Bộ Y tế: Tuyệt đối không sử dụng thuốc sốt rét để điều trị Covid-19
Việc người dân tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng COVID-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Chiều 23/3, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản hoả tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc giá thuốc điều trị sốt rét chứa Chloroquin/hydroxychloroquin tăng cao.
Cục Quản lý Dược cho biết, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng, giá thuốc điều trị sốt rét chứa Chloroquin/hydroxychloroquin đang tăng cao do người dân tự ý đi mua thuốc khi có thông tin thuốc được sử dụng để điều trị Covid-19.
Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, việc người dân tự ý mua thuốc điều trị sốt rét có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Đây là các loại thuốc kê đơn chỉ được sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của bác sỹ để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính, diệt amíp ngoài ruột, điều trị viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phản ứng dị ứng với ánh sáng (da nhạy cảm với ánh sáng), chưa có chỉ định để điều trị Covid-19 do Bộ Y tế phê duyệt.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua, tích trữ và sử dụng thuốc điều trị sốt rét để điều trị, dự phòng Covid-19.
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc không được tăng giá bán, không găn hàng, tích trữ gây ra tình trạng khan hiếm trên thị trường đối với các thuốc chứa hoạt chất Chloroquin/hydroxychloroquin và các thuốc khác trong danh mục thuốc phòng, chống Covid-19.
Các cơ sở bán lẻ thuốc cần thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, chỉ được bán thuốc chứa hoạt chất Chloroquin/hydroxychloroquin và các thuốc kê đơn khi người mua có đơn thuốc theo quy định.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải thực hiện nghiêm việc bán thuốc kê đơn và các biện pháp quản lý giá thuốc, đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra việc kinh doanh của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm.
Minh Nhân
Phòng dịch Corona cần làm những việc này khi đi ô tô
Di chuyển ô tô luôn luôn phải sử dụng khẩu trang y tế, điều chỉnh điều hòa trên 25 độ C.
Dịch Corona đang hoành hành nhưng bạn và gia đình vẫn phải đi lại thường xuyên, vì vậy cần phải chú ý những điều này để phòng dịch bảo vệ bản thân.
Thứ nhất, luôn sử dụng khẩu trang y tế dù đi đến bất cứ đâu, mang khẩu trang đúng cách che kín mũi lẫn miệng, ôm sát vào mặt. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân sử dụng các loại khẩu trang y tế 3 lớp.
Thứ hai, rửa tay sạch ngay sau khi chạm vào cửa xe vì cửa xe là một trong những bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Đây cũng là điểm tiếp xúc của nhiều người khi lên xuống xe. Bạn nên sử dụng dung dịch rửa tay khô có thể bỏ túi ngay sau khi đóng/mở cửa xe để phòng lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với các chi tiết trong khoang xe.
Ô tô nên điều chỉnh điều hòa nhiệt độ bằng hoặc hơn 25 độ C để phòng virus Corona.
Thứ ba cần điều chỉnh nhiệt độ trong xe từ 25 độ C trở lên vì theo các nhà khoa học, virus corona sẽ trở nên suy yếu trong môi trường nhiệt trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ C. Bởi ở điều kiện nhiệt độ cao, không khí thông thoáng thì virus Corona rất khó lây lan và phát triển. Do đó, bạn nên điều chỉnh hoặc nhắc nhở tài xế lái điều chỉnh điều hòa nhiệt độ từ bằng cho tới hơn 25 độ C.
Thứ tư, nên mở cửa kính của xe giúp không khí bên trong xe được lưu thông với bên ngoài, giúp tạo sự thông thoáng, tránh được việc chúng ta bị phơi nhiễm trong môi trường kín. Khi mở cửa thông thoáng, nồng độ virus sẽ được phân tán ra không trung, gió thổi bay, bị loãng đi.
Nhận thấy những dấu hiệu bất thường liên quan đến viêm hô hấp và có dấu hiệu sốt, ho, khó thở,... thì nên đến bệnh viện làm xét nghiệm và tiến hành điều trị.
QUANG HUY
Theo PLO
Báo chí không được suy đoán thiếu căn cứ về dịch viêm phổi Vũ Hán Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) yêu cầu các cơ quan báo chí cần tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh. Bộ TT-TT sẽ xử lý nghiêm các cơ quan báo chí thông tin sai sự thật về dịch viêm phổi Vũ...