Bữa sáng tốt nhất và tồi tệ nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Trên thế giới có 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này dự kiến sẽ tăng lên 629 triệu vào năm 2045, theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới.
Bánh mì nguyên hạt có lợi cho người bệnh tiểu đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường, vì đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày sau khi nhịn ăn quá lâu. Điều này làm cho việc ăn sáng lành mạnh trở thành một yếu tố quan trọng trong việc kiểm tra lượng đường trong máu.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn phải thêm vào bữa sáng hằng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu, theo Times of India.
1. Ngũ cốc nhiều chất xơ, ít đường
Ngũ cốc là một trong những lựa chọn bữa sáng được yêu thích nhất mọi thời đại. Nhưng bệnh nhân tiểu đường phải đảm bảo bao gồm ngũ cốc nhiều chất xơ, ít đường trong chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu của họ.
2. Cháo đặc
Thường được gọi là daliya trong tiếng Hindi (Ấn Độ), cháo đặc là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Nó có thể được chế biến ngọt hoặc mặn, nhưng nói về bệnh nhân tiểu đường, họ phải chọn cháo mặn ăn với nhiều rau.
3. Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt có một lượng carb tốt nhưng nó không được tinh chế và có đường. Nó chứa chất xơ, rất quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Video đang HOT
4. Quả bơ
Quả bơ – SHUTTERSTOCK
Quả bơ có rất nhiều chất béo lành mạnh. Bạn có thể thêm nó vào lát bánh mì nguyên hạt của mình để có một bữa sáng bổ dưỡng.
Một số lựa chọn lành mạnh khác bao gồm trái cây tươi, trứng và yến mạch.
Những thực phẩm ăn sáng bệnh nhân tiểu đường phải tránh
Những người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường nên tránh thực phẩm có đường và carb đơn giản.
Danh sách các loại thực phẩm mà họ không được chọn bao gồm đường trong trà/cà phê, nước trái cây đóng gói, sinh tố trái cây, bánh mì bột tinh chế, ngũ cốc có đường, bánh quế, bánh kếp, sô cô la, mứt, bánh ngọt…, thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến, theo Times of India.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả
Việt Nam có có tỷ lệ người bệnh tiểu đường tăng nhanh nhất thế giới. Làm thế nào để phòng bệnh tiểu đường được rất nhiều người quan tâm.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày là một biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường biệu quả bởi vì nó giúp giảm nguy cơ gia tăng đường huyết. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, những người uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.
Một khi cơ thể bị mất nước thì hàm lượng hormone vasopressin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến cho gan tích trữ nước đồng thời tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn. Tình trạng gan bị tạo áp lực trong một thời gian có thể khiến cho insulin bị giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cách đơn giản để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định đó là uống đủ nước (tất nhiên không phải là nước ngọt). Trung bình một ngày chúng ta cần nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước. Không dùng nước ngọt có gas, nước tăng lực... thay cho nước lọc bởi vì chúng chính là nguyên nhân gây béo phì và tăng lượng đường trong máu.
Khi cơ thể nạp đủ nước, thận sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn, giúp đào thải các chất độc và đường dư ra ngoài thông qua nước tiểu. Vì vậy để phòng bệnh tránh tiểu đường, hãy tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé!
Ăn nhiều rau của trái cây tươi
Ăn nhiều rau củ trái cây tươi là một trong những phương pháp phòng bệnh tiểu đường quan trọng nhất. Để phòng tránh tiểu đường bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
Chất xơ từ rau củ trái cây có tác dụng làm chậm quá trình phân giải của carbohydrate cũng như hấp thụ đường vào máu. Một bữa ăn giàu chất xơ sẽ tạo cho bạn cảm giác no hơn nhờ vậy mà có thể giảm mức gia tăng đường huyết.
Hãy bắt đầu các bữa ăn bằng việc thưởng thức một dĩa rau tươi sống, sau đó tha hồ thưởng thức các thức ăn mà mình thích. Phương pháp này giúp bạn nhanh no hơn, kiểm soát lượng đường và mỡ máu.
Tập luyện thể dục thể thao
Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, nhất là trong việc phòng và chữa bệnh tiểu đường. Vận động (nhất là Yoga) giúp cho con người lấy lại sự cân bằng của cơ thể.
Vận động mang lại sức khỏe cũng như niềm vui, sự thoải mái về tinh thần, góp phần làm cho cơ thể khỏe mạnh. Một khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ thì mọi bệnh tật sẽ được đẩy lùi.
Bạn nên dành ít nhất nửa giờ hoặc nhiều hơn để tập thể dục hàng ngày và hít thở sâu. Hoạt động thể lực gồm chơi bóng bàn, đi nhanh, chạy bộ, Yoga hoặc bất cứ hình thức thể dục luyện tập nào. Các hoạt động chạy bộ, taichi (thái cực quyền) chính là một trong những cách phòng chống bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi.
Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên bị thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người ngủ đủ giấc. Có thể nói ngủ đủ giấc là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thời gian ngủ của mỗi người thường không giống nhau, có thể phụ thuộc vào độ tuổi.
Thông thường những người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ (nên ngủ trước 23 giờ), để các cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, từ đó có thể hoạt động một cách tốt nhất.
Kiểm soát cảm xúc, giảm stress
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, giảm stress để sống vui, sống khỏe.
Bên cạnh đó, tư duy lạc quan, tích cực sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung. Ngồi thiền, Yoga và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn, là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng là một thói quen tốt, có thể gọi là trong những biện pháp phòng chống bệnh tiểu đường mà bạn không thể bỏ qua. Bởi vì sự tăng giảm cân nặng có thể liên quan tới bệnh tiểu đường. Một số trường hợp bệnh tiểu đường gây ra cảm giác thèm ăn và tăng cân trong khi những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường bị sụt cân nhanh chóng.
Vì vậy, bạn cần theo dõi thường xuyên và kiểm soát cân nặng của mình ở mức ổn định. Trường hợp thừa câm có thể lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao cũng như áp dụng chế độ dinh dưỡng phòng bệnh tiểu đường khoa học.
Người trẻ không tin mình có thể mắc bệnh 'kẻ giết người thầm lặng' "Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp (THA) đã trẻ hoá rất nhiều nhưng nhiều bệnh nhân tuổi trẻ, trung niên không chấp nhận và thừa nhận mình bị bệnh", TS. BS Nguyễn Trung Anh, GĐ BV Lão khoa Trung ương nói. GĐ BV Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh Hai 'kẻ giết người thầm lặng' TS. BS Nguyễn Trung Anh,...