Các kiểu phẫu thuật thẩm mỹ và điều cần lưu ý
Mỗi năm, có hàng triệu người tìm đến bác sĩ hy vọng có bụng phẳng, ngực nở hay sống mũi cao… Dưới đây là những loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến và các lưu ý.
Chỉnh hình mũi là một trong những loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất. Một bác sĩ tay nghề cao có thể thay đổi hình dáng cho những chiếc mũi quá to, bè so với gương mặt, sống mũi khoằm, mũi nằm lệch do bẩm sinh hay chấn thương. Các bác sĩ khuyên nên đợi tới ít nhất 15-16 tuổi, thậm chí lâu hơn nữa với phái nam khi muốn tạo hình mũi. Phẫu thuật này hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng và thường mất 1-3 tuần để hồi phục.
Tạo hình mí mắtcó thể giúp khắc phục các vấn đề như sụp mí trên, có bọng mắt ở mí dưới. Thời gian phục hồi là khoảng một tuần và hiếm khi để lại sẹo rõ.
Căng da: Có nhiều kỹ thuật khác nhau để căng da. Bác sĩ có thể điều chỉnh và loại bỏ các cơ ở cổ và lấy đi chất béo dư. Căng da thường thực hiện ở vùng mặt và mất 2 tuần để lành. Như các loại phẫu thuật khác, nó có một tỷ lệ nhỏ nhiễm trùng.
Căng da mặt: Phẫu thuật này giúp gương mặt mịn và trẻ hơn. Bắt đầu quanh vùng tai, phẫu thuật viên loại bỏ da thừa và tác động tới các lớp da và cơ sâu hơn. Dù hiếm gặp, vẫn có người bị nhiễm trùng và tổn thương da. Hiện nay nhiều người chuộng các cách khác để trẻ hóa làn da hơn như tiêm Botox hay dùng liệu pháp bước sóng, laser…
Tái tạo da bằng tia laser: Sử dụng chùm ánh sáng để tẩy các tế bào da bị tổn thương. Khi lớp da bên ngoài bị loại bỏ thì các nếp nhăn và nhược điểm trên da cũng biến mất. Cách này hiệu quả với làn da tổn thương do ánh nắng hay có sẹo do mụn trứng cá. Da phục hồi sau 1-2 tuần.
Video đang HOT
Cấy tóc: Nhiều người hay bị rụng tóc vùng trán, đỉnh đầu và dày tóc ở gáy, hai bên đầu. Vì vậy, bác sĩ có thể chuyển tóc ở vùng dày sang chỗ hói. Các mô tóc cực nhỏ được cấy ghép một cách tự nhiên. Mỗi mô chứa 1-3 sợi tóc.
Hút mỡ: Bác sĩ phẫu thuật dùng thiết bị hút để loại bỏ những khối mỡ nhỏ ở bụng, đùi, hông, mông. Cách này hiệu quả nhất với những người có cân nặng trung bình hay trên trung bình một chút. Khả năng tai biến ít, thường là nhiễm trùng và biến đổi màu da.
Căng da bụng: Không giống như hút mỡ, căng da bụng là một phẫu thuật lớn. Đó là quá trình loại bỏ mỡ và làm săn chắc cơ vùng bụng. Ca mổ có thể kéo dài vài giờ và thường để lại sẹo. Phương pháp này không dùng cho những người đang dự định giảm cân nhiều hoặc phụ nữ còn muốn mang thai.
Nâng ngực: Cùng với hút mỡ, nâng ngực là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất ở phụ nữ. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nách, quầng vú hay chân ngực rồi nhét vào một túi ngực bằng dung dịch nước muối hay silicone. Bệnh nhân tùy chọn kích cỡ. Phẫu thuật này có tương đối ít rủi ro, dù có thể khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn.
Thu gọn vòng một: Chất béo, mô và da thừa được loại bỏ để đạt kích cỡ ngực mong muốn. Việc này có thể giúp giảm đau cổ, đau lưng cho những phụ nữ có bầu ngực lớn, nặng. Nguy cơ có thể xảy ra bao gồm thay đổi hoặc mất cảm giác ở núm vú và trục trặc khi cho con bú.
Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật: Nếu định phẫu thuật thẩm mỹ, cần tìm bác sĩ uy tín và có mong đợi thực tế về thành phẩm sau thẩm mỹ. Bạn cần biết bác sĩ đó có bằng chứng nhận trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ chưa, họ có giải thích cặn kẽ với bạn về các nguy cơ và lợi ích không? Nên hỏi ý kiến những người đã trải qua loại hình phẫu thuật bạn đang muốn làm. Điều quan trọng nhất là nói với bác sĩ chính xác điều bạn muốn.
Vương Linh (Theo Webmd.com)
Mũ bảo hiểm giúp mọc tóc
Khoảng một tỉ rưỡi người trên thế giới bị hói. Điều này đã khiến cho một công ty của California đã quyết định sáng chế ra một loại mũ giúp kích thích sự tăng trưởng của tóc.
Chiếc mũ Theradome giúp tóc mới phát triển khỏe mạnh, tăng gấp đôi kích thước nang tóc hiện tại và thậm chí có thể ngăn ngừa rụng tóc.
Mũ bảo hiểm Theradome là sản phẩm trí tuệ của nhà khoa học Nasa Tamim Hamid, là người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của công ty Theradome.
Ông muốn tìm cách để ngăn ngừa rụng tóc của mình ở tuổi 32 mà không cần sử dụng thuốc. Vì vậy mà ông đã sáng chế ra mũ bảo hiểm giúp mọc tóc Theradome.
Chiếc mũ Theradome giúp tóc mới phát triển khỏe mạnh, tăng gấp đôi kích thước nang tóc hiện tại và thậm chí có thể ngăn ngừa rụng tóc.
Theradome sử dụng tia laze để điều trị bệnh về tóc. Được biết, liệu pháp ánh sáng laze đã được chứng minh trong việc có thể cải thiện sức khỏe tóc. Tuy nhiên, điều trị bằng laze lạnh chỉ có thể làm tại phòng khám chuyên khoa.
Thế nhưng, Theradome cho phép người sử dụng công nghệ tiên tiến này ở nhà. Và ánh sáng laze hầu như không có nhiệt nhưng nó cho phép lượng ánh sáng tối đa được yêu cầu.
Chiếc mũ có thể phóng ra 80 laze, nhờ đó ánh sáng có thể đạt tới 582 cm2 trong số 720 cm2 vuông diện tích da đầu trung bình.
Người sử dụng chỉ cần đeo nó lên đầu, giữ nguyên trong vòng 20 phút, và dùng hai lần một tuần.
Trong 18 đến 24 tuần đầu tiên sử dụng, mũ Theradome được thiết kế giúp đảo ngược sự co lại của nang lông để ngăn chặn sự rụng tóc.
Công ty cho biết: "Người sử dụng có thể cảm thấy tóc mình sạch hơn, khỏe hơn, lượng dầu tiết ra giảm đáng kể và sẽ thấy tóc ít rụng hơn".
Sau 28 tuần người dùng sử dụng thường xuyên, chiếc mũ giúp tăng lưu lượng máu lên da đầu và nang tóc, kích thích tuần hoàn máu và cải thiện sự trao đổi chất của các tế bào, làm giảm những tác động của các enzym ngăn chặn protein, thúc đẩy tóc mọc nhanh và dày hơn.
Sau 52 tuần sử dụng, người dùng sẽ nhận thấy tóc ở trên đỉnh đầu đã dần hồi phục trở lại. Và sau 100 tuần, bộ tóc sẽ hoàn toàn dày dặn và đầy đặn.
Hamid giải thích, đội mũ bảo hiểm laser Theradome này có thể được sử dụng cùng với phương pháp điều trị phục hồi tóc khác và sau khi hóa trị.
Được biết, giá của chiếc mũ này rơi vào khoảng 800 USD (bằng khoảng 17 triệu đồng).
Tiến sĩ Bessam Farjo, Giám đốc Y khoa của Viện Trichologists, cho biết: "Thật tuyệt khi nhìn thấy các doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho sự phát triển của công nghệ này, nhưng cần nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu khoa học về công nghệ này để làm rõ kết quả thực sự của công nghệ đem lại".
Khánh Hà (Theo DM)
Những điều cần lưu ý trước khi khám phụ khoa Khám phụ khoa không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn. Bạn gái sau 18 tuổi, cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ, đều có thể mắc bệnh phụ khoa. Nếu có sinh hoạt tình dục, tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng cao. Vì vậy, khám phụ khoa định kỳ là điều cần thiết với XX bước vào tuổi trưởng thành....