Các loại quả có tác dụng chữa tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên một số loại thuốc lại có tác dụng phụ và có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn nếu không sử dụng đúng liều. Dưới đây là một số loại quả từ thiên nhiên, không gây những tác dụng phụ mà còn điều trị rất hiệu quả tiêu chảy.
Chuối
Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Hồng xiêm
Quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng.
Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm: Quả hồng xiêm còn xanh 15 – 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 – 5 ngày.
Video đang HOT
Có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa – Clusiaceae, được nhập trồng vào nước ta đã lâu để lấy quả ăn.
Chúng ta có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.
Quả ổi
Nếu thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Quả vải
Vải là loại hoa quả thường gặp vào mùa hè, vị ngọt dễ ăn. Vải còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Hạt vải có vị chát, tính ôn theo động y có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.
Trị tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 – 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
Việt quất
Việt quất có đặc tính làm se dùng làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào trong thành ruột, hạn chế bài tiết chất nhầy và chất lỏng. Việt quất cũng là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào và làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bạn có thể dùng việt quất chế biến trà để uống, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng với 2 ly nước trong vòng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội, lọc lấy nước và uống chúng trong ngày đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Táo đã được nấu chín
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này.
Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Theo VNE
Các loại rau củ quả không nên ăn nhiều trong mùa hè
Thực tế có những thực phẩm tưởng chừng như có tính mát, bổ dưỡng nhưng lại có tác dụng ngược lại hoàn toàn và nên hạn chế ăn vào mùa hè.
Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên tắc đầu tiên khi chọn thực phẩm, tốt nhất nên lựa chọn các loại thực phẩm còn tươi, nguyên chất, tránh sử dụng thực phẩm ôi thiu để tránh bị tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm. Nhất là vào mùa hè, hầu hết các loại thực phẩm đều khó bảo quản, chỉ một sơ suất nhỏ là có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Hạn chế ăn thực phẩm có tính nóng
Mọi người ai cũng biết hoa quả cung câp rất nhiều vitamin, dưỡng chất cho cơ thê, nhưng cũng có không ít loại quả ngon nếu ăn nhiều sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ví dụ, những loại quả chỉ xuất hiện vào mùa hè như đào, mận, vải... vì chúng là những loại quả mang tính nóng.
Quả đào: Quả đào được cho là loại quả có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin... rất thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong quả đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.
Quả mận: Quả mận rất có lợi cho mắt vì trong mận có chứa nhiều carotene mà khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt.
Quả vải: Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C rất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Không những thế, quả vải còn có tác dụng thẩm mỹ, làm da trắng hồng và mịn màng. Nhưng đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.
Không ít người khi ăn quá đà những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng...
Tránh sử dụng thực phẩm dễ nhiễm "độc"
Trong những ngày hè nắng nóng, nhiều chị em khi đi chợ thường chuộng những thực phẩm được cho là có tính mát để chế biến các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, những loại rau quả này lại dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại thực phẩm khác. Không ít người bị tiêu chảy, ngộ độc ngay sau khi ăn xong những thực phẩm này cho dù chúng đã được khử độc và chế biến sạch. Nguy hiểm hơn, không ít người mắc ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài.
Những loại thực phẩm dễ nhiễm độc đó bao gồm:
Đậu đỗ: Đây là một loại rau quả được rất nhiều người thích bởi đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, loại quả này lại sếp "đầu bảng"trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.
Dưa chuột: Cũng nằm trong danh sách như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải "sống"với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.
Mùa hè nắng nóng dưa chuột được các chị em lựa chọn đê chế biến nhiều món ăn.
Giá đỗ: Bình thường giá đỗ là một loại rau có tính mát, chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Nhiều người ăn giá đỗ xong thì thấy có triệu chứng đau bụng ngay sau đó.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vào mùa hè, các loại rau, củ như bí đao, nấm rơm, rau dền, cà chua, mướp đắng, đậu xanh, bầu, củ đậu, dưa chuột, giá đỗ... được coi là có tính mát. Nhưng với "công nghệ" ươm trồng như ngày nay thì không loại rau, củ, quả nào được coi là hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân là không nên ăn quá nhiều một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài. Trước khi chế biến và ăn, nên ngâm rửa thật kĩ để loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Sau khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu lạ thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Những yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày Nếu bạn là người thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy thì cũng cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày. Thưa bác sĩ, em đang tránh thai bằng cách dùng thuốc uống tránh thai hàng ngày. Mặc dù mới uống nhưng em không thấy có tác dụng phụ nào như đau đầu, buồn nôn hay rối loạn...