Bốn cột mốc cần nhớ để giúp trẻ thành người tử tế
Sự tử tế không thể hình thành trong một sớm một chiều, phụ huynh cần giúp con đúng cách ở bốn giai đoạn quan trọng.
Nếu đang muốn nuôi dạy đứa trẻ trở thành người tử tế, tốt bụng, biết yêu thương, bạn có thể cảm thấy lo lắng khi chúng từ chối chia sẻ, nổi điên khi bạn phủ quyết mong muốn của chúng hoặc hét lên rằng ghét bạn. Để tránh trường hợp này, bạn cần lưu ý những cột mốc quan trọng giúp con từ từ hình thành đức tính này.
TS Dona Matthews, đồng tác giả cuốn sách Beyond Intelligence: Secrets for Raising Happily Productive Kids , nói: “Việc trở nên tử tế đòi hỏi một chuỗi suy nghĩ và hành vi khá phức tạp. Bạn cần có khả năng xác định cảm xúc của người khác, cảm thấy có mối liên hệ với người đó và sau đó hành động theo họ”.
Mặc dù mọi đứa trẻ sẽ vượt qua quá trình này theo tốc độ riêng, phụ huynh vẫn cần lưu ý những cột mốc dưới đây:
3 tuổi: Trẻ hiểu tại sao cảm xúc lại xuất hiện
Trẻ sơ sinh có thể nhận thức được cảm xúc của người khác sau 6 tháng nhưng phải đến khi biết đi, hành động tử tế thực sự mới bắt đầu. TS Matthews nói: “Đến năm 3 tuổi, chúng đã nhận ra rằng một số sự kiện nhất định khiến ai đó cảm thấy theo một cách riêng nào đó. Chúng biết rằng ai đó không nhận được chiếc bánh quy mong muốn thì sẽ cảm thấy buồn hoặc tức giận. Nếu nhận được món ăn đó, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc”.
Vì vậy, bạn hãy giúp con củng cố nhận thức này bằng cách gắn nhãn những cảm xúc con trải qua và giải thích lý do có thể cảm thấy như vậy. Khi hiểu về các loại cảm xúc, trẻ sẽ dần có cách ứng xử tốt hơn.
Ảnh: Shutterstock.
4-5 tuổi: Lòng tốt có chủ đích ở trẻ tăng lên
Trong giai đoạn này, con bạn củng cố khả năng nắm bắt trạng thái tinh thần của chính mình và người khác. Ngoài ra, các kết nối lớn và thú vị đang được thực hiện trong các vùng não chịu trách nhiệm về nhận thức xã hội. Vì vậy, con bắt đầu thể hiện lòng tốt, sự tử tế một cách nhất quán.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Virginia phát hiện sau khi được cho một đống hình dán, hầu hết trẻ 3 tuổi sẽ không chia sẻ với đứa trẻ khác nhưng trẻ 4 tuổi sẽ làm điều đó. TS Maysa Akbar, nhà tâm lý học của Trung tâm nghiên cứu YaleChild, Mỹ nói: “Khoảng 4 tuổi, trẻ có sự thay đổi về tinh thần. Chúng muốn tham gia theo cách có ý nghĩa hơn và bạn thấy nhiều sự chia sẻ, nắm tay, những cái ôm hơn từ chúng”. Khi bạn chứng kiến con mình tử tế theo những cách này, hãy thật sự ăn mừng.
5-6 tuổi: Trẻ nắm bắt được ý tưởng về cộng đồng
Hành động nhân ái không chỉ có giữa các cá nhân mà được thực hiện để mang lại lợi ích cho một nhóm. Ở độ tuổi này, trẻ có thể háo hức làm những việc như dọn bàn ăn để gia đình có thể ngồi xem phim buổi tối. TS Matthews nói: “Cảm thấy mình là thành viên quan trọng của nhóm sẽ giúp trẻ thấy mình có giá trị, từ đó hành động tử tế hơn”. Matthews khuyên phụ huynh khuyến khích điều này bằng cách giao cho con những công việc nhỏ bắt đầu từ khi trẻ lên 2 tuổi, ngay cả việc để chúng cất món đồ chơi duy nhất.
