Bom chính xác Mỹ chuyển cho Ukraine luôn chệch mục tiêu vì tác chiến điện tử của Nga
Mỹ đã viện trợ bom lượn cho Ukraine, nhưng chúng liên tục tấn công không trúng mục tiêu vì Nga gây nhiễu quá tốt.
Các chuyên gia quốc phòng cho rằng khả năng của Nga trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này hiện vượt xa khả năng của Mỹ. Nội dung chính trong chuyến thăm Đông Âu mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Ba Lan mua nhiều tên lửa tầm xa của Mỹ Mỹ gây áp lực buộc Argentina đóng trung tâm vệ tinh là ‘tai mắt’ của Trung Quốc
Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) do tập đoàn SAAB và Boeing sản xuất. Ảnh: saab.com
Theo mạng tin Business Insider, bom chính xác do Mỹ cung cấp cho Ukraine – Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) – đang phải vật lộn chống lại khả năng gây nhiễu điện tử của Nga.
Ukraine nhận được loại bom này vào tháng 2 năm nay với hy vọng có thể tấn công các mục tiêu tầm xa. Tuy nhiên, tác chiến điện tử (EW) của Nga đã làm giảm hiệu quả của các loại vũ khí do Mỹ cung cấp.
Đồng quan điểm trên, hãng tin Reuters xác nhận rằng bom lượn do Mỹ cung cấp cho Ukraine đang gặp khó khăn trước khả năng gây nhiễu điện tử tinh vi của Nga. GLSDB là một loại bom dẫn đường tương đối mới với tầm bắn khoảng 160 km nhờ có đôi cánh nhỏ dài ở thân bom. Về bản chất, nó thay đổi loại “bom đường kính nhỏ” được máy bay thả từ trên không.
Ukraine đã nhận được loại bom này vào đầu năm nay sau nhiều tháng yêu cầu cung cấp đạn dược tầm xa với hy vọng tấn công các mục tiêu chiến lược, xa xôi ở những nơi như Crimea.
Video đang HOT
Nhưng ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng hệ thống dẫn đường của bom đang gặp phải tình trạng gây nhiễu của Nga, khiến nhiều vụ phóng trượt mục tiêu.
Boeing và Saab, các nhà phát triển vũ khí, trước đây đã quảng cáo về độ chính xác cao kết hợp với tầm bắn xa hơn của GLSDB. Vào năm 2022, tài liệu tiếp thị cho loại bom trên cho biết hệ thống định vị của nó “được hỗ trợ bởi GPS có khả năng chống nhiễu cao”.
Nhưng cho đến nay, năng lực tác chiến điện tử tiên tiến của Nga đã chứng tỏ là vấn đề “đau đầu” đối với các loại đạn dược tấn công chính xác của Ukraine trong giao tranh.
Gây nhiễu là khi tín hiệu GPS của thiết bị, vũ khí bị chế áp bởi các tín hiệu khác, mạnh hơn, làm gián đoạn việc điều hướng của thiết bị và vũ khí đó.
Vào cuối tháng 4 năm nay, William LaPlante, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và bảo dưỡng, đã thảo luận về một loại vũ khí chính xác do Mỹ cung cấp đã gặp trục trặc ở Ukraine, một phần vì chiến tranh điện tử.
Ông LaPlante không nêu tên loại vũ khí gặp trục trặc, nhưng trang tin tức quốc phòng Defense One nói rằng đó có thể là GLSDB.
Đây là một trong số rất ít vũ khí tấn công tầm xa mà Ukraine sở hữu. Với ưu thế về tầm bắn khoảng 160 km, loại bom này có thể chọn cách bay vòng để tấn công mục tiêu từ những hướng bất ngờ khi bay lướt trên không, gây thêm thách thức cho quân đội Nga.
Tờ The Telegraph của Anh trước đó cho biết việc chuyển giao GLSDB có thể buộc Nga phải di chuyển các điểm tiếp tế hậu cần lui ra xa tiền tuyến hơn. So với số lượng hạn chế các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân được Mỹ gửi tới Ukraine, GLSDB rẻ hơn nhiều, nên có thể được đưa vào chiến đấu nhanh chóng và với số lượng lớn.
Ông LaPlante thừa nhận: “Chúng tôi đã đưa loại vũ khí này cho phía Ukraine, nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có sự gây nhiễu điện tử từ Nga nên nó cơ bản không có tác dụng. Sau nhiều lần sử dụng thất bại, Ukraine đã từ bỏ nó”.
