Cách chữa đau gót chân tự nhiên
Mang giày cao gót là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân nếu đi không đúng cách.
Có nhiều cách chữa đau gót chân tự nhiên – Ảnh: Shutterstock
Mặc dù cơn đau gót chân hiếm khi gây hại đến sức khỏe, nhưng nó khiến bạn rất khó chịu nếu đang mắc bệnh mãn tính như bệnh gút, viêm gân…
Dưới đây là những biện pháp giảm đau gót chân hiệu quả, theo Naturalnews.
Ngâm nước muối với hoa cúc
Tạo ra hỗn hợp hoa cúc và nước muối, sau đó ngâm chân. Đây là bài thuốc dân gian cho những người đau nhức gót chân.
Dầu đinh hương cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị đau đầu, đau chân, nấm móng tay cũng như sự khó chịu ở bàn chân, vì nó tăng cường lưu thông máu. Nhẹ nhàng xoa bóp vùng đau nhức của bạn với dầu đinh hương giúp nới lỏng các mô cơ và kích thích lưu thông máu.
Video đang HOT
Bột bắp
Bột bắp cũng là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả. Chỉ cần thoa bột bắp lên gót chân đau trong vài phút. Không sử dụng tinh bột nóng vì nó sẽ làm hỏng da. Bột bắp ấm hoặc lạnh đều giúp giảm đau hiệu quả.
Đá lạnh giúp giảm sưng và đau ở gót chân bằng cách thắt cơ. Cho đá vụn vào trong một túi vải và dùng túi này mát xa nhẹ nhàng gót chân từ 10-15 phút. Dừng 10 phút và khi bạn cảm thấy gót chân ấm lên thì xoa bóp một lần nữa trong 10 phút. Làm 2-3 lần và lặp lại hai lần một ngày.
Măng tây là cách điều trị tuyệt vời cho chân khó chịu kèm phù nề. Hấp măng tây và ăn, loại thực phẩm này có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu hoàn toàn tự nhiên, giúp chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể do đó giúp giảm viêm.
Thấm ướt một chiếc khăn với giấm táo rồi ũ chân với chiếc khăn này. Thay đổi nó sau mỗi 5 phút. Quấn nóng và lạnh đều tốt cho đau chân và gót chân đau. Làm cách này 2, 3 lần trong ngày.
Lợi ích của gừng đã được chứng minh giúp làm giảm những cơn đau viêm khớp nhờ enzyme zingibain trong gừng có chất chống viêm. Dùng gừng đập dập, lấy nước thoa lên gót chân. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng trà gừng để uống giảm đau.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
5 nhóm người tuyệt đối đừng nên uống sữa
Sữa là một sản phẩm bổ dưỡng và rất thông dụng trong cuộc sống nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể uống được sản phẩm này.
Người có vấn đề về dạ dày
Bởi vì sữa có tính chất hàn, khó tiêu, ợ khí và chức năng thận của người đau dạ dày kém nên uống càng ít sữa càng tốt. Sữa vào dạ dày, dưới tác động của enzym có khả năng phát sinh khí nên người bị chướng bụng, tiêu chảy tốt nhất không nên uống sữa. Ngoài ra người bị viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành để không kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây đầy hơi.
Người có triệu chứng bệnh gút không nên uống sữa
Bệnh gút là do rối loạn chuyến hóa purine, mà đậu tương rất giàu purine. Sữa đậu nành được làm từ đậu nành xay thành bột nhão, vì vậy bệnh nhân gút không nên uống sữa.
Người đang uống thuốc kháng sinh
Sữa không được uống cùng với erythromycin và các kháng sinh khác bởi vì sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống sữa thì phải sau ít nhất 1 tiếng đồng hồ mới được uống thuốc hoặc ngược lại uống thuốc rồi thì phải sau 1 giờ mới được uống sữa.
Người thiếu kẽm không nên uống sữa thường xuyên
Đậu tương chứa các chất gây ức chế là hooc môn Saponin và Lectin không tốt cho cơ thể con người. Vì thế những người thường xuyên uống sữa đậu nành đừng quên việc bổ sung vi lượng kẽm cho cơ thể.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật hoặc phục hồi sức khỏe
Người vừa trải qua phẫu thuật hoặc mới ốm dậy thường có sức đề kháng yếu, công năng dạ dày không tốt lắm. Vì thế trong thời gian này tốt nhất là không uống sữa để tránh bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Lưu ý trong việc bảo quản sữa
Sữa và sữa đậu nành nói chung rất dễ bị hỏng vì chúng rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập. Vì thế uống sữa tươi là tốt nhất. Trong mùa hè nên uống sữa trong vòng 2 giờ kể từ sau khi chế biến.
Nếu muốn bảo quản để uống sau thì nên đổ sữa vào một hộp kín và chỉ đổ lượng sữa bằng 80% sức chứa của hộp. Khi đậy nắp thì đặt nắp lên nhưng không xoáy chặt ngay mà đợi khoảng 10 giây rồi mới xoáy. Hãy để cho nhiệt độ của sữa trở về bằng nhiệt độ phòng rồi mới đặt vào trong ngăn đá để lưu trữ. Làm theo cách này, có thể bảo quản sữa trong 1 tuần. Cũng cần nói thêm rằng khi lấy sữa từ tủ ra bảo quản thì nên đun lại một lần để khử trùng trước khi uống.
Theo Trần Long
Đời sống pháp luật
Liệu pháp chống bệnh gút Bệnh gút - một dạng viêm khớp đang ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh gút, theo báo Mumbai Mirror (Ấn Độ). Ăn quả cherry có thể giúp giảm lượng a xít uric trong nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ bị gút - Ảnh: Shutterstock Gút là gì? Là một loại viêm...