Tuổi này cũng là lúc con trở nên thành thạo hơn trong việc thể hiện sự đánh giá cao. TS Akbar nói: “Bạn sẽ nhận thấy trẻ nói với giọng điệu tử tế hơn, nói làm ơn và cảm ơn nhiều hơn. Như mọi khi, bạn sẽ muốn củng cố hành vi tốt đó để tiếp tục duy trì nó.
7-8 tuổi: Trẻ học cách đặt người khác lên hàng đầu
Bạn khó vượt qua nỗi thất vọng hoặc nỗi buồn để đối xử tốt với người khác. Đó là lý do cột mốc này thường không xảy ra cho đến khi 7-8 tuổi. TS Akbar khuyên bố mẹ nên làm gương để con có thể học hỏi cách ứng xử trong những trường hợp này. Chẳng hạn, khi thất bại trong một trò chơi, bạn có thể nén nỗi buồn để chúc mừng người chiến thắng.
“Con đang nhìn vào hành động của bạn. Nếu chúng thấy bạn hào phóng ngay cả khi khó làm như vậy, chúng sẽ có khả năng bắt chước hành vi đó. Vì vậy, lần tới khi con đánh bại ban trong trò chơi cờ caro, hãy thể hiện bạn là người tử tế”, TS Akbar nói.
Học sinh nói tục, chửi thề - báo động văn hóa học đường
Từ học sinh tiểu học đến học sinh THPT, từ trường học ở vùng nông thôn đến trường học ở thành thị..., hiện tượng nói tục, chửi thề đã trở nên phổ biến, đến mức học sinh xem đó là chuyện đương nhiên.
Học sinh cần được phổ biến để tuân thủ bộ quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó có quy định không được nói tục, chửi bậy (ảnh minh họa)
Nói tục, chửi thề trong học sinh đã thực sự trở thành vấn nạn học đường cần phải được loại bỏ. Đó không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội.
* "Sốc" với độ văng tục của học sinh
Không biết từ bao giờ, chuyện nói tục, chửi thề đã trở thành hiện tượng phổ biến đối với lứa tuổi học sinh. Đáng lo ngại là tình trạng này ngày càng diễn ra một cách trầm trọng hơn, mức độ, ngôn từ tục tĩu mà học sinh sử dụng cũng ngày càng gia tăng. Chỉ cần vắng mặt giáo viên, những từ ngữ thô tục nhất sẵn sàng được "văng" ra từ các cô cậu học trò. Thậm chí, các em vô tư nói oang oang giữa chốn đông người, trước mặt người lớn.
Chị Lâm Ngân, phụ huynh có con đang học tại Trường tiểu học Kim Đồng (P.Xuân An, TP.Long Khánh) bày tỏ: "Theo tôi, việc khắc phục tình trạng nói tục, chửi thề trong học sinh thật sự là rất khó, bởi các em bị ảnh hưởng từ nhiều môi trường: gia đình, bạn bè, mạng internet... Trong đó, nếu chịu ảnh hưởng từ phía gia đình lại càng khó thay đổi hơn. Trừ khi phụ huynh tự nhận ra lời nói của mình ảnh hưởng đến con và tự điều chỉnh thì mới khả thi. Còn về nguyên nhân các em bị ảnh hưởng bởi chòm xóm và bạn bè, phụ huynh có thể can thiệp như thay đổi môi trường sống cho con, hoặc trao đổi với con về cách ứng xử, nói năng. Cũng có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của các bạn hay nói tục để cùng nhau giúp các em tiến bộ hơn trong ứng xử".
