Cá linh kho đọt cóc – món ăn ngày lũ
Trước sân nhà tôi có trồng một cây cóc. Mùa nước lũ tràn về cũng là mùa cóc ra trái. Mỗi khi ba đánh bắt được cá linh mang về nhà, má sai tôi ra sân lấy cây sào kéo nhánh cóc xuống, hái những đọt non để má chế biến món ăn. Theo lời má, cá linh nấu với lá cóc non rất ngon vì mùi thơm đặc trưng, lẫn vị chua chua của lá khiến ta ngon miệng hơn.
Cá linh phải lựa cá thật tươi, cá linh nhỏ càng ngon, vì có thể ăn luôn cả xương. Cá mang về, bỏ ruột, dùng dao cắt vây, đuôi (không cắt đầu, đánh vảy), rửa sạch để ráo. Đọt cóc chọn lá non, rửa sạch để ráo. Phi mỡ (dầu) cùng đầu hành lá xắt nhuyễn cho thơm rồi đổ nước lạnh vào nồi nấu sôi. Nêm nếm gia vị (bột ngọt nước mắm) vừa ăn. Tiếp đến, cho cá linh vào nồi nấu chín (nhớ đừng để cá mềm quá, mất ngon). Cuối cùng, cho đọt cóc non vào, khi nào lá cóc chuyển sang màu vàng thì nhắc xuống. Thêm rau cần (xắt khúc) và một ít tiêu xay vào, múc ra tô là xong. Chuẩn bị thêm chén nước mắm ngon nguyên chất với trái ớt chín. Món này ăn với bún ngon phải biết.
Theo PNO
Cá linh tẩm bột chiên giòn đầu mùa nước nổi
Cá linh tươi cho vào bột trộn với lòng đỏ trứng chiên giòn rồi cuộn với rau sống chấm nước mắm chua ngọt, là món ăn đầu mùa nước nổi của người miền Tây Nam bộ.
Video đang HOT
Đây là loại cá nước ngọt, có nhiều ở miền Tây Nam bộ. Cá sinh sản vào mùa thu, bơi từng đàn lớn. Cá trưởng thành cũng chỉ to bằng ngón tay. Theo các lão nông vùng Đồng Tháp Mười, đầu mùa nước nổi là thời điểm cá cơm ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo.
Cách chế biến món ăn khá đơn giản, không mất nhiều thời gian. Khách đến ngồi uống xong ấm trà là chủ nhà đã có thể làm xong món cá linh để đãi.
Cá linh tẩm bột chiên giòn. Ảnh: Thiên Chương
Để làm món này phải chọn loại cá còn tươi. Cho tay vào rổ thấy cá còn cứng mình hoặc cá sống càng tốt. Cá đầu mùa nước còn non, mỗi con chỉ bằng nửa ngón tay út. Người kỹ tính có thể mổ bụng móc bỏ ruột cá, hoặc bình thường thì chỉ rửa thật sạch cá là được.
Bột tẩm là bột mì hoặc loại bột tẩm chiên có bán ở chợ. Món cá linh chế biến theo cách của người người miền Tây thường không tẩm bột khô. Để tăng vị béo của bột, các bà nội trợ thường cho thêm vào bột lòng đỏ trứng rồi tán đều. Cũng có thể xắt sợi củ khoai môn trộn cùng vào để có vị bùi bùi sau khi chiên. Sau khi pha trộn bột, cho cá linh đã rửa sạch vào trộn đều.
Cách chiên khá đơn giản: Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa phải, cho dầu vào khi chảo nóng. Để bột nổi phồng nên cho dầu ăn nhiều. Khi dầu đã nóng, đặt cá linh tẩm bột vào cháo, sau đó ép dẹp cá ra thành mảnh to cỡ bàn tay. Cá đủ độ giòn (màu vàng thẫm) thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy hút thấm.
Món ăn này không thể thiếu rau và nước mắm. Người miền Tây Nam bộ thường cuốn cá với cải bẹ xanh, cải xà lách, rau tía tô, dấp cá, rau quế, húng cây. Nước mắm đâm cùng tỏi, ớt, chanh, đường và pha chua chua ngọt ngọt. Cá linh tẩm bột chiên giòn chỉ ăn với rau cho đến khi no bụng. Món ăn rất phù hợp cho những ngày mưa và cũng là một món mồi nhậu được đấng mày râu ưa thích.
Cá linh trước khi chế biến. Ảnh: Thiên Chương
Ngoài tẩm bột chiên giòn, trong mùa nước nổi, cá linh còn được nấu canh chua điên điển hoặc kho tiêu. Cá linh cuối mùa nước đã trưởng thành còn được làm mắm. Mắm cá linh vùng Đồng Tháp, Long An, An Giang vốn nổi tiếng. Tại Sài Gòn, vào khoảng tháng 8 âm lịch, thi thoảng cá linh sống vẫn được đưa từ miền Tây lên bán tại chợ với giá vài chục nghìn đồng một kg.
Tương truyền khi xưa vua Gia Long bôn tẩu vùng đầu nguồn sông Hậu, đàn cá bay trên mặt nước phóng vào thuyền, vua cho là điềm gở nên không đi theo hướng ấy và đã thoát nạn. Từ đó ông đặt tên cho loài cá này là "cá linh".
Thiên Chương
Theo VNE
4 món bún đặc sản của các vùng ở Sài Gòn Món bún đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh. 1. Bún mắm Cần Thơ Bún mắm có nước lèo từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt và lấy chất ngọt từ con cá lóc hay xương lợn... Ngoài ra, món ăn còn có sả băm...