Các cách nấu phở bò thơm ngon, chuẩn vị như ở tiệm
Có rất nhiều cách nấu phở bò, đơn giản lại nhanh gọn. Tuy nhiên để có được một tô phở thơm ngon đúng nghĩa thì cần có những bí quyết riêng. Cùng thực hiện theo các cách nấu phở bò thật ngon mà lại đơn giản này nhé!
Phở có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Phở bắt nguồn từ miền Bắc nước ta. Sau đó, món ăn này được nhập vào miền Trung và miền Nam nên bắt đầu có những sự khác biệt. Ngày nay, phở có nhiều phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Trước đây, chỉ có phở bò, phở gà. Dần dần sau này xuất hiện một số món được chế biến từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như: phở cuốn, phở xào, phở chiên phồng….
1. Cách nấu phở bò Hà Nội
Phở bò Hà Nội với hương vị của các loại thảo mộc hòa quyện trong nước dùng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho ai đã từng một lần thưởng thức.
Nguyên liệu cho món phở bò Hà Nội:
- Đuôi bò: 0,5kg
- Sườn bò: 0,5kg
- Bắp bò (hoặc thịt nạm, gầu tùy thích): 0,5kg
- Thịt bò tái: tùy theo sở thích
- Hành tây to: 1/4 củ
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 5 – 6 củ
- Hạt mùi già: 1 thìa cafe
- Rễ cây mùi: 5-6 rễ (có thể thay thế bằng hạt mùi tươi)
- Thảo quả (1 quả), hoa hồi (2 quả), Quế nhỏ (1 thanh), Mía (2 lóng)
- Bánh phở
- Hành, mùi thái nhỏ, tương ớt, chanh
- Gia vị: hạt nêm, muối
Các bước nấu phở bò Hà Nội ngon:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sườn và đuôi bò đem rửa sạch rồi chặt miếng nhỏ. Riêng bắp bò để nguyên miếng.
Chặt nhỏ sườn và đuôi bò
- Để khử bớt mùi hôi, giúp cho thịt sạch và khi ăn ngon hơn, bạn cho sườn và đuôi bò, thịt bò ngâm vào nước muỗi pha loãng trong 2 giờ. Sau đó vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Nướng hành tây, hành khô, mía (để nguyên vỏ) và gừng đến khi chín thơm. Lưu ý: chỉ nên nướng trên lửa vừa để chín các nguyên liệu mà không bị cháy vỏ.
- Sau khi nướng xong, bạn cạo vỏ gừng và hành. Tiếp theo rửa lại tất cả nguyên liệu cho sạch. Sau đó đập dập gừng, còn hành tây thì bổ làm tư.
- Rang hạt mùi, hoa hồi, thảo quả và quế cho dậy mùi thơm rồi cho vào túi vải, buộc chặt miệng túi lại.
Rang hạt mùi, hoa hồi, quế, thảo quả và nướng mía, hành khô
- Rễ mùi, hành lá, rau mùi rửa sạch. Tiếp đến, bạn thái hành xanh thành khúc nhỏ, chẻ phần củ, mùi đem thái nhỏ.
Bước 2: Nấu phở
- Bạn cho sườn, đuôi và thịt bò khi đã ngâm xong vào nồi, đổ nước lạnh ngập thịt và đun trên lửa to đến khi sôi.
- Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ xuống, đun thêm 2 phút nữa rồi cho các nguyên liệu ra rửa lại cho sạch vụn thịt và bọt bẩn.
- Sau đó tiếp tục cho đuôi, sườn và thịt bò vào nồi, đổ thêm 5 bát nước lạnh to vào, đun sôi và hớt bọt liên tục. Công đoạn này sẽ giúp nước phở sau này có độ trong.
- Cho túi đựng hoa hồi, hạt mùi, thảo quả, quế, gừng, hành hương, rễ mùi, mía vào nồi nước hầm. Bỏ thêm một ít hạt nêm hoặc muối vào cho vừa ăn (không nêm nước mắm vào nước hầm vì nước sẽ bị chua).
- Hầm sườn, đuôi và thịt bò trong khoảng 2 giờ trên lửa nhỏ (để rút ngắn thời gian, bạn nên hầm trong nồi áp suất). Trong trường hợp muốn thêm nước vào trong lúc hầm thì thêm nước sôi, không dùng nước lạnh.
- Khi bắp bò đã chín thì vớt ra, ngâm trong nước đun sôi để nguội rồi thái lát mỏng. Không nên để bắp bò luộc quá lâu trong nồi sẽ làm cho thịt thịt bị mềm và nát.
- Khi sườn và đuôi bò đã mềm nhừ, bạn nêm nếm gia vị một lần nữa cho phù hợp với khẩu vị.
