Cà xỉu món ngon “độc quyền” của Hà Tiên
Có dịp đến với Hà Tiên (Kiên Giang), du khách nào cũng được giới thiệu một món ăn rất độc đáo của xứ này là món cà xỉu.
Chỉ cái tên cũng đã đủ làm nên sự hấp dẫn của món ăn, bởi hiếm khi nào bạn có dịp được nghe nhắc một đặc sản lạ lùng đến thế.
Nhắc đến Hà Tiên, nhiều người nghĩ ngay tới sức hút kỳ lạ của một nền ẩm thực hòa hợp nhiều phong cách ẩm thực Việt – Hoa – Khmer. Có đi mới biết, có ăn thử một lần mới hiểu được vì sao các món ngon ở Hà Tiên lại làm bao thực khách phải quyến luyến khi đến vùng đất này.
Vẻ ngoài của cà xỉu khiến nhiều người e dè.
Bất kỳ ai khi nhìn thấy con cà xỉu đều có cảm giác sờ sợ, chẳng dám đụng đũa. Vẻ bề ngoài của cà xỉu khá giống những loài hải sản hai mảnh vỏ, nhưng cũng giống cả loài côn trùng với cái râu thật dài và to. Nếu không phải do người địa phương giới thiệu, chắc chẳng thực khách nào có “gan” tự mình thưởng thức món ăn kỳ lạ này.
Cà xỉu sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ, có nhiều ở vùng đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Giống như sò, cà xỉu sống dưới tầng nước bùn, vì thế chúng có râu dài để cắm xuống đất, phục vụ cho mục đích tìm kiếm thức ăn. Mùa cà xỉu rộ lên nhiều từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Không ai dám ăn cà xỉu, nhưng một khi thử rồi mới thấy, hương vị món đặc sản này có sức quyến rũ rất riêng.
Video đang HOT
Khi bắt được cà xỉu, người ta đem muối tương tự như muối ba khía. Từ đó, các hàng quán mua cà xỉu muối về chế biến lại, tạo thành những món “độc” cho ẩm thực Hà Tiên. Đặc biệt, cà xỉu ngon, bổ nhất là phần râu (tốt cho sinh lực nam giới), nhai giòn giòn nên được các đấng mày râu rất ưa chuộng.
Ngư dân sau khi đánh bắt cà xỉu về thì rửa sạch bùn đất, giữ lại phần đuôi rồi làm mắm. Cứ một lớp cà xỉu rắc một lớp muối lên. Tùy sở thích mà người ta có thể muối bằng nước muối hoặc muối hạt, thêm đường để mắm nhanh chua. Công đoạn đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và sự khéo léo. Chất lượng của mắm cà xỉu ngon hay không cũng nhờ vào cách muối này. Nếu cho ít nguyên liệu, cà xỉu sẽ bị hỏng. Còn nếu muối mặn quá, cà xỉu sẽ bị đen.
Xúc cà xỉu ra đĩa ăn với cơm trắng, một hương vị rất lạ mà bạn nên thử khi đến Hà Tiên.
Cà xỉu tươi ngon nhất vẫn là muối buổi sáng và xào ngay buổi chiều, bởi khi đó vị mặn của muối hãy còn chưa ngấm hết vào trong thịt. Phi thơm tỏi, cho cà xỉu vào xào, đảo đều tay cho gia vị thấm đều rồi nêm chút tiêu, đường cho vừa miệng. Khi ăn, thực khách chỉ cần tách lớp vỏ bên ngoài rồi chỉ lấy phần thịt bên trong. Người dân bản địa cho rằng, ngày trước trên các tàu thuyền ra khơi luôn trữ hũ cà xỉu để ăn với cơm nóng. Món ăn truyền thống này nay trở thành đặc sản của xứ sở Hà Tiên.
Về sau, khi nhiều người biết đến món ăn dân dã này, cà xỉu mới được chế biến với nhiều cách hơn. Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng ở Hà Tiên, thường xuất hiện trong thực đơn là món gỏi cà xỉu. Cách chế biến món ăn cũng tương tự như gỏi xoài, gỏi cóc.
Cà xỉu muối được chần sơ qua nước nóng để giảm mặn. Đầu bếp chỉ cần băm xoài thành sợi nhuyễn, trộn với rau răm rồi rưới nước giấm đường, pha thêm chút nước mắm Phú Quốc để tạo vị đậm đà.
Cà xỉu luôn làm hài lòng mọi thực khách khi đến với Hà Tiên.
Trộn cà xỉu và hỗn hợp này lại với nhau rồi rắc đậu phộng rang, hành phi để tạo thêm hương vị là món ăn đã hoàn thành. Có người còn cho thêm củ hành tây xắt sợi… cho hợp khẩu vị. Vị chua, mặn, ngọt và cay của món ăn tạo cho thực khách cảm giác càng ăn càng thấy hấp dẫn.
Sức hút từ một món ăn dân dã, đậm đà, độc đáo mang tên cà xỉu khiến cho ẩm thực Hà Tiên trở nên khó phai trong lòng thực khách. Đã đến với Hà Tiên, du khách nào cũng nên dừng chân thưởng thức một đĩa cà xỉu, cùng hàn thuyên về chuyến đi nên thơ, thú vị và đầy dư vị ẩm thực biển.
