Các con số báo động về sự phát triển của ung thư
Ước tính cứ 5 người thì có 1 người bị chẩn đoán mắc ung thư trong đời. Hiện nay, ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm hơn 12% số ca ung thư.
Nghiên cứu được công bố ngày 4/4 trên tạp chí CA cho biết, toàn cầu ghi nhận 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong do ung thư vào năm 2022. Số liệu trên đồng nhất với dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra vào tháng 2.
Theo báo cáo, ước tính cứ 5 người thì có 1 người bị chẩn đoán mắc ung thư trong đời, dẫn đến tỷ lệ tử vong ở 1 trong 9 nam giới và 1 trong 12 phụ nữ. Với tỷ lệ này cùng mức dân số thế giới dự kiến, số ca ung thư mới sẽ tăng 77% lên 35 triệu vào năm 2050.
“Quy mô tổng thể của ung thư và sự đa dạng của các loại ung thư theo khu vực trên thế giới nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp kiểm soát ung thư có mục tiêu. Đầu tư vào phòng ngừa, bao gồm nhắm mục tiêu tới các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư có thể ngăn chặn hàng triệu ca mắc và cứu sống nhiều người”, báo cáo kết luận.
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất hiện nay. Ảnh minh họa: Lung.ca
Những loại ung thư phổ biến nhất
Các chuyên gia sử dụng cơ sở dữ liệu GLOBOCAN để nghiên cứu 36 loại ung thư ở 185 quốc gia vào năm 2022. Sau đây là các loại ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới cộng lại mặc dù giữa hai giới có một số khác biệt đáng chú ý. Ví dụ, ung thư vú ở nữ giới phổ biến hơn ung thư phổi.
Ung thư phổi – chiếm 12,4% số ca ung thư
Ung thư vú – 11,6%
Ung thư đại trực tràng – 9,6%
Ung thư tuyến tiền liệt – 7,3%
Video đang HOT
Ung thư dạ dày – 4,9%
10 loại ung thư hàng đầu chiếm khoảng 2/3 tổng số ca trên toàn cầu. Ung thư gan, tuyến giáp, cổ tử cung, bàng quang, hạch không Hodgkin chiếm phần còn lại trong 10 loại ung thư hàng đầu ở cả hai giới.
Nguy cơ mắc ung thư tùy theo nơi sống
Dưới đây là tỷ lệ mắc ung thư và tử vong theo khu vực địa lý:
Châu Á – 49,2% số ca mắc mới, 56,1% số ca tử vong trên toàn cầu
Châu Phi – 5,9% và 7,8%
Châu Đại Dương – 1,4% và 0,8%
Châu Âu – 22,4% và 20,4%
Châu Mỹ – 21,1% và 14,9%.
Số ca mắc ung thư sẽ tăng 77% trên toàn cầu
Theo USA Today, số bệnh nhân ung thư phổi, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn cầu, có thể tăng thêm tỷ lệ xuất hiện ở các nước kém phát triển. Báo cáo cho rằng “đại dịch thuốc lá” ở các quốc gia có mối liên hệ với tỷ lệ ung thư phổi.
Ví dụ, tỷ lệ ung thư phổi ở Anh và Mỹ đã giảm sau khi tỷ lệ hút thuốc lá giảm ở 2 quốc gia này, nhưng phải chờ đến 20-25 năm sau. Ở những nước đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế và tỷ lệ hút thuốc lá tăng cao, tỷ lệ ung thư phổi có thể sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ tới.
Nghiên cứu kết luận rằng việc nhắm mục tiêu vào các yếu tố nguy cơ, bao gồm hút thuốc, béo phì và nhiễm trùng, là cần thiết để cứu sống mạng người và mang lại lợi ích kinh tế – xã hội.
Hút thuốc, uống rượu bia nguy cơ ung thư tuyến nước bọt
Theo chuyên gia, hiện chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ gây ra bệnh sẽ bao gồm hút thuốc lá và uống nhiều rượu, bia.
