Bóng hồng tài năng Bách khoa là dân IT sở hữu chiều cao 1m71
Ấn tượng với sự nhí nhảnh, xinh đẹp, sở hữu chiều cao 1m71, lại là một trong những “bóng hồng IT” hiếm hoi của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thu Hường khẳng định: “Nữ sinh không thua kém gì nam sinh”.
Nguyễn Thị Thu Hường (2000) hiện đang là sinh viên năm ba, ngành Khoa học Máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là một chuyên ngành học về lập trình phần mềm của trường Đại học Bách khoa, và toàn bộ chương trình học đều bằng tiếng Anh. Đây cũng là một trong những ngành có cơ hội rất phát triển cao và với 2K cũng là một ngành “đặc biệt rất ngầu”. Vì vậy, Thu Hường đã lựa chọn theo đuổi và muốn cố gắng để có thể đọ sức với ngành IT trong ngôi trường hàng đầu về kỹ thuật này.
Là một “bóng hồng” trong một ngôi trường vốn nổi tiếng “toàn nam”, lại học chuyên ngành kỹ thuật, Thu Hường chia sẻ: “Đây cũng là một ngành ưu ái nam nhiều hơn nên các bạn nam cũng sẽ có điều kiện hơn chút. Nhiều lúc đi học, cả lớp có mỗi mình là con gái. Vì vậy, dĩ nhiên giảng viên sẽ chú ý mình nhất rồi, nên là nếu mà có gì không ngoan là bị ghim ngay. Nhưng mình nghĩ, ngành nào cũng có khó khăn vậy thôi, có ai nói rằng dân IT không thể là nữ đâu cơ chứ?”.
Cô bạn cũng cho rằng, khi học trong môi trường khó khăn chúng ta sẽ có cơ hội làm quen với rất nhiều người giỏi và tài năng để có cơ hội học hỏi nhiều hơn. “Vậy thôi chứ nhiều lúc code có bug nó không chạy mà tìm không ra lỗi, cũng stress lắm”, Hường chia sẻ.
Không những tài năng, “cô nàng IT” này còn rất xinh đẹp, duyên dáng. Với chiều cao đáng nể 1m71. Ban đầu, khá tự ti về ngoại hình của bản thân, nhưng nhờ người thân và bạn bè động viên, 2K đã tự tin đăng ký tham gia cuộc thi Mr&Miss Bách khoa 2018 do Đoàn trường Đại học Bách khoa tổ chức và lọt vào vòng chung kết. Sau cuộc thi, cô bạn được giải “Thí sinh được yêu thích nhất”, và từ đó cô bạn cũng nhận ra được tình cảm yêu mến của mọi người dành cho mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, Thu Hường đã từng làm qua rất nhiều các công việc làm thêm khác nhau. Năm nhất Đại học, cô bạn thử sức làm sale và marketing, đến năm hai, 2K làm dev (còn gọi là developer – nhà phát triển, dân IT thường gọi đó là coder) cho một công ty tại Canada, nhưng do lệch múi giờ 12 tiếng nên Thu Hường phải làm việc từ 6 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau.
Video đang HOT
Để cân bằng việc học trên lớp, lại thấy công việc này ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nên sau khi làm một thời gian, 2K đã dừng công việc này lại. Hiện tại ngoài đi học, Thu Hường đang làm mẫu ảnh tự do và làm thêm tại quán cafe Sách Bách khoa. Mỗi trải nghiệm, mỗi công việc đều có một ý nghĩa riêng với Thu Hường. Giúp cô tích lũy được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống và làm việc. Các công việc cũng giúp cô bạn thực sự nhận ra giá trị và hiểu được những áp lực và vất vả của gia đình và bố mẹ.
Vì vậy, Hường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống tự chủ và độc lập, để có thể giúp đỡ được những người thiệt thòi hơn mình, và hiện tại Thu Hường cũng đang nỗ lực để thực hiện điều đó. Trong tương lai, cô bạn dự định sẽ học thêm kinh tế để theo nghề phân tích kinh doanh hoặc phân tích thị trường.
Nam sinh Nghệ An trúng tuyển 8 trường ở Mỹ
Vượt qua hàng loạt ứng viên, nam sinh đam mê lập trình trúng tuyển ĐH Washington, ngôi trường công lập danh tiếng ở Mỹ, cùng nhiều trường khác.
Phan Lê Nhật Minh (THPT chuyên ĐH Vinh) tiếp xúc và mê game từ nhỏ. Nhưng thay vì sa đà vào đó, Nhật Minh biến game thành cảm hứng để theo đuổi ngành lập trình. Chi tiết này cũng được nam sinh Nghệ An đưa vào bài luận để ứng tuyển vào đại học Mỹ.
"Em tự nhận thấy bài luận đã thể hiện được em là người có kỷ luật bản thân khá tốt và điều này đã thuyết phục ban tuyển sinh của trường", Nhật Minh chia sẻ về việc trúng tuyển ĐH Washington và ĐH Illinois Urbana-Champaign - hai trường nằm trong top 5 trường tốt nhất ở Mỹ top 30 thế giới về đào tạo ngành Khoa học máy tính.
Ngoài hai trường ĐH Washington và ĐH Illinois Urbana-Champaign, Nhật Minh còn trúng tuyển 6 đại học khác ở Mỹ. Ảnh: N.M.
Hành trình ghi tên vào trường Mỹ
Phan Lê Nhật Minh có ý định du học từ năm lớp 9. Em luôn muốn khám phá những nền văn hoá mới, gặp gỡ mọi người đến từ các nền tảng văn hóa khác nhau. Vì thế, Nhật Minh đặt mục tiêu học đại học ở Mỹ - đất nước nổi tiếng với nhiều dân tộc và văn hoá khác nhau đến từ khắp thế giới.