Theo Dân trí
"Khóc thét" với món đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai
Theo kinh nghiệm của người miền Tây, dơi càng hôi thì thịt càng ngọt và thơm. Thực khách sẽ tha hồ ngây ngất trong hương vị đậm đà của món dơi xào lăn hay bị kích thích vị giác với món cháo nóng hổi, thơm nồng và bổ dưỡng.
Tỉnh Đồng Nai từ lâu đã nổi tiếng là vựa trái cây của các tỉnh miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương... Tuy vậy, với người miền Tây, chỉ có dơi sen (màu lông chuột) và dơi quạ (dơi đen, to con hơn dơi sen) là có thể chế biến thành đặc sản.
Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng khó bắt vì chúng bay rất cao. Dơi quạ thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, vào thời điểm cành gòn trổ bông để hút nhụy hoa. Để bắt được loại, này người ta phải dùng thun để bắn.
Các món ăn từ thịt dơi rất nổi tiếng ở Đồng Nai.
Ở Đồng Nai, mùa trái chín cũng là mùa để người dân đi săn dơi. Càng về đêm, dơi tìm đến càng nhiều. Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gồm dơi mồi, lưới dợt và giỏ, những người bắt dơi sẽ chọn nơi thuận lợi để dơi dễ sà xuống, dân trong nghề quen gọi là "bến dơi". Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi sẽ tìm đến và sà xuống thấp. Lúc này, người cầm dợt cứ việc dợt theo dơi, đến khi đầy giỏ mới trở về.
Nếu không có dơi mồi thì cần có người biết cách thổi lá dụ dơi bay đến. Họ thường dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có độ đàn hồi, thổi lên để bắt chước tiếng dơi kêu. Người thổi tốt hay không thấy rõ qua việc dơi tìm đến nhiều hay ít.
Mỗi đêm đi bắt, người dân thu được nhiều chiến lợi phẩm là dơi sen, còn các loại dơi khác bắt được thì bỏ vì thịt không ngon. Đặc biệt vào mùa nhãn, thịt dơi càng trở nên mập và ngọt hơn gấp bội phần.
Bắt dơi không phải việc đơn giản vì nếu không cẩn thận sẽ bị chúng cắn chảy máu tay. Ban ngày, người ta thường tìm đến những hang động hay trần nhà tối để bắt dơi. Thậm chí, trẻ con còn có thể tìm và bắt dơi muỗi trú ẩn trong đọt chuối non, nhưng loại dơi này sẽ không được dùng để chế biến món ăn vì thịt không ngon.
Thông thường, thịt dơi quạ và dơi sen thơm ngon và được ưa chuộng nhất.
Dơi bắt về được cắt tiết, làm thịt sạch sẽ. Nếu không biết cách làm, thịt dơi sẽ mất hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Khi làm thịt dơi phải nhớ không được rửa nước. Người làm bếp có kinh nghiệm chỉ cần nắm cánh dơi, lột da rồi ngắt phía sau rút hết ruột là xong.
Ở Đồng Nai, thịt dơi là đặc sản được yêu thích, đặc biệt với dân nhậu. Người ta bắt dơi và chế biến theo nhiều cách khác nhau, có thể phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của tất cả mọi người. Bởi thế, có dịp đến Đồng Nai mà không được thưởng thức món ăn độc đáo, lạ lùng này sẽ là điều hối tiếc.
Thịt dơi có thể dùng để nướng chao, nướng than tàu, nấu cháo... nhưng ngon nhất, đơn giản nhất vẫn là dơi xào lăn. Sau khi sơ chế, dơi được chặt thành từng khúc nhỏ, xào với sả, ớt. Miếng thịt dơi xào lăn vừa mềm vừa giòn, ngọt đượm đà, bùi bùi, ngai ngái đặc trưng lẫn trong sả cay, ớt nồng khiến ta vừa ăn vừa hít hà và nhớ mãi.
Món dơi xào lăn làm say lòng thực khách.
Thịt dơi cũng có thể băm nhỏ hoặc xắt miếng để nấu cháo. Khi xào thịt dơi vừa chín tới, người chế biến lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp, nêm nếm vừa ngon thì chỉ việc múc cháo vào bát có sẵn và ăn nóng. Tiêu, ớt, chanh xả và nước mắm chua ngọt sẵn sàng để tùy theo khẩu vị mà người ăn có thể thêm vào.
Người dân bản địa cho rằng, cái thú của việc ăn dơi là được thưởng thức thịt dơi thơm ngọt tự nhiên vào khoảng thời gian giữa đêm khuya tĩnh lặng. Theo kinh nghiệm của người dân, dơi càng hôi thì thịt càng đậm đà. Huyết dơi có tính hàn, mát. Trong dân gian thường pha huyết dơi với rượu được cho là có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, thị lực kém...
Theo Dân trí
Hãi hùng với đặc sản... thịt thối ở Sơn La Thịt sẽ được treo lên cho đến khi phân hủy, bốc mùi thì đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, thịt càng thối, càng có nhiều... dòi thì càng được người Khơ Mú yêu thích hơn gấp bội. Nếu có cơ hội vào thăm nhà của người Khơ Mú sinh sống ở Sơn La, đừng ngạc nhiên khi thấy...