Bún tươi, giò chả ‘ngậm’ hàn the và formol
Kết quả này được thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố hôm nay, sau khi xét nghiệm 6 mẫu thực phẩm gồm giò chả và bún tươi lấy ngẫu nhiên trên thị trường.Tại hội nghị phòng chống ngộ độc thực phẩm do Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM tổ chức trưa nay, thanh tra Sở Y tế cho biết trong 5 mẫu giò chả không có nhãn hiệu đang bày bán trên thị trường được mang đi xét nghiệm, đã có đến 4 mẫu chứa hàn the vượt mức quy định. Ngoài ra, một mẫu bún tươi sau khi xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính với formol.
Thức ăn vỉa hè dễ có khả năng gây các bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: Thiên Chương
Đại diện thanh tra Sở Y tế cho biết, formol là hóa chất giúp bún lâu bị hỏng; còn hàn the làm giòn giò chả. Đây là những loại hóa chất có hại, cấm sử dụng trong thực phẩm vì nếu không gây ngộ độc cấp thì cũng ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe người dùng.
Qua các đợt kiểm tra từ đầu năm đến nay, hơn 400 quả trứng chưa qua kiểm dịch cũng bị tiêu hủy; tịch thu 63 kg thịt lợn, bò dê không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. “Điều này cho thấy, thực phẩm chưa an toàn vẫn còn tồn tại và người dân dễ dàng lãnh đủ hậu quả”, một cán bộ thanh tra nói.
Gần một nửa trong số 530 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và bếp ăn tập thể khi kiểm tra có vi phạm. Lỗi thường thấy là điều kiện cơ sở vật chất không đạt vệ sinh. Kiểm tra nhanh 727 dụng cụ chế biến và chứa thức ăn sẵn, có đến 357 mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh.
Theo thống kê của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM, chỉ trong hơn một tháng qua, thành phố có 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 628 người nhập viện. Hầu hết các bếp ăn liên quan được kiểm tra sau đó đều không đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Nguyên nhân gây ngộ độc thường do thực phẩm không có nguồn gốc; thức ăn nấu từ bếp ăn bên ngoài đưa vào công ty xí nghiệp trên quãng đường xa, phương tiện vận chuyển không đạt chuẩn, thức ăn không được hâm nóng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh và các độc tố tự nhiên sinh sôi”, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nói.
Video đang HOT
Ông Phạm Kim Bình, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế nhận xét, hầu như các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn ít chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ bếp ăn tập thể đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất thấp.
Độc tố histamine trong cá ngừ không còn tươi là nguyên nhân chính gây ngộ độc tập thể. Ảnh: Thiên Chương.
Trong khi đó, theo “Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống” của Bộ Y tế, tất cả các dịch vụ liên quan đến ăn uống từ người bán hàng rong, quán chế biến thức ăn tại chỗ, đến cơ sở chế biến thức ăn tập thể, cơ sở bán thực phẩm, chợ đầu mối… đều phải tuân thủ các nguyên tắc quy định nhằm đảm bảo mang đến thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Trên thực tế, việc cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở đều chưa thực hiện triệt để, đặc biệt là các cơ sở chế biến thực phẩm theo dạng dùng trong ngày, thực phẩm hàng rong.
Từ năm 2005 đến hết tháng 7/2011, TP HCM có gần 10.000 người bị ngộ độc thực phẩm với 8 trường hợp tử vong. Để hạn chế các vụ ngộ độc tập thể có liên quan đến suất ăn tập thể, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM đã yêu cầu các cơ sở chế biến thức ăn ký cam kết đảm bảo sử dụng thực phẩm có nguồn gốc; đảm bảo thức ăn nóng đến người dùng; thời gian thức ăn thành phẩm đến người dùng không quá 2 giờ đồng hồ…
“Những trường hợp vi phạm cam kết sẽ bị xử phạt nghiêm, thậm chí rút giấy phép kinh doanh”, ông Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nói.
Theo VNE
Sợ bệnh viện nội, dân 'giẫm gai cũng phải ra nước ngoài chữa trị'
Ông Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế TP HCM khẳng định chuyên môn, kỹ thuật ngành y tế của Việt Nam không thua kém ai, nhưng khi người dân dù "đạp gai cũng ra nước ngoài chữa bệnh" thì cần chấn chỉnh lại.
Trong buổi làm việc sáng nay của kỳ họp thứ hai HĐND khóa 8, ông Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng TP HCM là trung tâm y tế lớn nhất phía Nam nên thu hút nhiều bệnh nhân từ các tỉnh thành, Việt kiều hay người nước ngoài đến khám chữa bệnh.