Tiếp đó, nam sinh Nghệ An nỗ lực để thực hiện ước mơ đặt chân đến Mỹ. Em thi vào trường THPT chuyên ĐH Vinh. Bên cạnh việc học, Nhật Minh còn tham gia một số hoạt động nghiên cứu, tổ chức một số sự kiện liên quan đến khoa học. Em là chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học của trường (KC STEME). Đây được coi là một trong những yếu tố giúp chàng trai xứ Nghệ "lấy điểm" trước ban tuyển sinh các trường.
Ngoài ra, Nhật Minh còn đạt IELTS 8.0 và SAT 1480 (mức điểm khá). Em thi thêm SAT Math II và đạt 800 điểm để hồ sơ ứng tuyển của mình có thêm sức nặng.
Tuy nhiên, Nhật Minh thừa nhận trong cuộc cạnh tranh vào đại học Mỹ, em có điểm yếu nằm ở việc thiếu các giải thưởng học thuật như giải học sinh giỏi quốc gia, sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Để bù lại, nam sinh trường chuyên ĐH Vinh dồn sức cho bài luận chính. Với em, đây cũng là phần khó khăn nhất trong quá trình làm hồ sơ xét tuyển. Em trăn trở rất nhiều để tìm ý tưởng như thế nào để vừa độc đáo vừa thể hiện được tố chất bản thân, thuyết phục thành viên ban tuyển sinh rằng mình là người phù hợp với trường.
Khi đã có ý tưởng, quá trình trau chuốt bài viết về mặt ý tứ, câu chữ cũng mất khá nhiều thời gian.
Cuối cùng, mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng. Phan Lê Nhật Minh trúng tuyển ĐH Washington cùng 7 trường khác, gồm ĐH Illinois Urbana-Champaign, ĐH Purdue, ĐH Massachusetts-Amherst, ĐH Minnesota, ĐH bang Ohio, Viện Bách khoa Worcester, ĐH bang Michigan.
"Lá thư từ Massachusetts-Amherst để lại cho em nhiều cảm xúc nhất vì đây là 'phát súng' đầu tiên của em trong kỳ tuyển sinh. Trường cũng khá tốt trong lĩnh vực đào tạo ngành Khoa học máy tính. Lúc nhận thư, em rất vui sướng và ngay lập tức chạy đến, thông báo kết quả với bố mẹ", Nhật Minh tâm sự.
Chọn học trường hàng đầu về Khoa học máy tính, Nhật Minh hy vọng sau này, em có thể đóng góp cho cộng đồng. Ảnh: N.M.
Sẽ theo đuổi ngành Khoa học máy tính
Lá thư trúng tuyển từ 8 đại học Mỹ giúp Nhật Minh giảm bớt gánh nặng thi đại học. Dù vậy, cuộc sống của em không thay đổi nhiều.
Hàng ngày, nam sinh vẫn lên lớp, hoàn thành việc học, cố gắng để đạt thành tích tốt trong cuộc thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Tranh thủ thời gian rảnh, Nhật Minh đọc sách lịch sử hay các bài báo khoa học và tập gym để rèn luyện sức khỏe.
Sau khi hoàn thành việc học ở Việt Nam, Phan Lê Nhật Minh dự định chọn ngành Khoa học máy tính. Nam sinh tin tưởng việc theo đuổi ngành học có ảnh hưởng sâu rộng ở mọi lĩnh vực, em có cơ hội tối đa để đóng góp cho cộng đồng trong kỷ nguyên số.
Ngành này cũng hợp với Nhật Minh - chàng trai có khả năng tự học tốt, biết xem xét vấn đề nhiều góc cạnh, hướng nội nhưng quyết đoán.
Nam sinh 18 tuổi kỳ vọng nhiều vào khoảng thời gian học đại học. Em mong muốn được tiến hành hoạt động nghiên cứu cùng với các giáo sư trong trường và tiếp tục tham gia các hoạt động liên quan đến khoa học kỹ thuật thông qua câu lạc bộ, sự kiện...
Tự nhận là người biểu đạt kém trong giao tiếp, Nhật Minh hy vọng các hoạt động này không chỉ giúp em tích lũy kinh nghiệm liên quan đến ngành học mà còn trau dồi kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo.
Nếu mọi việc thuận lợi, tình hình dịch được kiểm soát, mùa thu năm nay, Phan Lê Nhật Minh sẽ sang Mỹ để bắt đầu chặng đường mới. Nhìn lại hành trình đã qua, chàng trai 18 tuổi cảm thấy hài lòng. Hành trình thực hiện ước mơ du học của em không có những suất học bổng "khủng" nhưng em có thể theo đuổi ngành học mình thích tại ngôi trường phù hợp với mình.
Nhật Minh chia sẻ điều em thích nhất trong quá trình ứng tuyển là các đại học ở Mỹ không chỉ dùng điểm số mà còn đặt ưu tiên vào các hoạt động ngoại khoá và các bài luận.
"Thế nên, trong quá trình 'cày' hồ sơ, ứng viên không chỉ hướng đến mục tiêu vào trường top hoặc giành học bổng cao (hoặc cả hai) mà còn có cơ hội theo đuổi những gì mình đam mê và thể hiện các tố chất của bản thân", nam sinh Nghệ An nói.
Có mức điểm chuẩn ngất ngưởng, đây là những ngành học chỉ dành cho "con nhà người ta" Chỉ cần phiếu nguyện vọng xuất hiện tên những ngành học này, bạn sẽ được tự động gắn mác "học sinh giỏi" ngay lập tức! Ngành Hàn Quốc học (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi đứng đầu danh sách này không phải một chuyên ngành nào thuộc nhóm Y khoa hay...