Các thiên đường mua sắm giá rẻ
Chỉ với một và i euro hay đô la, người ta có thể đi mua sắm trên đất châu Âu hoặc lạc lối trong các thiên đường mua sắm khác trên thế giới…
Ấn Độ là nơi các tín đồ shopping có thể mua những mặt hàng thủ công giá đặc biệt rẻ, nếu biết cách coi hàng. Đầu tiên phải kể đến các loại áo quần, màn treo trang trí trên tường bằng vải cotton và lụa. Do phụ nữ Ấn rất mê trang sức nên đến với đất nước của đạo Hindu, bạn chẳng thể bỏ qua cơ hội sở hữu hàng chục chiếc vòng tay, bông tai cỡ lớn, nhiều hoa văn màu sắc sặc sỡ. Giày ở Ấn Độ rất dễ mua, từ loại dép lê đến giày cao gót kết những hạt cườm, ngọc trai lóng lánh, mang nhẹ chân, giá cũng bèo. Khăn choàng là món hàng “đánh gục” các du khách, loại khăn len cao cấp, mịn, mát rượi được làm bằng lớp lông dê lấy về từ dãy Himalaya.
Shopping ở Trung Quốc đã trở thành một trong những mục đích chính của các chị em phụ nữ xách ba lô tìm đến đất nước này. Mỹ phẩm, áo quần, đặc biệt là các đồ nhái hàng hiệu, giá rẻ không ngờ. Mua sắm ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay các nơi khác tại Trung Quốc rất “vui nhộn” nếu như bạn biết cách mặc cả, thậm chí cãi lộn. Người ta thường vào các cửa hàng nhỏ hoặc vào các khu chợ như Silk Alley, Yabalu, Panjiayuan… để mua. Người bán hàng ở các khu chợ chỉ nhìn mặt khách mà ra giá. Kinh nghiệm là người mua đừng nên đồng ý với phân nửa giá mà người bán đưa ra, và bạn phải hạ xuống, nâng lên đến khoảng 3 – 4 lần mới ổn.
Mặc dù Paris nổi tiếng là thành phố đắt đỏ, nhưng các tín đồ shopping không phải chịu cảnh ra về tay không. Nếu có thời gian và tham khảo qua kinh nghiệm của người đi trước, khách du lịch ba lô cũng sẽ tìm mua được những món đồ với giá từ 5 – 15 euro. Các cửa hàng bán chocolate làm thủ công có khắp trên đường phố Paris. Loại chocolate đen nguyên chất, làm từ ca cao giá dưới 3 euro/thanh, ngon tuyệt vời. Vào các tu viện ở Paris để shopping cũng là cách hay, không khí “buôn bán” rất yên tĩnh, trầm lắng. Nơi đây bày bán các loại sản phẩm thủ công do các nữ tu làm và mua đồ ở đây cũng được coi là làm việc thiện đóng góp cho các tu viện. Paris Flea Market là khu chợ nổi tiếng bán những đồ “lỗi mốt”, dành cho những ai yêu phong cách vintage. Ngày lý tưởng để mua sắm ở Paris Flea Market là thứ hai, vì người bán muốn “tống” hết các thứ chưa bán được trong tuần qua.
Người chuộng phong cách thời trang vintage khi đến nước Anh sẽ bị “choáng” khi tìm đến cửa hàng Absolute Vintage ở khu phía đông London. Ở đây, các món hàng từ mắt kính, đồ trang sức, giỏ xách, áo, quần “lỗi mốt” có từ những năm 1920 đến 1990 giá chỉ từ 5 đến 100 bảng Anh.
Còn nếu qua Bỉ, đến khu shopping Rue Neuve, bước vào các cửa hàng “hoành tráng” bày bán các loại mỹ phẩm tự nhiên dành cho da, tóc, người mua sẽ kinh ngạc khi thấy giá để chỉ 1 euro cho mỗi sản phẩm.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kinh hoàng mứt Tết thủ công!
Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt Tết thủ công trên địa bàn TP HCM lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Và vẫn là "chuyện cũ" nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.
Chuột, ruồi và hóa chất...
Ngày 17/12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 - TP HCM). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.
Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên "bu" lại như sẵn sàng "bạo động"...
Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 - TP HCM
Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường...
Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy...
Quản lý còn... chờ
Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc... đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: "Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu "gia công" cho họ nữa là"...
Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng...
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng...
Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này...
Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh
Phòng Thanh tra Sở Y tế TP HCM thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt Tết thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn "nước rút" để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ.
Mứt xá Trung Quốc về nhiều Theo Chi cục QLTT TP HCM, các loại trái cây khô được nhập theo dạng hàng xá với số lượng lớn đang tràn về thị trường TP HCM. Nguồn hàng này có chất lượng rất kém, thậm chí nổi nấm mốc, bốc mùi hôi. Một số cơ sở trong nước nhập về đóng gói để bán ra các chợ cũng như bỏ mối đi các tỉnh. Dạng mứt thành phẩm thuộc hàng xá nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc cũng về khá nhiều. Qua kiểm tra cho thấy nhiều loại không bảo đảm chất lượng, thậm chí có bao mứt đã bị chuyển màu mốc xanh.
Theo Người lao động
CR&S DUU - kiệt tác thủ công Theo thông tin từ hãng CR&S, siêu phẩm DUU làm hoàn toàn thủ công sẽ bắt đầu được tung ra thị trường với số lượng có hạn với hai phiên bản: phiên bản chuẩn và phiên bản 2 yên. DUU được trang bị động cơ 1.916cc X-Wedge đạt công suất 95 mã lực, mô men xoắn 140 Nm (103,3 lb/ft) tại vòng quay...