Cá lóc kho mía
Cá lóc kho nước mía vị ngọt đậm đà, thêm chút cay tê của tiêu ớt, vừa giản dị vừa ngon cơm.
- 500 gr cá lóc
- 220 ml nước mía
- 1 ít tóp mỡ hành tím
Video đang HOT
- Vài quả ớt
- Nước mắm, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
Bước 1:
Cá lóc rửa sạch, để ráo. Hành tím thái lát mỏng. Cho cá vào tô nêm chung với nước màu, nước mắm, tiêu, hành tím, nước mía, phần nêm ướp này còn tuỳ thuộc vào khẩu vị của gia đình bạn. Để cá thấm gia vị khoảng 30 phút.
Bước 2:
Đặt chảo lên bếp, dầu nóng cho từng miếng cá vào chiên sơ trong 5 phút giúp cho phần thịt cá săn lại, nhớ trở cá nhẹ tay.
Bước 3:
Sau 5 phút, cho toàn bộ phần nước ướp và thêm một bát nước mía vào và kho ở lửa trung bình khoảng 30 phút. Nêm nếm lại thêm một lần nữa để thịt cá thấm gia vị. Khi nước cá hơi keo lại thì tắt bếp. Thêm tóp mỡ giòn vào. Khi ăn cho cá kho mía ra đĩa, rắc thêm tiêu dùng chung với cơm nóng.
Thành phẩm:
Cá lóc béo ngậy, thơm thơm khi kho với nước mía. Vị ngọt đậm, thêm chút cay nồng của tiêu ớt.
Chang Chép
Bún cá Kiên Giang thành đặc sản ở Hậu Giang
Từ Kiên Giang, tô bún cá đến với miền đất Hậu Giang và làm say lòng bao thực khách. Cái quán nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ ở phường III, thành phố Vị Thanh, chuyên bán bún cá sáng nào cũng kín chỗ.
Nhìn đơn giản vậy, nhưng thưởng thức một lần sẽ rất khó quên.
Lúc trước, nghe mấy đứa bạn rủ đi ăn bún cá, tôi từ chối ngay, không thèm đợi nhóm bạn giải thích: "Chắc giống bún nước lèo thôi, nấu với mắm chứ có gì mà lạ, mình nấu còn ngon hơn, thịt cá nhiều hơn nữa kia". Cứ nghĩ ở miền Tây này, cái gì có cá chắc liên quan tới... mắm. Rồi một dịp tình cờ tạt vô hẻm 147, ở khu vực 6, phường III, kêu tô bún cá ở cái quán có tên dung dị Sa-Kê quán, lại thấy quá bất ngờ bởi vị đậm đà và cái ngon khó lẫn vào đâu của tô bún, với vị hơi ngọt đúng "gu" ẩm thực của người miền Tây...
Tô bún cá Kiên Giang có ít chả cá chiên vàng, cá lóc tươi luộc, đôi khi có vài miếng chả cá tươi hấp nữa. Theo giới thiệu của cô Nguyễn Thị Vân, chủ quán, thì đây là chả cá thu chính hiệu. Với cách chế biến khéo léo, cùng vài bí quyết riêng, miếng chả cá dai, giòn, rắn chắc, nhưng rất tươi mềm bên trong.
Cái hồn của tô bún cá ngoài cá lóc, còn là những con tôm tươi rói, tròn lẳn, đỏ au được xào sơ qua với ít dầu hột điều, thêm chút gạch tôm và mấy cái trứng vịt đánh tan ra, tạo nên những miếng trứng dai giòn, đậm đà. Tô bún cá cũng không thể thiếu hành phi, quan trọng nhất là phi hành sao cho thật thơm, giữ được màu xanh mướt. Nước dùng không nêm nếm quá nhiều bột ngọt, mà phải ngọt thanh từ xương cá lóc, xương ống heo. Khi dọn ra ăn, thêm một chút bắp chuối bào lẫn bắp cải trắng phau, cùng mớ giá, hòa sắc với vài miếng hẹ, chút rau răm sẽ rất tuyệt vời. Tô bún cá muốn ngon, nước dùng phải thật nóng, thêm chút ớt băm, chút tắc (hạnh), nước mắm ngon, xì xụp húp một hồi mồ hôi ra nhễ nhại, hít hà một hơi thấy khỏe cả người. Cũng ngộ, bún cá ăn với tắc mới ngon, còn ăn với chanh thì mùi vị hơi bị... lãng. Bà chủ quán còn tiết lộ rằng, ăn bún cá phải thêm ít nước mắm vùng Phú Quốc, mới đậm vị. Ở Kiên Giang, tô bún cá lúc nào cũng có lớp mỡ màng phía trên, với những cái trứng cá li ti, làm cho tô bún thêm phần hấp dẫn...
Thấy thì tưởng dễ nấu, nhưng để nấu đúng chuẩn bún cá Kiên Giang không hề đơn giản. Bí quyết nằm ở sự tận tâm, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, mọi thứ phải tươi ngon... Để rồi, ăn được một lần lại thấy khó quên quá tô bún cá đậm đà...
Cách làm món bún cá Campuchia Món bún cá kiểu Campuchia với mắm prohoc nước cốt dừa và cá lóc khá lạ miệng và được nhiều người dân miền Nam ưa thích. Nguyên liệu: Cá lóc( cá quả): 1 con 1,5kg Xương cá chắm: 1kg Dừa già nạo sợi: 500g Mắm prohoc: 300g Bún tươi sợi nhỏ: 1kg Đậu đũa: 600g Hành tím, gia vị, tỏi, xả, nghệ tươi,...