Cà ri – món ăn nổi tiếng có ở rất nhiều nước, nhưng không nơi đâu giống nơi đâu
Cũng cùng là món cà ri, nhưng mỗi quốc gia đều có một phiên bản riêng với nhiều biến tấu độc đáo.
Cà ri là món ăn ngon có xuất xứ từ Ấn Độ, được lấy từ chữ “kari” trong tiếng Tamil Ấn Độ, có nghĩa là “ nước sốt”. Đây là một món ăn phức tạp có sự pha trộn giữa nhiều loại gia vị và thảo mộc, thường gồm nghệ, cumin, ngò, gừng và ớt. Cà ri thường có dạng sốt và phổ biến ở các tỉnh thành miền Nam Ấn Độ. Món này không kén thức ăn, có thể ăn với bánh mì truyền thống, cơm hay các loại bánh phương Tây khác.
Cà ri không chỉ nổi tiếng như một đặc trưng ẩm thực của Ấn Độ mà còn được biết đến trên toàn thế giới. Đến mức nhiều nước đã mang công thức cà ri về, thêm thắt một số yếu tố dân tộc, thổ nhưỡng và khiến các phiên bản trở thành đặc trưng ẩm thực của nước đó. Hãy cùng chúng mình khám phá “hình dáng” của món cà ri của các nước nhé!
Ấn Độ
Là cái nôi của cà ri, Ấn Độ là nơi mà cà ri phát triển nhất, đến mức có thể xem như một nét văn hoá. Cà ri Ấn Độ là loại nước sốt được làm từ nhiều gia vị khác nhau từ thảo mộc, mang lại sự đa chiều trong hương vị, cũng là điều khiến món ăn này nổi tiếng đến thế. Cà ri được tạo ra từ sự kết hợp tài tình các loại hương liệu giản dị. Cà ri ở Ấn Độ thực ra không phải là một món, mà là một loại thức ăn với nhiều sự kết hợp gia vi khác nhau. Chính vì thế mà người Ấn dường như không bao giờ ngán cà ri cả, bởi vì chỉ cần thay đổi một loại gia vị thôi cũng khiến món ăn có mùi khác hoàn toàn.
Người Ấn Độ truyền thống không hay sử dụng bột cà ri làm sẵn, mà thích tự phối các loại nguyên liệu tươi để cho ra vị mới. Song ba vị cơ bản nhất vẫn phải có ngò, thì là và nghệ, và những vị khác có thể được thay đổi xoay quanh chúng. Các món cà ri có thể có thịt cá, thịt gà vịt hoặc các loại nghêu, sò… Cà ri Ấn Độ có thể khô hoặc ướt. Cà ri khô được nấu với ít nước, đun đến khi sắc lại và chỉ còn một lớp mỏng áo bên ngoài thịt, rau củ. Cà ri nước có thể được nấu phần lớn với nước, nước thịt, sữa, đậu xay, yogurt hoặc nước dừa (dù nhiều tài liệu nói rằng cà ri nước dừa chiếm phần ít trong số các món cà ri Ấn Độ).
Cà ri Ấn Độ thường được ăn với Chapati, một loại bánh mì truyền thống.
Thái
Cà ri chua với tôm của Thái.
Cà ri Thái cũng là một món ăn được xem như đặc sản Thái Lan, với những đặc điểm và biến tấu rất riêng. Người Thái gọi món cà ri của họ là “kaeng” (hoặc “gaeng”). Trong từ điển tiếng Thái đầu tiên, từ kaeng được định nghĩa là một món nước ăn kèm với cơm, được nấu từ chả tôm, hành củ, ớt và tỏi. Trái với nhận thức của nhiều người, cà ri truyền thống của Thái không có sử dụng nước cốt dừa, theo như định nghĩa từ “kaeng”.
Video đang HOT
Một món cà ri khô.
Vị cay của cà ri Thái phụ thuộc phần nhiều vào khẩu vị và thói quen nấu nướng của từng vùng miền, có loại nhạt, có loại ngọt, có loại chua, có loại lại rất cay. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ Ấn Độ mà người Thái cũng có nhiều món cà ri khô, thường được nấu bằng cách xào rau củ với sốt cà ri làm sẵn.
Việt Nam
Từng có thời, cà ri là món ăn có mặt trong mọi bữa tiệc từ đám cưới, sinh nhật đến thôi nôi, đầy tháng… Đây là một món ăn tương đối dễ ăn và không kén người ăn. Cà ri Việt Nam hiếm khi có vị cay – một vị được xem như đặc trưng của món cà ri nói chung. Thay vào đó, phiên bản Việt có vị ngọt, béo đậm đà do được nấu từ nước cốt dừa. Hầu hết cà ri ở Việt Nam đều có nguyên liệu chính là thịt gà, có các loại khoai. Nước dùng cà ri Việt Nam có kết cấu hơi đặc do bột tan ra từ khoai.
Người Việt Nam thường ăn cà ri với bánh mì (ảnh hưởng thời Pháp thuộc), với bún và đôi khi là các loại miến. Trái với nhiều nước khác, người Việt hiếm khi ăn cà ri cùng với cơm.
Nhật Bản
Cà ri Nhật Bản cũng là một món cà ri có nét đặc trưng riêng, vốn được xem như một món ăn có nguồn gốc phương Tây (dù cà ri bắt nguồn từ Ấn Độ). Đây là do người Anh mang vào trong thời gian hội nhập. Cà ri Nhật thường có ba loại rau củ chính là hành tây, cà rốt, và khoai tây, đôi khi có cả đậu hà lan. Cà ri Nhật không kén các loại thịt, có thể dùng thì gà, bò hoặc heo, tuy nhiêm hiếm có loại cà ri với hải sản.