- Chần bánh phở qua nước sôi rồi sắp bánh phở, thịt và các loại rau vào bát. Đun sôi nước dùng rồi chan vào bát và thưởng thức lúc nóng. Khi ăn, bạn có thể cho thêm ớt tươi, vắt chút chanh và ăn kèm với quẩy nóng để cảm nhận đầy đủ nét hấp dẫn của phở Hà Nội.
Tô phở bò Hà Nội ngọt thơm, hấp dẫn
2. Cách nấu phở bò miền Nam
Sự khác biệt với phở bò Hà Nội nằm ở chỗ phở bò miền Nam có thêm giá đỗ, ngò gai, húng quế, tương đen và nước dùng đục hơn.
Nguyên liệu cho món phở bò miền Nam:
- Bánh phở: kg
- Xương bò: 2kg
- Gầu bò: 1kg
- Bò viên: 10 viên
- Thịt bò phi lê: 200g
- 1 củ gừng; 1/2 gói gia vị nấu phở gồm có các loại: thảo quả, quế, hồi…
- Các loại rau: ngò tây, xà lách, giá, húng quế, hành tây, hành lá, ớt trái, chanh
- Gia vị: tương ớt, tương đen, hạt tiêu, đường, hạt nêm, mì chính, muối.
Video đang HOT
Chi tiết cách nấu phở bò miền Nam:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch xương ống, sau đó đem rửa lại với rượu trắng, cho vào nồi nước sôi chần qua.
- Vớt xương ống ra cho vào nồi áp suất, thêm nước rồi đậy nắp ninh trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Ninh xương ống để làm nước dùng lẩu
- Phần thịt gầu rửa sạch, luộc chín vớt ra cho vào nước đá lạnh. Sau đó, thái thịt gầu, bò viên thành các lát vừa ăn.
- Thịt bò phi lê rửa sạch, thái lát mỏng.
Thái thịt gầu, thịt bò phi lê và bò viên
- Gừng rửa sạch, cho lên bếp nướng sơ rồi đập dập.
- Các loại rau như ngò tây, xà lách, giá, húng quế, hành tây nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu phở
- Bạn đổ nước ninh xương sang một chiếc nồi khác. Cho gói gia vị nấu phở vào túi vải, cột chặt lại thả vào nước dùng. Sau đó cho thêm gừng vào nồi nước dùng lẩu.
- Vớt bỏ gói gia vị nấu phở. Bạn cho thêm các loại gia vị sao cho vừa ăn.
Các bước nấu phở bò miền Nam
- Chần bánh phở qua nước sôi rồi cho vào bát. Cho gầu, bò viên lên bề mặt, thịt bò phi lê, chan ngập nước dùng, thêm ít rau hành thái nhuyễn là bạn đã có một tô phở bò miền Nam đúng vị.
Tô phở bò miền Nam sau khi hoàn thành
3. Cách nấu phở bò sốt vang
Nguyên liệu cho món phở bò sốt vang:
- Thịt bò: 500g (nên chọn phần nhiều gân)
- Rượu vang đỏ
- Tương cà : bát con
- Bơ: 1 miếng nhỏ
- Cà chua: 3 quả
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Tỏi: 1 củ
- Hành tây: củ
- Quế: vài mẩu nhỏ
- Hồi: 1-2 hoa
- Lá nguyệt quế: 1 lá (nếu có)
- Bột nghệ: 1 thìa cà phê
- Hành hoa, rau mùi, gia vị, hạt nêm
Hướng dẫn cách nấu phở bò sốt vang:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt bò rửa sạch, chần qua nước sôi rồi đem rửa lại. Sau đó, thái thịt thành những miếng vuông. Bạn thái thịt to một chút vì khi nấu, thịt sẽ bị ngót đi.
Thái thịt bò thành những miếng hình vuông, to
- Ướp thịt với các gia vị sau: bột nghệ, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa gia vị, 2 thìa ăn cơm rượu vang.
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, giã nhuyễn
- Rửa sạch cà chua, cắt thành những miếng nhỏ.
- Lá nguyệt quế, hoa hồi, quế đem rửa sạch. Gừng bỏ vỏ, rửa sạch rồi đập dập.
Bước 2: Làm sốt vang
- Cho tỏi vào phi thơm với bơ. Tiếp đến đổ thịt bò vào xào qua. Cho thêm chút gia vị, đảo đều rồi đổ nước vào nồi, đun sôi.
- Tiếp tục phi thơm hành tây, sau đó cho cà chua thái miếng vào. Khi cà chua đã chín mềm thì dùng thìa dằm cho nhuyễn ra.
- Đổ cà chua vừa xào nhuyễn vào nồi thịt bò, thêm lá nguyệt quế, gừng, quế và hồi đã sơ chế vào. Đun sôi khoảng vài phút rồi hạ lửa nhỏ để ninh.
