Các trường bán trú ở Lai Châu giữ học sinh ở lại cuối tuần để đảm bảo sức khỏe
Nhiều địa phương vùng cao Lai Châu đang bị ảnh hưởng nặng bởi rét đậm, rét hại khi sương mù bao phủ và nhiệt độ giảm sâu. Các trường bán trú ở Lai Châu giữ học sinh ở lại cuối tuần để đảm bảo sức khỏe
Các địa phương đã yêu cầu các nhà trường giữ học sinh bán trú ở lại trường trong những ngày nghỉ cuối tuần; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp, trên tinh thần đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho giáo viên và học sinh.
Đầu giờ chiều 19/12, nhiều bản làng vùng núi cao, biên giới của tỉnh Lai Châu nhiệt độ giảm sâu giao động từ 8 – 10 độ C.
Xã vùng cao Tủa Sín Chải, huyện biên giới Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nằm ở độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển, hai ngày nay bị bảo phủ bởi sương mù và giá rét. Nhiệt độ đo được ngoài trời vào đầu giờ chiều 19/12 giao động từ 8 – 10 độ C đã khiến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống của người dân bị ngưng trệ.
Đối với Trường Tiểu học Tủa Sín Chải, dù đã được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở trường lớp, nhưng hiện nay, các lớp học chủ yếu vẫn là nhà tạm.
Các trường vùng cao có học sinh bán trú đã giữ học sinh ở lại trong 2 ngày nghỉ để đảm bảo sức khỏe cho các em.
Thầy giáo Trần Nam San, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tủa Sín Chải cho biết: Ngoài cơ sở trung tâm, hiện nhà trường có 7 điểm bản xa, với gần 300 học sinh. Do nhiệt độ xuống thấp, nên 2 ngày qua, nhà trường đã phải ngừng các hoạt động ngoài trời và tổ chức đốt củi để học sinh sưởi ấm.
Video đang HOT
Thông thường, sau 1 tuần học tập, đến thứ 7, các phụ huynh sẽ xuống đón con em mình về nhà và chiều chủ nhật lại đến, nhưng mấy hôm nay nhiệt độ giảm sâu, trời rét đậm, nên nhà trường đã thông báo với các phụ huynh không đón con về mà để các em ở lại trường để đảm bảo sức khỏe.
Nhiều học sinh được bố trí lên các phòng học kiên cố, kín gió để tự học để đảm bảo sức khỏe trước giá rét.
Theo chế độ của học sinh bán trú, mỗi em hiện đang ăn khoảng 19.000 đồng một bữa theo sự hỗ trợ của Nhà nước. “Mấy ngày nay giá rét, muốn tăng khẩu phần ăn cho các cháu để sức khỏe được đảm bảo hơn, nhưng đa phần học sinh là con em đồng bào Mông, điều kiện kinh tế khó khăn, nên nhà trường đã huy động sự đóng góp của các thầy, cô để phụ thêm”, thầy San cho biết.
Huyện vùng cao biên giới Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năm học này có 65 trường, với hơn 24.000 học sinh ở các cấp học. Các nhà trường vùng cao ở các xã Tủa Sin Chải, Làng Mô, Tà Ngảo, Sà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Sô Sin, Phìn Hồ và Hồng Thu là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt rét đậm, rét hại lần này.
Các nhà trường cũng được yêu cầu tăng khẩu phần ăn cho học sinh để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và sức khỏe.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ cho biết: Để ứng phó với rét đậm, rét hại và khí hậu khắc nghiệt trên địa bàn, ngành Giáo dục – Đào tạo huyện đã giao cho các trường chủ động khung giờ học, giải quyết việc nghỉ học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các nhà trường sẽ chủ động lịch học và chương trình dạy bù nếu phải cho học sinh nghỉ học.
“Nhiều trường trên địa bàn hiện cũng đang gặp khó khăn trong công tác phòng chống rét cho học sinh do thiếu thốn về cơ sở vật chất, vì vậy, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chung tay của các nhà hảo tâm”, bà Giang nói.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu, đợt rét đậm, rét hại này có khả năng xảy ra trên diện rộng đến hết ngày 22/12. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến dưới 10 độ C, trong đó nhiều địa phương vùng cao sẽ giảm sâu từ 3 đến 5 độ C về đêm, sáng sớm và có khả năng xuất hiện băng giá, sương muối ở vùng núi cao.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh các trường học ở vùng cao, Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng đã thành lập các đoàn công tác về các địa phương, nhất là các địa bàn vùng cao để kiểm tra công tác phòng chống rét tại các cơ sở giáo dục.
Trong đó, yêu cầu các nhà trường giữ ấm cho học sinh bằng mọi cách, bố trí tăng khẩu phần ăn và giữ học sinh bán trú ở lại trường trong những ngày nghỉ để đảm bảo không bị ảnh hưởng về sức khỏe./
Thời tiết giá rét: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy - học
Nhiều địa phương miền núi phía Bắc đã chủ động phòng chống rét cho học sinh; đồng thời hướng cơ sở giáo dục linh hoạt trong dạy - học và bảo đảm đủ ấm cho học trò khi đến trường.