Về năng lực, ngành Y tế TP HCM cũng là trung tâm chuyên sâu với kỹ thuật cao và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành hàng đầu của cả nước. Trong đó, đội ngũ cán bộ y tế luôn được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ (hơn 62% bác sĩ được đào tạo sau đại học). Sở Y tế đã nỗ lực đầu tư về kỹ năng cho lực lượng này nên các kỹ thuật chuyên sâu như ghép gan, tạng... là ngang bằng với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên theo đại biểu Vương Đức Hoàng Quân, trên thực tế có rất nhiều người dân đã qua Singapore, Thái Lan khám chữa bệnh. Việc này gây ra không ít bức xúc bởi không chỉ khiến nhà nước mất đi một nguồn ngoại tệ, mà còn mất đi cơ hội nâng cao tay nghề và uy tín của ngành y tế Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP đang trao đổi với Phó giám đốc Sở Y tế bên ngoài hội trường. Ảnh: Hữu Công.
Thừa nhận thực tế này, nhưng ông Thanh khẳng định ngành Y tế không chủ trương mà do người dân tự đi nước ngoài khám chữa bệnh theo nhu cầu cá nhân. Ông cũng bày tỏ trong khi rất nhiều Việt kiều về nước điều trị bệnh vì tin tưởng vào sự phát triển của ngành y nội địa, thì người dân trong nước lại cố gắng chạy ra nước ngoài chữa bệnh.
"Cần khẳng định về chuyên môn, kỹ thuật mổ xẻ chúng ta không thua kém ai mà chúng ta chỉ không bằng họ về điều kiện vất chất. Những gì chúng ta còn chưa tốt thì trong thời gian ngắn nữa sẽ khắc phục được. Vì vậy chúng ta rất cần tuyên truyền đến người dân để họ thay đổi quan niệm", ông Thanh nhấn mạnh.
Người đứng đầu Sở Y tế cũng cho biết, trong thời gian qua ngành đã rất chú trọng đến việc xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ y tế với người dân, bởi y đức, đạo đức của cán bộ y tế ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.
"Nhìn chung cán bộ ngành y đã thực hiện tốt vấn đề này nhưng không phủ nhận vẫn còn một số có thái độ thiếu chừng mực khiến người bệnh không hài lòng. Đây là vấn đề lo lắng, trăn trở của tất cả đại biểu và của ngành nên chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, hạn chế không để con sâu làm rầu nồi canh", ông Thanh quả quyết.
Về công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố, ông Thanh cho rằng Sở Y tế đã làm rất tốt trong thời gian qua dù địa bàn TP HCM là rất rộng. Về cơ bản, các dịch bệnh lớn như H5N1 hay não mô cầu... đã được khống chế. Ngành cũng quan tâm nhiều đến dịch bệnh tay chân miệng nên đã có phương pháp phòng chống dịch từ tháng 3.
"Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh này chưa đến 10% được xem là ít so với các nước trong khu vực. Tại Trung Quốc hay Indonesia tỷ lệ tử vong là 15-20%", ông Thanh cho biết.
Cũng chất vấn trong mảng y tế, đại biểu Thái Tuấn Chí băn khoăn về dịch bệnh sốt xuất huyết rất lớn đang xảy ra tại TP HCM. Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng đã có 4.000 ca nhiễm bệnh và có 2 trường hợp tử vong, trong đó có một ca là do chẩn đoán sai.
Nhìn nhận vấn đề, giám đốc Sở y tế cho biết đã chỉ đạo toàn bộ 24 quận huyện tập trung phòng chống dịch bệnh nhưng chỉ có dịch tay chân miệng giảm trong khi dịch sốt xuất huyết tăng gấp 2 so với cùng kỳ. Theo ông Thanh đây là vấn đề cần báo động và phải tăng cường giám sát. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở còn cho rằng dịch bệnh này xảy ra hiện nay còn do ảnh hưởng của những công trình thi công chậm trễ đã làm ứ nước, hình thành ao tù tràn lan trên địa bàn thành phố.
Cũng trong buổi làm việc, các đại biểu đã tham gia chất vấn giám đốc Sở y tế về giải pháp của ngành trong việc để tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ ngày càng tăng; hay hệ thống cấp cứu 115 còn chậm và hạn chế; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ sở y tế còn chậm chạp; nhiều bệnh viện quá tải trong khi có nơi rất "vắng khách"...
Theo VNE
Nem phần Khánh Hòa đậm hương vị biển Rau sống được xếp lên chiếc bánh tráng mỏng, cho hai đến ba xâu nem vào giữa, thêm vào một ít bún tươi rồi nhanh tay cuộn tròn chiếc bánh, chấm vào nước tương vàng vàng đặc quện rồi thưởng thức. Đó chính là món nem phần Ninh Hòa. Ai đã một lần ghé thăm Khánh Hòa chắc chắn sẽ được truyền tai...