Xào hành tây, cà chua với thịt bò
- Khi thịt bò đã chín nhừ, bạn cho tương cà vào, nêm thêm chút hạt nêm, đảo đều. Cuối cùng, thả hành hoa và rau mùi thái nhỏ vào rồi tắt bếp.
- Chần sơ bánh phở qua nước sôi, cho vào từng bát tô rồi múc thịt bò sốt vang chan lên là hoàn thành món ăn.
Phở bò sốt vang có hương vị đậm đà, được nhiều người yêu thích
Phở không chỉ là một trong những món ăn đặc trưng của Việt Nam mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Chỉ cần áp dụng cách nấu phở bò theo hướng dẫn, bạn đã có thể chuẩn bị cho gia đình một món ăn đậm đà, thơm ngon không khác gì ngoài hàng.
Theo Khampha
3 cách nấu chè chuối ngon ngây ngất không thể bỏ qua
Trong những ngày hè nóng nực, khi về nhà có một cốc chè để giải nhiệt thì không còn gì tuyệt vời hơn. Hãy thử áp dụng các cách nấu chè chuối chuẩn vị dưới đây, đảm bảo ai ăn cũng sẽ thích mê.
Chè chuối là một món chè quen thuộc, nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị không kém phần hấp dẫn. Đó là sự kết hợp hài hòa của những trái chuối chín tươi với vị thanh mát, béo ngậy của các nguyên liệu khác như: nước cốt dừa, bột báng, đậu xanh, khoai lang... Cách nấu chè chuối không hề phức tạp lại nhanh chóng nên bạn có thể vào bếp làm thường xuyên. Đây là món chè không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
1. Cách chọn chuối nấu chè
- Để nấu chè chuối, bạn có thể lựa chọn sử dụng chuối tây, chuối ngự hoặc chuối sứ tùy theo sở thích. Tuy nhiên chuối tây là thích hợp nhất.
- Nên chọn những quả chuối chín tới, có kích thước vừa phải để món chè ngọt thơm. Nếu mua chuối chín kỹ, khi nấu sẽ bị nát. Còn chuối chưa chín hẳn sẽ có vị hơi chát, chè sẽ không ngon.
Nên chọn chuối tây chín vừa để nấu chè
2. Chè chuối bột báng
Nguyên liệu nấu chè chuối bột báng:
- Chuối tây chín: 6 trái
- Nước cốt dừa: 400ml
- Bột báng: 50g
- Đường cát trắng: 100g
- Dừa tươi bào sợi: 50g
- Đậu phộng: 50g
Cách nấu chè chuối bột báng ngon:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chuối sau khi lột vỏ, tước bỏ các sợi gân, bạn dùng dao cắt chuối thành các khoanh tròn đều nhau, có độ dày từ 0,5 - 0,7cm (Nếu quả chuối to thì có thể bổ đôi rồi cắt thành các miếng xéo dày).
- Tiếp theo, bạn tiến hành trộn chuối. Để trộn chuối có 2 cách như sau:
Cách 1: Trộn đều chuối với chút muối và đường rồi ướp khoảng 15 - 20 phút. Dùng đũa, đảo nhè nhẹ để chuối không bị nát hay sứt mẻ.
Cách 2: Rải đều một lớp chuối, thêm một chút muối rồi lại một lớp chuối... cứ thế cho đến hết, chuối thấm gia vị mà không cần đảo. Đối với chuối chín thì nên dùng cách này.
Sơ chế chuối để nấu chè
- Rang chín đậu phộng rồi để cho nguội. Sau đó chà xát hết lớp vỏ rồi cho vào cối giã dập nhưng không nên giã quá nhỏ sẽ làm lạc bị vụn, ăn không ngon.
Rang chín rồi giã dập lạc
- Vo bột báng nhiều lần với nước sạch và ngâm vào thau nước lạnh trong 15 phút để bột bở ra thì đổ ra rổ, để ráo nước.
Ngâm bột báng trong nước rồi vớt ra để ráo
Bước 2: Nấu chè
- Nấu nước cốt dừa cùng với nước lạnh. Đổ lượng nước sao cho phù hợp với lượng chè muốn nấu. Không nên cho quá nhiều nước cốt dừa, chỉ nên cho một lượng vừa phải thì chè mới có độ thơm béo và không ngán.
- Khi nồi nước sôi, cho chuối vào từ từ, đảo nhẹ rồi đun nhỏ lửa cho chuối chín mềm từ 10-15 phút.
- Tiếp theo, cho bột báng vào nấu cùng và dùng muôi đảo nhẹ. Khi bột báng chuyển sang màu trắng trong hoàn toàn là đã chín. Bạn nêm thêm đường sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Các bước nấu chè chuối
Lưu ý: Nếu nấu chè chuối để ăn nóng thì bạn nêm đường cho vừa với khẩu vị. Còn nếu để ăn lạnh với đá thì nên cho ngọt một chút, khi bỏ đá vào chè sẽ vừa vị. Nếu bạn muốn chè hơi có độ sánh thì có thể hòa tan một chút bột năng với nước rồi đổ vào chè.