Việc gây nhiễu của Nga cũng đã làm giảm uy lực của một số loại vũ khí ban đầu có hiệu quả cao đối với Ukraine, ví dụ như tên lửa phóng từ Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường HIMARS.
Vào tháng 3/2024, có báo cáo cho rằng hệ thống tác chiến điện tử đang phát triển của Nga đã làm giảm đáng kể hiệu quả của đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS.
Gây nhiễu là một chiến thuật rất rẻ tiền, nhưng có thể giúp khắc chế các loại đạn dược trị giá hàng chục nghìn USD. Các chuyên gia quốc phòng cho rằng khả năng của Nga trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này hiện vượt xa khả năng của Mỹ.
Nội dung chính trong chuyến thăm Đông Âu mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Đông Âu từ ngày 28 - 31/5 trong bối cảnh mối lo ngại gia tăng về Ukraine, Moldova và Gruzia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC, ngày 21/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Đông Âu vào này tuần này khi xuất hiện những lo ngại gia tăng về những bước tiến của Nga ở Ukraine và nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tiến trình Moldova gia nhập EU, cũng như trong bối cảnh luật cơ quan đại diện nước ngoài đang được thúc đẩy ở Gruzia thuộc Liên Xô cũ, hãng tin AP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Cụ thể, Ngoại trưởng Blinken sẽ đến thủ đô Chişinau của Moldova vào ngày 28/5 trước khi tham dự cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Praha (CH Séc) ngày 29 - 30/5. Đây sẽ là cuộc gặp ngoại giao lớn cuối cùng của NATO trước khi các nhà lãnh đạo liên minh này dự hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Mỹ vào tháng 7 năm nay.
Chuyến đi diễn ra chỉ hai tuần sau khi ông Blinken thực hiện chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine để trấn an Kiev về sự hỗ trợ của Washington trước các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của Nga ở phía bắc nước này.
Bộ Ngoại giao cho biết tại điểm dừng chân đầu tiên ở Chişinau, ông Blinken sẽ gặp Tổng thống Moldova Maia Sandu để tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tiến trình gia nhập EU của Moldova. Đại diện ngoại giao cấp cao của Mỹ tại châu Âu, James O'Brien, cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ công bố gói hỗ trợ "mạnh mẽ" cho Moldova trong bối cảnh có 1.500 binh sĩ Nga đóng quân trên vùng lãnh thổ tranh chấp Transnistria.
Ông O'Brien nói với các phóng viên: "Chúng tôi không thấy có mối đe dọa quân sự trực tiếp nào vào thời điểm này, nhưng các hoạt động gia tăng ảnh hưởng của Nga đang diễn ra và đó là điều đáng lo ngại", nhưng không cho biết chi tiết về gói hỗ trợ.
Moldova, giống như Ukraine, là một ứng cử viên trở thành thành viên EU và đang có mối quan hệ bất hoà với Nga, đặc biệt là sau khi chính quyền Transnistrian kêu gọi Moskva "bảo vệ" điều mà họ nói là áp lực gia tăng từ Chişinau.
Tại Praha, ông Blinken sẽ gặp Ngoại trưởng Séc Jan Lipavský và các quan chức khác để thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả sáng kiến của Séc nhằm cung cấp thêm đạn dược cho Kiev, trước khi tham dự cuộc họp của NATO.
Ngoài Ukraine là chủ đề chương trình nghị sự hàng đầu, các bộ trưởng NATO cũng sẽ xem xét những diễn biến ở Gruzia, giống như Ukraine, mong muốn gia nhập NATO và đang bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi về đạo luật mà phương Tây cho rằng gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia.
Ngoại trưởng Blinken mới đây thông báo rằng Mỹ sẽ áp đặt lệnh cấm du lịch đối với các quan chức Gruzia - "những người chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc phá hoại nền dân chủ ở Gruzia, cũng như các thành viên gia đình của họ". Thông báo của ông Blinken không xác định được ai là mục tiêu nhưng cũng cho biết Mỹ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện về hợp tác Mỹ - Gruzia.
Politico: Ukraine kêu gọi Tổng thống Biden bỏ lệnh cấm dùng vũ khí Mỹ tấn công lãnh thổ Nga Các quan chức Ukraine đang nỗ lực đề nghị chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công bên trong Nga. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Politico ngày 14/5, các quan chức...