5 yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến nước bọt
Theo Bệnh viện K, ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tuyến nước bọt là nơi để tạo ra nước bọt, tiết nước bọt. Nước bọt giúp cho chúng ta tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng. Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư khu vực cổ con người. Ung thư tuyến nước bọt gây sự rối loạn trong quá trình ADN. Chính quá trình này đã làm cho sự rối loạn các tế bào tuyến nước bọt.
Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư thuộc vùng đầu cổ. Bệnh phổ biến ở tuyến mang tai và thường là dạng lành tính. Nếu tế bào ung thư xuất hiện ở những vị trí khác thì bệnh lý thường nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khả năng sống sót thấp.
Hiện nay theo các chuyên gia thì vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt như sau:
Tác động của môi trường: Môi trường tác động rất lớn đến tình hình sức khỏe của con người. Bao gồm môi trường sinh sống và làm việc tại các nhà máy, công xưởng chứa nhiều khí thải, bụi bẩn. Những môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt những công nhân thường làm trong các môi trường như mỏ than, sắt, nhựa đường... bệnh ung thư tuyến nước bọt lại càng tăng.
Tác động của rượu, bia: Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính và không thể bỏ qua đối với ung thư tuyến nước bọt. Bởi trong rượu bia phải qua quá trình lên men và sử dụng một số chất kích thích độc hại vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy đây là một lí do khiến cho những người đàn ông hay uống nhiều rượu bia mắc phải bệnh ung thư tuyến nước bọt.
Hút thuốc: Trong khói thuốc chứa hàng ngàn chất kích thích độc hại khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn gây hại đến tuyến nước bọt. Bởi như chúng ta biết trong thuốc lá chứa chất nicotin với hàm lượng cao gây nên sự đột tử là không thể tránh khỏi.
Tác động tia bức xạ: Có thể nói rằng tia bức xạ cực kì ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác. Các tia bức xạ thường có trong tia nắng mặt trời. Bởi vậy bạn nên hạn chế tối đa đi ra ngoài trời nắng vào khoảng từ 10h trưa đến 3h chiều.
Thói quen sinh hoạt: Rất nhiều thói quen xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các chất thường xuyên độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất lớn. Ngoài ra với chế độ ăn uống không phù hợp, nạp vào cơ thể những lượng thức ăn không cần thiết. Các loại thức ăn chưa được chế biến chín, bị lên nấm mốc đều ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt.
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt
Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt thường không rõ rệt, nếu xảy ra, người bệnh sẽ thấy:
- Sưng miệng, khó nuốt, tê mặt là những triệu chứng thường gặp ở ung thư tuyến nước bọt
- Có khối sưng ở miệng, cổ hoặc gần hàm.
- Một phần mặt bị tê.
- Một bên cơ mặt có cảm giác yếu.
- Tuyến nước bọt đau dai dẳng không khỏi.
- Khó há miệng to và khó nuốt.
Trong số các bệnh ung thư vùng đầu cổ thì ung thư tuyến nước bọt chiếm tỷ lệ thấp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ càng cao. Bệnh cần được phát hiện sớm để nâng hiệu quả chữa trị. Nếu bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn 3 thì sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn này phức tạp và khó khăn hơn. Tùy vào khả năng đáp ứng điều trị mà người bệnh có cơ hội sống sót khoảng 39% sau 5 năm.
Do đó, để phòng bệnh ung thư tuyến nước bọt, Bệnh viện K khuyến cáo người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu và cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Di căn ung thư: Xác định những 'kẻ gây rối' từ bên trong Các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Hà Lan và Viện Oncode đã phân tích hơn 4.000 khối u và lập danh mục chi tiết về các loại vi khuẩn đặc biệt. Theo SciTech Daily, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Emile Voest và Lodewyk Wessels đã tìm kiếm các vi khuẩn sống cộng sinh trong khối u...