Bưởi: Thần dược cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bưởi từ lâu đã được biết đến như một loại quả có công dụng giảm cân, chống béo phì rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng kỳ diệu của bưởi với bà bầu thì lại ít được đề cập tới.
1. Sảy thai và đau bụng sau khi sinh
Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu nước vỏ bưởi uống. Nếu kinh nguyệt không đều sau khi sinh thì có thể đập nát hạt bưởi hoà với nước uống.
2. Mượt tóc sau sinh
Sau khi sinh, nhất là sinh con lần đầu, các mẹ thường bị rụng tóc nhiều do thiếu hụt máu và canxi. Lúc này, để lấy lại mái tóc mềm mượt chắc khỏe, các mẹ nên dùng vỏ bưởi đun nước gội đầu, hoặc bóp tinh dầu vỏ bưởi trực tiếp lên tóc.
Vỏ bưởi vừa làm mượt tóc, vừa giúp bà bầu loại bỏ những triệu chứng ốm nghén.
3. Ốm nghén
15g vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống khoảng 3 – 5 ngày.
Bưởi có vị chua, ngọt mát, không độc, ngoài tác dụng làm mát, giải đờm, giã rượu còn có thể chữa chứng tiết nước bọt và thèm ăn không ngừng của phụ nữ mang thai
Bưởi 5 – 8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.
4. Táo bón
Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở các bà bầu mà thủ phạm là hormon thai kỳ progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp trị táo bón các mẹ nhé.
Ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp trị táo bón.
Video đang HOT
5. Phù thũng sau sinh
Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể. Nó liên tục được tái sinh và đào thải khỏi cơ thể qua thận. Nếu chất lỏng ngừng tuần hoàn như cần thiết thì những gì giữ lại trong cơ thể được gọi là phù thũng
Những bà mẹ tương lai cảm nhận nhiều hơn việc thừa nước trong cơ thể. Do khối lượng máu lưu thông trong thời gian mang thai tăng 2 lần, còn những mạch máu nhỏ (mao quản) bắt đầu cho chất lỏng thấm qua thành. Cộng thêm việc phụ nữ mang thai hay bị rối loạn trao đổi muối – nước, muối natri tích tụ lại trong cơ thể, gây cản trở cho việc đào thải nước ra ngoài. Ăn bưởi mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng này.
Trí Thức Trẻ
Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm
Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó:
1. Rau
- Rau diếp cá
Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.
Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
Rau riếp cá
- Mồng tơi
Mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ, có 2 loại: màu xanh và tía. Loại màu tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu và nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.
Canh rau mồng tơi
Mồng tơi thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ. Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
- Rau dền
Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần, mồng tơi giúp trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày, có thể phơi khô, nấu nước uống.
Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
- Rau má
Rau má có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, gan nhiệt.
Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
2. Củ, quả
- Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Mướp đắng
- Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
- Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
- Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
3. Trái cây
- Dưa hấu, dưa chuột, cà chua...
Có một trữ đủ sẽ giải lý do dưa hấu, dưa chuột được "chào đón" trong mùa hè là nhờ hàm lượng nước cao giúp giữ cho cơ thể đủ nước. Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua...là những "ứng cử viên" tốt cho ngày hè. Để "hưởng" trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ "háo nước" hơn.
Dưa chuột
- Chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
- Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
- Dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
4. Trà
Có một thói quen sai lầm mà nhiều người phạm phải là ăn kem hoặc uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Bởi vì ăn kem làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và đường ruột, có thể gây ra tiêu chảy hay đau bụng do lạnh. Trong khi đó, đồ uống thường là nước ngọt, nước uống có ga có thể làm tổn thương lá lách, dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Ly trà thanh mát
Lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh mà là nước trà bình thường. Lá trà sạch giàu kali, vừa giúp giải khát lại có tác dụng giảm mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Anh thì khả năng giải nhiệt của nước trà hơn hẳn các đồ uống lạnh, vì vậy, đó là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn giải khát.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)
10 thực phẩm giải nhiệt cực tốt bạn nên ăn nhiều trong mùa hè Mùa hè đến, những cơn nắng nóng sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi là nóng bức, lúc này những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt sẽ là lựa chọn hàng đầu và sáng suốt. Dưới đây là 10 thực phẩm giúp bạn giải nhiệt mà bạn dễ dàng mua và chế biến. Đậu phụ: Vị ngọt, mát có tác dụng...