Các nhà nghiên cứu cho biết: Người ở những độ tuổi này nếu uống rượu sẽ cực kì nguy hiểm cho não
Rõ ràng, rượu có nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Mới đây, một nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng tại những độ tuổi khác nhau, mức độ có hại sẽ khác nhau.
Ảnh minh họa
Một bài báo được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) được viết bởi các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc: Louise Mewton, Briana Lees và Rahul Tony Rao, đã tổng hợp các nghiên cứu về việc rượu ảnh hưởng như thế nào đến não và cơ thể con người trong suốt cuộc đời.
Video đang HOT
Đúng như nhiều người dự đoán, tiếp xúc với rượu có thể đặc biệt có hại ngay từ khi chúng ta còn là bào thai trong bụng mẹ. Người mẹ tiêu thụ rượu trong thời kỳ mang thai được cho là sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị suy nhược thần kinh suốt đời và mắc các dị tật bẩm sinh khác một tình trạng được gọi là rối loạn phổ rượu ở thai nhi. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, ngay cả việc uống rượu ở mức độ ít đến vừa phải trong thời kỳ mang thai cũng có thể có những tác động tiêu cực nhỏ đến sức khỏe não bộ của trẻ sau này.
Tiếp theo, rượu cũng có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng tới cơ thể khi chúng ta ở độ tuổi từ giữa đến cuối tuổi vị thành niên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi thường bắt đầu thói quen uống rượu bằng cách uống quá chén. Uống nhiều như vậy có liên quan đến việc giảm khối lượng não, kết nối tế bào thần kinh và suy giảm chức năng nhận thức.
Cuối cùng, và có lẽ đáng ngạc nhiên nhất, đó là ở độ tuổi 65 trở lên. Uống rượu bia ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nhưng những người uống nhiều rượu trong thời gian dài thường có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức khi họ đạt đến tuổi này.
Như các tác giả đã chỉ ra, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để chỉ ra mức độ ảnh hưởng tiêu cực của việc uống rượu đối với não bộ ở nhiều thời điểm khác nhau.
Một số nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng việc sử dụng rượu nhẹ thực sự có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe não bộ ở người lớn tuổi, nhưng các loại nghiên cứu quan sát này có những hạn chế của chúng. Và các nghiên cứu khác gần đây đã gợi ý rằng không có mức độ sử dụng rượu được coi là thực sự “lành mạnh” – chỉ là mức độ rủi ro tương đối thấp hơn mà thôi.
Kỹ thuật mới chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer
Nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện các dạng mới của prôtêin tau vốn gia tăng bất thường từ giai đoạn rất sớm, trước khi các vấn đề về nhận thức xuất hiện ở người mắc chứng sa sút trí tuệ (Alzheimer).
Một trong những phương pháp kiểm tra dấu hiệu bệnh Alzheimer hiện nay. Ảnh: dailycaring
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Alzheimer là do tình trạng tích tụ mảng bám prôtêin độc hại beta-amyloid trong não, làm chết tế bào thần kinh và dẫn đến mất trí nhớ. Thông thường, hàm lượng beta-amyloid trong dịch não tủy tăng cao bất thường nhiều năm trước khi "tới lượt" nồng độ prôtêin tau bị phosphoryl hóa (p-tau). Trong khi đó, xét nghiệm lâm sàng p-tau hiện nay không còn nhiều ý nghĩa bởi khi đó chứng sa sút trí nhớ đã hình thành.
iều này gây khó cho việc xác định người mắc Alzheimer ở giai đoạn đầu, yếu tố cần thiết để kiềm chế tiến triển của bệnh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Thụy iển, Tây Ban Nha, Slovenia và Pháp nhận thấy có những dạng đặc trưng của p-tau tăng từng phút trong dịch não tủy và máu của người mắc bệnh Alzheimer. Từ đó, họ phát triển những kỹ thuật có độ nhạy cảm cao để đo các chỉ dấu sinh học được cho là xuất hiện nhiều năm trước khi có những biểu hiện lâm sàng.
Trong nghiên cứu, khoảng 1/3 trong số 381 người được kiểm tra đã có dấu hiệu bệnh Alzheimer trong não mặc dù không có vấn đề nào về nhận thức. iều này có nghĩa những thay đổi đó không thể phát hiện được thông qua những phương pháp đánh giá trí nhớ thực hiện tại bệnh viện. áng nói, những chỉ dấu p-tau mới đã "điểm mặt" chính xác những thay đổi bất thường trong dịch não tủy và các mẫu máu.
Ở thời điểm tỷ lệ mắc và tổn thất về mặt xã hội do bệnh mất trí nhớ và Alzheimer gây ra không ngừng tăng cao, đột phá trên hứa hẹn có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn nhiều so với các phương pháp hiện hành. Phát hiện mới cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thử nghiệm những liệu pháp đẩy lùi Alzheimer.
Phát triển các hạt nano đưa thuốc trực tiếp vào não ối với các nhà khoa học nghiên cứu về các bệnh thoái hóa như sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (Alzheimer) và hội chứng liệt rung (Parkinson), việc đưa thuốc lên não là công việc khó khăn nhất. Tin vui là các nhà nghiên cứu ở Canada vừa phát triển các hạt nano có thể vượt qua những rào cản trong...