Hoạt động ngoài trời của học sinh vùng cao phải bảo đảm an toàn trong mùa rét.
Không mặc đồng phục ngày giá rét
Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến cho biết: Sở đã hướng dẫn các đơn vị, trường học căn cứ vào dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và thực tế tại địa phương, để cho học sinh nghỉ học hay không. Cụ thể, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi thời tiết dưới 10 độ C; dưới 7 độ C cho học sinh THCS nghỉ học để phòng chống rét.
"Trong những ngày rét đậm, rét hại và căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định" - bà Tuyến nói, đồng thời thông tin: Nhà trường tăng cường biện pháp bảo đảm sức khỏe cho học sinh như: Kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất, phòng học chống rét; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại các phòng y tế học đường; đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở con, em mặc đủ ấm khi đến trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục.
Với những trường tổ chức ăn bán trú, cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Theo đó, suất ăn đủ chất, chế độ ăn hợp lý; cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; đặc biệt với các trường mầm non cần bố trí lớp học kín gió, ấm áp cho trẻ; có nước ấm để chăm sóc và phục vụ nhu cầu của trẻ.
"Nếu các trường cho học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo phòng GD&ĐT bằng văn bản kèm theo kế hoạch dạy bù, nhằm bảo đảm kế hoạch thời gian năm học; không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình" - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình nhấn mạnh.
Học sinh nội trú tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) được trang bị đủ chăn, áo ấm. Ảnh: IT
Không tổ chức hoạt động ngoài trời
Theo ông Vũ Đình Hưng - Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang, căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết phát hàng ngày trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam (khoảng 6 giờ 15 phút hàng ngày và 19 giờ 45 phút ngày hôm trước) về nhiệt độ các tỉnh miền núi phía Bắc, thủ trưởng các đơn vị được phép quyết định: Cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời từ 10 độ C trở xuống; học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời từ 7 độ C trở xuống; đồng thời chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp theo khung thời gian năm học.
"Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, chúng tôi yêu cầu lãnh đạo các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc sở, kiểm tra, tu sửa lại phòng học, phòng học bộ môn, phòng ăn, phòng ở nội trú và bán trú cho học sinh, tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Các trường mầm non có đủ nước ấm, chăn ấm cho trẻ, có dép hoặc tất giữ ấm chân trong lớp học" - ông Hưng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hưng, sở chỉ đạo các trường có học sinh ăn, ở nội trú và bán trú, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống cho học sinh, có nước nóng để HS tắm; đủ quần áo mặc ấm, đủ nước ấm để uống.
Ngoài ra, các trường không tổ chức các hoạt động ngoài trời, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày mưa rét. Các giờ thể dục ngoài trời cần chú ý giữ sức khỏe cho học sinh. Trường hợp nghỉ học nhưng vẫn có một số học sinh đến trường đưa các em vào phòng để giữ ấm và quản lý đến khi phụ huynh đón về; không để học sinh đứng ở ngoài trời hay cổng trường trong thời tiết giá rét.
Ông Bế Đoàn Trọng - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Lạng Sơn chia sẻ: Ngày 18/12, có 102 trường với hơn 22.200 học sinh được nghỉ học để phòng chống rét; trong đó có 3 trường tiểu học và 99 trường mầm non. Khối trung học và giáo dục thường xuyên chưa có trường nào cho học sinh nghỉ học.
Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn đã ban hành hướng dẫn các trường phòng chống rét cho học sinh. Sở GD&ĐT yêu cầu các trường chủ động sửa sang cơ sở vật chất, chuẩn bị nước ấm, chăn ấm; trang bị thêm đồ dùng sinh hoạt và tăng khẩu phần ăn cho học sinh, đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, cần được trang bị cửa chắn gió lùa, lớp học phải đủ ánh sáng, nhất là ở những phòng học tạm, học nhờ. Ngoài ra, các trường phải trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để chăm sóc học sinh khi có dấu hiệu bị cảm lạnh, sốt, ho.
Sở GD&ĐT Tuyên Quang yêu cầu, các trường không thực hiện thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ trong các ngày mưa rét. Trong thời gian học sinh nghỉ chống rét tùy theo điều kiện thực tế có thể cho học sinh tự học tại phòng hoặc trên các lớp học. Trường không có học sinh ở nội trú, bán trú hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập tại nhà.
Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ Trong vòng 3 tháng cuối năm, lớp học ở điểm bàn Chà Gá (xã Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) học trò phải học trong lớp học mù sương và giá rét. Có thể chẳng có một từ ngữ nào nói hết được những khốn khó nơi đây, nhưng lúc nào cũng thế, tấm lòng của những giáo viên đều hướng về...