- Khi chè chín và đã nguội bớt, bạn múc chè ra bát, rắc dừa nạo và đậu phộng rang lên trên rồi thưởng thức.
Chè chuối bột báng có cách chế biến vô cùng đơn giản
3. Chè chuối khoai lang Indonesia
Nguyên liệu nấu chè chuối khoai lang Indonesia:
- Đường thốt nốt: 250g
- Chuối: 5 trái
- Khoai mì (sắn): 1kg
- Lá dứa: 2 lá
- Nước cốt dừa: 250ml
- Khoai lang: 1kg
- Dừa nước: 100g
- Muối: muỗng cafe
Các bước nấu chè chuối Indonesia:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi thái miếng vuông vừa ăn.
- Khoai mì rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng rồi đem hấp chín.
Sơ chế các nguyên liệu để nấu chè chuối khoai lang Indonesia
Bước 2: Nấu chè
- Đun nước cốt dừa với nước lạnh trên lửa nhỏ. Khi nước sôi thì thả lá dứa vào đun cùng rồi cho thêm đường thốt nốt, khoai lang.
Đun nước cốt dừa, đường thốt nốt, khoai lang và lá dứa
- Khi khoai lang gần chín thì bạn cho chuối vào đun cùng. Sau đó thêm tiếp khoai mì đã hấp chín vào và vặn lửa nhỏ.
Nấu chuối với khoai lang, khoai mì
- Sau khi đun được 10 phút thì đổ nước cốt dừa vào, tiếp tục đun tiếp. Bạn thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ cho các nguyên liệu ngấm đều. Khi các nguyên liệu đã chín mềm và không bị nát, bạn cho dừa nước vào, nêm muối cho vừa với khẩu vị. Đun thêm 2 phút rồi múc chè ra bát và thưởng thức.
Món chè chuối khoai lang Indonesia sau khi đã hoàn thành
4. Chè chuối đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè chuối đậu xanh:
- Chuối chín: 1 nải
- Dừa xay: kg
- Khoai sọ: kg
- Đường cát trắng: 150g
- Đậu xanh bóc vỏ: 100g
- Bột báng
- Vani: 1 ống
- Muối hột
Các nguyên liệu dùng để nấu chè chuối đậu xanh
Cách nấu chè chuối đậu xanh đơn giản:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bạn nên ướp chuối trước khi nấu để chuối có vị ngon thanh, không bị chát. Bóc vỏ, cắt đôi chuối (hoặc để nguyên quả) rồi ướp với 2 muỗng canh đường, 01 muỗng cafe muối hột trong 20 phút.
Ướp chuối với đường và muối
- Vắt lấy 200ml nước cốt dừa từ dừa xay, còn lại vắt khoảng 800ml nước dão dừa cho vào nồi để nấu chuối.
- Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành những miếng vừa ăn.
- Ngâm đậu xanh, bột báng vào nước khoảng 20 phút trước khi nấu.
Các nguyên liệu sau khi đã sơ chế
Bước 2: Nấu chè
- Đun sôi nước cốt dừa đã vắt từ dừa xay.
- Nấu chuối với nước dão dừa. Khi nước sôi, bạn chỉnh lửa vừa để dừa không bị trào, mất vị béo.
- Tiếp đến, đổ khoai sọ và đậu xanh vào nấu cho chín mềm trong khoảng 15 phút. Sau đó, cho bột báng vào tiếp tục nấu. Đến khi thấy bột báng chín, cho nốt phần đường còn lại vào và nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị. Cuối cùng, cho thêm nước cốt dừa và vani vào là tắt bếp.
Các bước nấu chè chuối đậu xanh
- Sau khi chè đã chín, bạn múc chè ra bát. Có thể rắc ít đậu phộng rang giã dập để thêm phần thơm ngon, hấp dẫn.
Chè chuối đậu xanh có thể ăn nóng hoặc để ăn lạnh cũng rất ngon
Chè chuối là món chè có tính mát, rất bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì vậy bạn hãy thử trổ tài với các cách nấu chè chuối trên đây cho bạn bè và gia đình cùng thưởng thức nhé!
Theo Khampha
Tiết lộ bí quyết làm món cá hồi nướng mật ong thơm ngon hấp dẫn Cũng giống như những món cá nướng khác, cá hồi nướng mật ong là một trong những món ăn cuối tuần thơm ngon và cách chế biến vô cùng đơn giản. Lúc này, các đầu bếp sẽ sử dụng mật ong giống như một loại gia vị tẩm ướp, vị ngọt thanh của mật ong sẽ ngấm vào từng thớ thịt tạo ra...