Chị Lê Thị Duyên (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) bức xúc kể: "Mới đây, khi tôi đón con ở lớp học thêm tiếng Anh, lúc ấy một nhóm học sinh THPT đang đợi tới ca để học. Tôi nghe bọn trẻ nói chuyện mà không tin nổi vào tai mình. Những gương mặt trông rất sáng láng nhưng lại dùng những từ ngữ mà bản thân tôi ngay cả khi nóng giận nhất cũng không bao giờ dám nhắc đến. Tôi không nghĩ là những nữ sinh THPT lại lôi cả từ chỉ bộ phận sinh dục nam, nữ ra để nói chuyện. Mà cứ mỗi câu là các em ấy lại đệm vào một từ. Đấy là các em đang đứng trước mặt người lớn, ngay cửa vào phòng khách của nhà thầy. Không hiểu vắng mặt người lớn thì sẽ như thế nào".
Nói về thực trạng nói tục, chửi thề trong học sinh, chị Phạm Thị Liên (xã Phú Điền, H.Tân Phú) cũng tỏ ra "sốc" không kém chị Duyên. Chị Liên từng bàng hoàng khi lần đầu tiên chứng kiến một nhóm học sinh lớp 10 nói chuyện với nhau như "dân đại ca".
"Đó là lần tôi đi đăng ký xét tuyển lớp 10 cho con. Lúc đó, có một nhóm học sinh tự đi đăng ký. Tôi đứng kế bên nên nghe thấy toàn bộ đoạn trao đổi của nhóm trẻ. Thật không thể tưởng tượng nổi, cứ mỗi câu nói ra là một từ chửi thề, mỗi câu nói ra là một lần nhắc đến "bộ phận kia" của phụ nữ. Tôi chịu không nổi, phải lại vỗ vai nhắc nhở một nữ sinh trong nhóm, nhưng có vẻ lời nhắc của tôi cũng chằng "xi nhê" gì với các em ấy" - chị Liên kể lại.
Sau ngày hôm đó, chị Liên mất mấy ngày không ngủ được vì lo lắng con của chị sẽ bị ảnh hưởng bởi bạn bè khi đi học xa nhà. Vì vậy, chị đã phải dành thời gian nói chuyện với con, căn dặn để con không học đòi theo bạn bè mà nói năng thô tục. May mắn là các con của chị được giáo dục kỹ lời ăn, tiếng nói từ nhỏ nên không bị tiêm nhiễm.
Không chỉ bên ngoài trường học, ngay trong sân trường, lớp học, việc học sinh nói tục, chửi thề đã trở thành chuyện thường. Mặc dù trường học nào cũng có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề; trường học nào cũng tích cực xây dựng văn hóa học đường nhưng biểu hiện của rất đông học sinh lại dường như đi ngược lại với những nội quy, phong trào của nhà trường.
* Chuyện thường ngày ở... trường
Khi hỏi nguyên nhân vì sao lại hay nói tục, chửi thề, em L.T.V., học sinh lớp 9 một trường TH-THCS-THPT ở TP.Biên Hòa thật thà đáp: "Do con thường nghe bạn bè nói nên nói theo. Ở nhà, chính cha mẹ cũng thường chửi thề nên con thấy việc nói tục là bình thường. Với lại ai cũng nói, mình mà không nói có khi bạn không thèm chơi. Bạn con không có ai là không nói tục. Trước mặt thầy cô thì "giả nai" thôi, chứ sau lưng thầy cô thì bạn nào cũng nói. Nói riết thành quen".
Em L.B.H., học sinh lớp 10 một trường THPT ở H.Tân Phú cho biết, theo quan sát của em, có đến khoảng 60% học sinh trong trường thường xuyên nói tục, chửi thề; gần 40% thỉnh thoảng nói. Số học sinh hầu như không bao giờ nói tục, chửi thề là rất hiếm. Dẫn chứng ngay chính lớp học của mình, B.H. cho rằng, do giáo viên chủ nhiệm của lớp rất nghiêm khắc và thường xuyên nhắc nhở nên các bạn có phần hạn chế nói tục, chửi thề. Thế nhưng, chỉ cần vắng mặt giáo viên thì "đâu lại vào đấy". Có điều, mức độ ngôn từ thô tục có giảm nhẹ hơn so với các học sinh lớp khác.
