Các Loại Xôi Việt Dưới Góc Nhìn Của Người Nước Ngoài
“Vietnam! Vietnam! What a wonderful world of food!!” (Vietnam! Vietnam! Một thế giới đồ ăn tuyệt vời!). Đó là câu nói cuối cùng của Noodlepie khi anh rời khỏi đất nước tươi đẹp của chúng ta vào năm 2004, và chỉ chưa đầy hai năm sau, nỗi nhớ một Việt Nam bình dị, mộc mạc từ con người cho đến những món ăn lại đưa anh trở về với chúng ta trong những ngày đầu của một năm mới. Noodlepie đã từng đi nhiều nơi và cũng không phải lần đầu anh ấy đến với chúng ta, và lần này, mục tiêu lựa chọn của anh sẽ là “Từ trước khi đến với nơi đây tôi đã biết Bánh Chưng là món ăn truyền thống của người Việt trong những ngày đầu năm mới nên ngay khi đặt chân đến đây năm 2004, tôi đã phải tự thưởng cho mình một “gói” Bánh Chưng thật to rồi. Nhưng lần này, tôi không may mắn cho lắm, “New Year eve” của chúng tôi không trùng với ngày Tết của Việt Nam. Vẫn có Bánh Chưng nhưng không có cảm giác hứng thú lắm nên tôi quyết định lựa chọn món ăn khác. Một thứ đồ ăn cực kỳ thân thuộc với người Việt, cũng được làm từ gạo – món Xôi”
Noodlepie lựa chọn cho mình những hàng xôi dạo dọc ngang trên các con phố miền Nam “Thật sự là để tìm thấy những quầy bán xôi nhỏ nhỏ – nơi mà anh bạn Việt Nam của tôi đã dẫn tôi đến – quả thật là rất khó đối với những “kẻ di cư” như tôi. Nó giống như khi bạn phải lang thang khắp sa mạc Sahara hoặc tìm kiếm một con thú nhỏ bé giữa khu vườn um tùm cây cối vậy.”
” 86 Phùng Hưng – tôi đã phải nhìn ngay địa chỉ nơi gần nhất để đánh dấu cho chỗ bán món ăn này đề phòng có khi anh bạn dẫn đường của tôi biến mất. Tôi nhìn thấy có hai loại xôi được bán ở đây là “Xoi niep than” và “Xoi vo dau xanh” với giá là 2000Vnd cho một nắm. Tôi lựa chọn thử cái màu đen, trông nó khá lạ lạ với đường, dừa cắt nhỏ, đậu xanh được nghiền nát và một thứ gì đó mà cho dù cô bán hàng có cố gắng giải thích tôi vẫn chưa hiểu được – đó gọi là “Muoi dau”. Tôi không chắc về cái tên và ý nghĩa của nó nhưng mà đấy có vẻ như là một loại bột màu nâu (chắc là muối mè rồi). Dù sao thì tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu về thứ gia vị lạ lẫm này, giá có ai chỉ cho tôi thì tốt quá! Miếng “xôi đen” với đường, dừa, “Muoi dau” và đậu xanh nghiền quả thật là một bữa sáng khá ổn vào thời điểm 8.45 phút này. Mặc dù gạo thì có vẻ hơi khô và “giòn” nhưng dù sao thì vị ngọt nhẹ nhẹ kết hợp với vị đậu xanh của nó cũng đã chiến thắng vị giác của tôi, một chiến thắng vẻ vang và tuyệt đối”.
Video đang HOT
“Tôi là người ưa vệ sinh nhưng tôi xin cam đoan giữa cái đường phố khói bụi của Sài Gòn, bạn cũng sẽ ái ngại như tôi trước những bát xôi trên gánh hàng rong này. Chưa kể, tôi cứ thắc mắc vì sao khi lấy xôi cho tôi, cô bán hàng cũng không chịu đeo găng tay bảo vệ vào cơ chứ. Thật lòng, tôi thấy lo lắng về an toàn vệ sinh nơi đây dù rằng so với cái giá 2000Vnd thì chẳng có gì là đáng chê trách nhiều lắm cả.”.
“Tôi đã nếm thử qua khá nhiều những loại xôi khác nữa, trong đó “Xôi Bắp” còn có đến tận hai loại mà người bán hàng phân biệt với tôi cái tên là “Xôi bắp nhão” và “Bắp xôi” và sự thật là tôi thấy cả hai đều ngon như nhau cả. Cũng có thể do vị giác của tôi đã bị ám ảnh bởi thứ xôi được làm từ gạo đen hôm trước nên chỉ có thể cảm nhận đơn giản như vậy thôi. Ngoài ra, dọc trên các con phố, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều gánh hàng rong khác bán nhiều loại xôi, có loại được ăn kèm với lạp sườn và patê, có loại xôi ăn như cơm với thịt, với trứng và tất cả chúng đều có chung một đặc điểm là được làm từ Gạo nếp, một vài loại đậu ngọt và một số gia vị khác. Và chỉ với 2000Vnd, bạn có thể có ngay một miếng xôi, khi thì để trong thứ hộp được làm từ xốp, khi được để trong một báo cũ không được sạch cho lắm. “Anyway, these all taste good, I’m sure” (Dù sao đi nữa, tất cả đều có một hương vị khá ổn. Tôi đảm báo đấy!).