Người Nhật ăn cà ri với cơm, mì udon và làm nhân bánh mì, bánh mì nhân cà ri gọi là Karepan. Ngoài ra thì cơm cà ri rất hay được ăn cùng katsudon, một loại thịt heo chiên xù.
Theo Trí Thức Trẻ
Cà ri Sài Gòn cũng có nhiều phiên bản mới mẻ, lạ vị chưa chắc ai cũng thử qua
Làn nước dùng sóng sánh, béo thơm thấm đều trong từng xớ thịt đã làm cho các món cà ri này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Nếu để ý bạn sẽ thấy các món cà ri ở Sài Gòn vô cùng đa dạng với kiểu kết hợp nguyên liệu. Thành phần vẫn gồm nước cốt dừa, bột cà ri cùng các loại gia vị nhưng tùy món mà người ta gia giảm, thêm thắt để tạo nên hương vị đặc trưng riêng. Khám phá những biến tấu nổi bật của món cà ri dưới đây, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn ăn uống mới mẻ và lạ vị hơn đấy.
Cà ri gà
Quen thuộc và được lòng thực khách Sài Gòn nhất có lẽ là món cà ri gà. Có nhiều cách thưởng thức món ăn này như chấm cùng bánh mì hoặc trụng bún cho thêm phần "chắc bụng". Nước dùng được nấu hoàn toàn từ cốt dừa, bột cà ri nên bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm nồng nàn lan tỏa cùng độ sánh, béo hấp dẫn. Thịt gà mềm dai, thấm tháp vị mặn ngọt hài hòa.
Cà ri gà không quá nồng nàn gia vị nhưng vẫn giữ được độ sóng sánh của làn nước dùng. Vừa ăn vừa hít hà chấm cùng muối ớt chanh nữa thì chẳng còn gì hấp dẫn hơn. Bạn có thể đến những địa chỉ cà ri nổi tiếng như: Cà ri Cô Lan, cà ri Chợ Xã Tây, Cà ri 1357... để đổi vị thử nhé!
Bánh tằm cà ri
Món ăn dân dã đến từ vùng đất mũi Cà Mau cũng đã kịp gây ấn tượng với thực khách Sài Gòn nhờ cái cay the nồng nàn đặc sắc. Không còn là những sợi bánh tằm trắng nõn như truyền thống, bánh tằm cà ri cay nổi bật với màu vàng đỏ bắt mắt.
@khacvinh1808, @ngua_tynn
Sốt cà ri đủ đầy các gia vị như đinh hương, bột nghệ, quế chi, đại hồi và bột ớt khô. Sợi bánh quyện đều cùng làn sốt sệt, đặc làm người ta hít hà, toát mồ hôi với độ cay nồng.
Không phải dễ tìm một nơi ở Sài Gòn có món bánh tằm cà ri đặc sản này, bạn có thể đến quán Cô Phượng ở đường Trường Sơn (quận 10) để khám phá thử nhé!
Cà ri dê
So với những phiên bản còn lại thì cà ri dê được chế biến cầu kì và đa dạng nguyên liệu hơn. Người ta thường ướp thịt cùng với các loại hương liệu, gia vị đặc trưng của Ấn Độ và thêm vào đó lượng dừa cũng được gia tăng. Nhờ thế mà mùi tanh vốn có cả thịt dê cũng bị át đi ít nhiều, thịt mềm và thơm hơn.
Nước dùng cà ri dê có độ sánh đặc, thơm nồng và cay the hấp dẫn. Tùy quán mà món chấm cùng sẽ có sự khác biệt, nếu các quán ăn chuẩn vị Ấn thì là những chiếc bánh chapathi, còn các quán thông thường sẽ dùng kèm bánh mì quen thuộc. Tuy nhiên món cà ri này có phần nồng vị nên đối với nhiều người sẽ thấy hơi khó ăn.
Huỳnh Hằng
Bạn có thể thưởng thức cà ri dê đúng vị Ấn Độ ở quán Musa, quán Cà ri dê Đông Du, Quán cà ri gần khu chùa Hồi chợ Xã Tây...
Cà ri cá viên
Cà ri cá viên là một món ăn vặt được giới trẻ yêu thích khi biến tấu tài tình những viên chả cá thấm đượm trong sốt cà ri. Không quá nồng nàn, béo ngậy như những món cà ri khác, phần sốt tương đối ít và lỏng.
Chả cá quyện cùng sốt mang tạo nên gam màu vàng óng ánh trông rất kích thích. Món này có thể thưởng thức như một thức quà vặt tại quán Lê Gia Streetfood, Ăn Vặt A Jay... Còn không lâu lâu "chán cơm" thì hãy tìm đến hàng mì cá viên cà ri ở khu mũi tàu Nguyễn Trãi để đổi vị nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Cách làm thịt bò khô bằng chảo chống dính Thịt bò khô với hương vị cay cay, đậm đà, thơm ngon luôn là món không thể thiếu trên bàn nhậu hay mỗi khi Tết về. Nguyên liệu làm thịt bò khô - Thịt bò: 500gr. Bạn chọn thịt bò tươi loại ngon, xớ dài để xé sợi không bị nát. - Tỏi băm: 3 muỗng canh - Tiêu xay: 2 muỗng cà...