có nguy cơ bùng phát tại các địa phương trong cả nước.
Bộ Y tế cho biết, báo cáo hệ thống y tế trong cả nước, trong 8 ngày Tết, lượng bệnh nhân (BN) đến khám vì tai nạn giao thông là rất lớn, hơn 45 nghìn ca đến khám cấp cứu. chiếm 14,3% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết. Trong số đó đến hơn 1/3 trường hợp phải nhập viện điều trị và 187 người đã không thể qua khỏi do chấn thương quá nặng.
Số liệu tổng hợp từ 1.400 bệnh viện bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh/thành phố và Y tế ngành trên toàn quốc, tổng số bệnh nhân (BN) còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh tính từ thời điểm bắt đầu kỳ nghỉ Tết đến 7 giờ sáng ngày 02/02/2019 (ngày 28 Tết) là 92.150 BN. Tổng số BN hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 10/02/2019 tức Mùng 6 Tết là 122.413 BN.
Trong 08 ngày nghỉ, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 319.438 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 208.392 trường hợp, chuyển viện 17.514 trường hợp, thực hiện 19.954 ca phẫu thuật, trong đó 441 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân).
Theo Sức khỏe & Đời sống
Vì sao mắc cúm thường cũng có thể nguy kịch? Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ chữa khỏi sau khoảng một tuần. Nhưng vì chủ quan mà đã có nhiều trường hợp tử vong chỉ vì cúm thường. Khi bị cúm cần vệ sinh thường xuyên đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ảnh...