"Tình trạng các học sinh cứ nói một câu là "đệm" một tiếng chửi thề đã quá phổ biến. Hơn nữa, nhiều bạn nữ lại nói cả những từ mà em không dám nhắc đến, em thấy như vậy là xúc phạm phụ nữ. Bản thân em thấy nói chuyện như vậy là không nên chút nào. Vì vậy, những bạn chơi với em mà nói tục là em sẽ nhắc bạn. Em thấy, khi nói chuyện với em mà em không nói tục thì các bạn ấy cũng tiết chế hơn" - em B.H. chia sẻ.
Cũng theo em B.H., số lượng học sinh THPT nói tục có vẻ ít hơn học sinh THCS. Em H. cho rằng, sở dĩ học sinh lứa tuổi THCS nói tục nhiều hơn vì các bạn đang trong độ tuổi nổi loạn, thích chứng tỏ mình. Hơn nữa, các em chưa kiểm soát được hành vi của bản thân.
Mặc dù có vẻ khá chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói nhưng trước "làn sóng" nói tục, chửi thề trong học đường, chính em B.H. cũng cho rằng bản thân có thể chấp nhận một số từ ở mức độ nhẹ, miễn là đừng sử dụng thường xuyên.
Không chỉ học sinh THCS, THPT, nhiều học sinh tiểu học cũng "tập tành" chửi thề. Đây hoàn toàn là hành vi bắt chước, bởi ở lứa tuổi này, các em chưa có nhiều ý thức trong việc sử dụng ngôn từ chuẩn mực hay không chuẩn mực trong giao tiếp.
Theo em D.N.A., học sinh lớp 5 Trường tiểu học H. (TP.Biên Hòa), có đến một nửa học sinh trong lớp của em có nói tục, chửi thể, chủ yếu là học sinh nam. "Cô giáo con cũng biết các bạn nói tục. Cô dọa là nếu còn nói tục nữa là cô mời phụ huynh. Thỉnh thoảng con cũng nói nhưng con chỉ xưng hô "mày - tao" thôi" - em N.A. nói.
* Nói tục trên mạng xã hội
Những ai từng "sốc" khi nghe học sinh nói tục, chửi thề ở ngoài đời thật thì sẽ còn hoang mang hơn nữa nếu đọc được ngôn từ mà những cô cậu tuổi học trò sử dụng để giao tiếp với nhau trên mạng xã hội. Chỉ cần vào các trang Facebook mà giới học sinh thường xuyên theo dõi, đọc các comment (bình luận) bên dưới mỗi dòng trạng thái, hình ảnh, video... chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được những comment sử dụng từ ngữ phản cảm. Đặc biệt, những từ dùng để nói tục, chửi thề càng được các em sử dụng nhiều hơn khi "chat" với nhau.
Giáo viên cần quan tâm, gần gũi và lắng nghe học sinh để góp phần xây dựng văn hóa học đường (ảnh minh họa)
"Trên mạng thì việc nói tục, chửi thề còn thường xuyên hơn vì không sợ bị giáo viên hay người lớn bắt gặp và cũng không bị ai nhắc nhở cả. Khi tụi con "chat" với nhau thì chỉ có tụi con đọc thôi mà" - em T.V. nói.
Đặc biệt, trên các môi trường mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Tiktok... không khó để bắt gặp hình ảnh những người nổi tiếng, thần tượng của giới trẻ nói tục. Thậm chí, nhiều Youtuber, Facebooker trở nên nổi tiếng chính nhờ "khả năng" ăn nói thô tục, chửi bới và "chém gió" trên mạng xã hội. Có những "facebooker chửi" thu hút hàng ngàn lượt người xem mỗi lần livestream.
Dường như, với những học sinh này, mức độ nói tục thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu của các em trước mặt bạn bè. Hơn nữa, việc nói tục dường như đã được chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Vì vậy, các em không kiêng dè, đắn đo khi sử dụng.
Điều gì khiến trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc? Mới đây, FAROS Education& Consulting - đơn vị đưa các giải pháp và mô hình giáo dục tiến bộ về Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Trường học kiến tạo : Điều gì khiến trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?" với mong muốn mang đến cho những người làm giáo dục và các phụ huynh hiểu hơn về những giải...