Cách chữa đinh râu không để lại biến chứng
Tôi mới mọc đinh râu ở cằm. Tôi nên chăm sóc như thế nào để nhanh khỏi, không khiến tình trạng nặng thêm?
Tôi mới mọc đinh râu ở cằm. Tôi nên chăm sóc da như thế nào để nhanh khỏi, không khiến tình trạng nặng thêm?
Điều dưỡng Lê Thị Hải Yến, Vũ Thị Kim Dung, Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Đinh râu bản chất là mụn mủ (Furuncle) phát sinh vùng quanh miệng, nơi có râu như hai bên mép, môi trên, môi dưới và vùng cằm. Chúng thường diễn biến qua 3 giai đoạn chính với các đặc điểm và triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn viêm tấy
Tại chỗ vùng quanh miệng xuất hiện nốt tổn thương dạng u đỏ và đau, sờ cứng cộm phía dưới da, tổn thương này dần dần nổi lên rõ trên mặt da và tạo thành mụn mủ, tạo ngòi.
Video đang HOT
Ở thời điểm này, tổn thương mới bắt đầu hình thành. Bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, hạn chế nặn và bôi các hóa mỹ phẩm lên tổn thương. Hành động trên có thể gây bí tắc khiến viêm nhiễm nặng hơn. Bạn có thể sử dụng dung dịch sát trùng Betadine 1% vệ sinh trên bề mặt vùng viêm đỏ.
Nếu các dấu hiệu nhiễm trùng nặng (sốt cao, viêm tấy cứng đỏ nhiều vùng môi cằm, má…) cần khám tại các cơ sở y tế để được dùng kháng sinh sớm.
- Giai đoạn đinh râu hóa mủ và hình thành ngòi
Lúc này, tổn thương chuyển từ cứng cộm sang dạng mềm và mưng mủ, đỡ đau hơn, có ngòi như đầu của chiếc đinh. Toàn thân vẫn có biểu hiện của nhiễm trùng nhưng không nặng nề như giai đoạn đầu.
Hãy hạn chế dùng tay sờ nắn lên đinh râu nhất có thể. Thường xuyên dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn nhẹ nhàng lau rửa vùng da bị tổn thương.
- Giai đoạn thoát mủ
Ở giai đoạn này, tổn thương mềm nhũn, vỡ chảy mủ và thoát ngòi ra, sau đó ổn định sẽ lành sẹo. Các triệu chứng của đau và nhiễm trùng sẽ giảm và khỏi hẳn.
Đinh râu vỡ, sử dụng bông hoặc băng y tế vô khuẩn ép nặn sạch mủ và ngòi. Sau đó, sát khuẩn sạch bằng thuốc sát khuẩn hoặc mỡ kháng sinh, băng vô khuẩn. Để hạn chế sẹo xấu và tránh nguy cơ còn sót mủ, tổ chức hoại tử trong khối viêm do đinh râu, bạn cần can thiệp chích rạch tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Ngoài ra, người bệnh cần được bổ sung thêm kháng sinh, giảm đau, chống viêm đường uống.
Đặc biệt, người bệnh có biểu hiện viêm tấy lan tỏa, nhiễm khuẩn huyết thì cần đến cơ sơ chuyên khoa sớm để được điều trị chích rạch, dẫn lưu mủ, điều trị kháng sinh đường tiêm theo kháng sinh đồ. Trường hợp nặng có thể phải hồi sức tích cực.
Bé 5 tuổi phải nhập viện sau 6 ngày mắc thủy đậu
Ngày thứ 6 từ khi bệnh thủy đậu khởi phát, trẻ xuất hiện nhiều nốt loét, mụn mủ và phỏng nước toàn thân.
Bệnh nhi bị biến chứng của thủy đậu được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh nhi 5 tuổi, ngụ Lạng Sơn, mắc thủy đậu và điều trị tại nhà.
Đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ sốt cao, ho, nổi ban, phỏng nước rải rác toàn thân. Bên cạnh đó, da vùng bụng, mạn sườn trái, lưng, đùi phải của trẻ bị viêm sưng nề, có nhiều mụn mủ và loét.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng huyết, viêm tấy lan tỏa, thủy đậu bội nhiễm, hạ kali máu. Tình trạng bệnh nhi được tiên lượng nặng, cần điều trị hồi sức tích cực.
Các bác sĩ ngay lập tức dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng virus cho trẻ. Đồng thời, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật loại bỏ tổ chức hoại tử, nạo mủ, ổ áp xe, hạ sốt, bù nước điện giải, nuôi dưỡng tĩnh mạch và chăm sóc tích cực.
Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định, các tổn thương da tiếp tục được chăm sóc thay băng hàng ngày.
Thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Bệnh có khả năng lây lan cao, lên đến 90% đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại.
Bệnh thủy đậu đa số lành tính, hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đây không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng... Bệnh đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.
Để phòng bệnh thủy đậu, bác sĩ khuyến cáo người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ. Cùng với đó, phụ huynh cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 1 tuổi để phòng bệnh, tránh lây lan.
Khi phát hiện người có biểu hiện bệnh, cần cách ly và tuyệt đối không sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng như đắp lá, tắm lá... rất dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Việc làm này khiến bệnh tiến triển nặng thêm, gia đình cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế sớm để điều trị tốt nhất, đặc biệt là ở trẻ em.
Nhập viện sau khi tự nặn mụn ở mũi Thấy trên mũi xuất hiện một nốt mụn và ngứa, người đàn ông lấy tay nặn. Ba ngày sau, vị trí đó sưng phù, mụn mủ căng nhiều, đau nhức. Bác sĩ điều trị viêm áp xe vùng mũi, hoại tử sụn mũi cho bệnh nhân. Ảnh: CDC Đồng Nai. Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 cho biết bệnh nhân là...