Lần này, chúng ta lại có thêm một góc nhìn khác của một người bạn nước ngoài về món Xôi khá nhiều quen thuộc của chúng ta, dù là Xôi nếp cẩm, Xôi bắp hay Xôi lạp sườn…mỗi một món ăn tưởng chừng như chẳng có gì là lạ lẫm lại đem lại thật nhiều những khám phá thú vị cho anh bạn người Úc này. Dù vẫn còn những hiểu biết chưa đầy đủ cho lắm, còn bị nhẫm lần về tên gọi cũng như vẫn còn “sợ” trước vấn đề an toàn nơi quán hàng rong của chúng mình nhưng dù sao thì Noodlepie cũng đã đem lại cho chúng ta một góc nhìn khách quan, thú vị nhưng cũng rất công bằng về Xôi.
Theo Amthuc.com.vn
Hương vị xôi khúc
Xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc, vì vỏ bánh làm bằng bột nếp trộn lẫn với lá cây rau khúc giã nhỏ, bên trong là nhân đậu xanh, thịt mỡ...
Người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường làm xôi khúc vào mùa lá khúc - khoảng tháng 3 âm lịch khi những cơn mưa phùn mùa xuân còn sót lại, hay ngày tám (tháng 8) khi trên những thửa ruộng đã gặt xong, lá khúc mọc quanh bờ.
Có lẽ với nhiều người, xôi khúc chẳng có gì lạ nữa, nhưng để ăn một chiếc bánh khúc cho ra hồn và nhớ đời thì chẳng đâu bằng Hà Nội trong thời tiết se lạnh cuối thu đầu đông. Bạn sẽ suýt xoa vì vừa ăn vừa thổi. Những hạt xôi nếp trắng tinh bọc bên ngoài lớp bột dẻo thơm, khi đưa vào miệng cắn nhẹ, bạn sẽ cảm nhận vị bùi béo và thơm nồng của nhân đậu xanh trộn thịt mỡ...
Gạo nếp làm bánh khúc phải được chọn lựa rất kĩ, bởi nếp có ngon thì bánh mới dẻo và mềm. Lá khúc là thành phần không thể thiếu của bánh khúc, lá khúc xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, trộn chung với bột nếp nhào thật kĩ. Nhân bánh làm bằng đậu xanh đãi vỏ, hấp chín giã tơi, trộn chung với thịt mỡ hay thịt ba rọi, ướp gia vị tiêu, muối vừa ăn. Khi làm bánh thì viên nhân lại thành những phần bằng nhau, lấy một lượng bột vừa đủ, cho phần nhân vào, vo tròn lại sao cho khít miệng bánh. Lúc hấp cứ một lớp nếp hạt, là một lớp bánh, xếp đầy vỉ thì nổi lửa khoảng 45 phút là chín. Bánh chín lấy ra sẽ có một lớp áo xôi khoác bên ngoài trông rất đẹp.
Nhiều người xa Hà Nội có dịp về đều tranh thủ tới tiệm bánh khúc Quân số 35 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm chỉ để vừa ăn bánh khúc, uống trà nóng, im lặng nghe giọng nói ngọt ngào của người Hà Nội... để thỏa nỗi thèm nhớ sau bao ngày "chờ" lại được ăn thứ bánh dẻo dẻo, thơm thơm ấy.
Người dân quanh khu phố Cầu Gỗ - Hà Nội mấy chục năm qua đã gắn bó với tiếng rao vào mỗi sáng "Bánh khúc nóng đây"... Với thời gian, bánh khúc đã có một đời sống khác, từ đi bộ trên đôi quang gánh, bánh khúc di chuyển sang xe máy trong nội thành, xa hơn nữa ra Bắc vào Nam thì đi bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay... Bánh khúc sang tận trời Tây, những chiếc hộp được đóng gói sẵn vận chuyển bằng đường hàng không, khi ăn chỉ việc hấp lại, hương vị cũng như độ dẻo thơm không hề thay đổi... Mỗi chiếc bánh khúc khi đó đã gói trong lòng mình nhiều nỗi nhớ quê hương. Nếu có dịp tới Hà Nội, mời bạn hãy thử hương vị dẻo, thơm, bùi, béo của loại xôi khúc này.
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Món ăn may mắn và triết lý của người Việt Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng xuất hiện những quan niệm và niềm tin về món ăn đem lại may mắn cho người thưởng thức. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở ý nghĩa món ăn hên xui, với triết lý riêng người Việt đã nâng những món ăn đó lên thành giá trị văn hóa, tạo nên nét độc đáo...