Cá nục kho cay ăn với cháo trắng – món ngon bình dân ở Đà Nẵng
Cá nục chuối kho khô ăn cùng cháo trắng là món ăn bình dân nhưng thu hút thực khách mỗi lần đến Đà Nẵng.
Ngoài mì Quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da và các loại khô mắm, hàng quán Đà Nẵng còn có món cháo trắng khiến khách phương xa ưa thích. Cháo ở đây vẫn được nấu bằng gạo dẻo, lót đáy nồi chút lá dứa cho thơm, song điều khiến món ăn trở nên khác biệt so với cháo miền Nam chính là món mặn ăn kèm.
Một trong sự khác biệt ấy là món cá nục kho. Cá nục chuối Hội An được chọn kho là loại chỉ to bằng ngón tay cái. Con cá làm sạch, cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng, ướp mắm muối và một loại gia vị mang đi kho rục. Để khử mùi tanh, nồi cá được cho nhiều tiêu và ớt nguyên trái. Kho đến khi rục cả xương thì tắt lửa. Chỉ cần con cá nục đã đủ ăn cả tô cháo trắng.
Video đang HOT
Ngoài món cá nục kho, cá bống cũng là lựa chọn hàng đầu của các đầu bếp Đà Nẵng. Cá bống con bằng ngón tay út, kho hơi mặn kèm mớ ớt hiểm cay cay không chỉ ăn ngon với cháo trắng mà còn là món chính để ăn với cơm hoặc dùng làm mồi nhậu.
Cháo trắng còn được người Đà Nẵng ăn kèm với tép rim mặn. So với vị ở Sài Gòn hoặc các tỉnh miền Tây Nam bộ, tép ở đây rim mặn hơn, ít vị ngọt hơn.
Cải xá bấu xào mặn cũng là món ăn được nhiều người ưa thích. Cách chế biến xá bấu ở đây cũng khác miền Nam bởi cải gần như được bằm nhuyễn chứ không xắt cọng dài.
Cháo trắng Đà Nẵng cũng có món thịt kho tiêu nhưng khác với miền Nam, thịt ở đây được xắt nhỏ, kho không bỏ nước màu.
Món cháo trắng ở Đà Nẵng cũng không thể thiếu trứng muối. Mỗi tô cháo có cùng đĩa thức ăn có giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng. Ai đang đói có thể ăn một lúc hai phần, hoặc cũng có thể gọi cùng lúc nhiều món. Hai quán cháo nổi tiếng nhất Đà Nẵng đều cùng nằm trên đường Phan Chu Trinh.
Theo Ngôi Sao
Mì Quảng: Món "Fast food" tuyệt vời ở Đà Nẵng
Mì Quảng là món ăn đặc hữu quá phổ thông, quen thuộc không những với người địa phương mà còn cả khách vãng lai đã có lần ghé qua Đà Nẵng.
Thành phần cơ bản của mì Quảng gồm: mì, thịt (heo, bò, gà, vịt...), tôm, cá ( lóc, thu, nhám...), trứng (gà, vịt, cút), đậu phộng rang, bánh tráng (đa), ớt, chanh, hành, tỏi... và đặc biệt không thể thiếu các loại rau ăn kèm (xà lách, cải con, giá sống, bắp hoặc thân chuối sứ...). Tất cả các thành phần này thường có đầy đủ trong một quán mì Quảng "bậc trung" và tùy theo sở thích khách ăn sẽ được phục vụ nhiều hay ít các thứ món trong cùng một tô mì.
Ba điểm độc đáo của mì Quảng: một là chỉ dùng nước mắm nguyên không pha thêm chanh, tỏi, đường...hai là dùng ớt xanh nguyên trái không dùng ớt chín đỏ và không thái lát và ba là dung dầu phộng "phi", "khử" vừa chín để vừa có độ béo bùi vừa thơm nhưng không có mùi "hăng" sống.
Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích nghiêm túc và kết luận: tô mì Quảng đúng là cả một "khẩu phần" ăn hợp lý được thu nhỏ lại. Tô mì đầy đủ bốn thành tố của bữa ăn tốt : chất bột (mì, bánh tráng), chất đạm (thịt, cá) chất béo (dầu, mỡ, trứng) chất khoáng và vitamin (các loại rau ăn kèm)
Về tính tiện dụng, mì Quảng đúng là một thức ăn nhanh, fast food, đúng nghĩa: mì, thịt, cá, trứng, nước nhân, rau rán, gia vị ....đều có sẵn, người ăn tự chọn và lấy sử dụng theo nhu cầu. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, người địa phương dùng mì Quảng làm thực phẩm chính cho các lễ cúng, giỗ, liên hoan, nhậu nhẹt...
Về khẩu vị và nghệ thuật, thì mì Quảng cũng thuộc loại "xuất sắc". Giáo sư Trần Văn Khê, tuy là chuyên gia âm nhạc cổ truyền, nhưng cụ cũng có nhận định hóm hỉnh rằng chúng ta sẽ thưởng thức món mì Quảng bằng cả ngũ quan (1) mắt nhìn nhiều màu sắc: trắng của mì, đỏ của ớt, cà chua, xanh tươi của rau rán (2) mũi ngửi được hương thơm: của thịt, của đậu phộng rang...(3) lưỡi nếm lắm mùi vị: ngọt, bùi, béo, cay, chua.... (4) miệng nhai thấy mềm, cứng, dai, dẻo và (5) tai nghe nhiều âm điệu vui: tiếng bánh tráng, bánh phồng tôm gãy dòn, tiếng vỡ sào sạo của đậu phộng.
Ba ưu điểm lớn của mì Quảng: một là tính phổ biến và dân dã của nó, hầu như tất cả mọi nơi, tất cả các bà nội trợ vùng Quảng Nam Đà Nẵng đều biết và đã từng nấu được món mì Quảng này cho bữa ăn gia đình, hai là mì Quảng là tính "linh hoạt", "đa hệ". Nghe đâu, món mì Quảng là sang kiến "tiết kiệm" của người địa phương. Họ đã linh hoạt có gì dùng nấy nên đã cho ra đời lắm thứ mì và lắm thứ rau, để chế biến ra nhiều loại mì khác nhau: mì Quảng gà, mì Quảng bò, mì Quảng tôm, mì Quảng cá, mì Quảng sứa....và cả mì Quảng chay dùng cho ngày rằm, đầu tháng cho những đạo hữu, phật tử và ba là tính tiện dụng, kinh tế mì Quảng là thức ăn "đứng", buffet "Vietnamese", rất nhiều tiệc vui, giỗ kỵ ở xứ Quảng dọn món mì Quảng và khách dự tự chọn số lượng, loại thức ăn kèm cho tô mỳ của mình một cách tự do.
Nếu bạn có dịp thăm viếng hay công tác đến Đà Nẵng đừng quên thưởng thức món mì Quảng đặc sản này. Và hầu như mọi đường phố ở Đà Nẵng đều có quán mì Quảng đặc hữu địa phương.
Theo Dân trí
Bún mắm nêm - món đặc sản giá bình dân ở Đà Nẵng Món ăn đậm đà với nhiều thành phần phong phú được cả người Đà Nẵng và du khách yêu thích. Mắm nêm (còn gọi là mắm cái) là loại gia vị mặn phổ biến của các tỉnh duyên hải miền Trung. Mắm được làm từ các loại cá tươi như cơm thang, giò hột dưa, nục, ướp với muối theo công thức gia...