Bộ Y tế phát động chiến dịch rửa tay phòng bệnh
Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, ngày 17.5, Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông Rửa tay với xà phòng để phòng chống bệnh…. tại TP.HCM.
Học sinh Trường tiểu học Kỳ Đồng hưởng ứng rửa tay phòng bệnh – Ảnh: Thanh Tùng
Địa điểm phát động là Trường tiểu học Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM.
Chiến dịch có tên đầy đủ là Rửa tay với xà phòng để phòng chống bệnh tay chân miệng – hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, diễn ra trên cả nước từ nay đến cuối năm.
Việc truyền thông của chiến dịch hướng đến trẻ em, bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại cộng đồng, ở trường học…
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, đường lây của bệnh này chủ yếu qua đường tiêu hóa, hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nốt ban của bệnh nhân. Việc phòng bệnh chính yếu là đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có 18.659 ca mắc bệnh tay chân miệng, hai ca tử vong.
Thanh Tùng
Theo TNO
Những dịch bệnh trẻ phải đối mặt trong mùa hè
Bước vào mùa hè, trẻ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Các mẹ cần lưu ý một số dịch bệnh dưới đây để có cách phòng chống cho con.
Video đang HOT
Sởi
Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 4000 trường hợp mắc sởi xác định trong số hơn 18.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, với 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Bệnh sởi vẫn đang rất nóng trên cả nước, các bậc phụ huynh cần chú ý.
Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng cũng đang vào mùa. Chân tay miệng là dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em, có thể gây tử vong cao vì bệnh chưa có vắc-xin phòng. Đây lại là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên khả năng lây lan rất lớn trong dịch hè này.
Viêm não do virus
Viêm não do vi-rút là bệnh lưu hành thường xuyên ở nước ta, trọng tâm là VNNB. Bệnh thường xảy ra trong mùa hè, phổ biến từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao của bệnh là tháng 6. ây là mùa có nhiều quả chín, mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài muỗi truyền bệnh và các loài chim mang mầm bệnh ăn quả chín. Lứa tuổi mắc bệnh thường là từ 1-15 tuổi, trong đó nhóm có nguy cơ cao là từ 1-9 tuổi. Do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng. Với bệnh viêm não, để tránh nguy cơ bị bệnh cho trẻ, gia đình chú ý nên đưa trẻ em đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo đúng quy định.
Sốt xuất huyết
Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà người dân chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.
Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh nguy hiểm này khi sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C liên tục trong 2 - 3 ngày. Đến ngày thứ 3 - 4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu.
Thủy đậu
Trung bình hàng năm, ở nước ta, số ca mắc thủy đậu khoảng 30-40 nghìn trường hợp, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì virus sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi. Các công ty vắc-xin đã cung cấp đủ vắc-xin thủy đậu cho các cơ sở tiêm chủng.
Viêm họng
Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa nên xuất tiết nhiều mồ hôi càng dễ bị thiếu nước. Nhẹ và vừa có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đi tiểu ít, táo bón... Nặng thì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, hóa chất, viêm mũi dị ứng...
Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ. Mỗi ngày trẻ cần uống khoảng 50 - 60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước uống tăng lên trong một số trường hợp như trẻ ra nhiều mồ hôi sau khi hoạt động thể lực hay vận động nhiều...
Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng nực rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, khuẩn tả...). Trong khi, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi tiếp nhận những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn...sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nặng hơn là có thể gặp họa.
Do đó, khi nấu ăn cho trẻ, bạn cố gắng mua những thực phẩm còn tươi. Nếu là đồ đông lạnh thì hãy chú ý tới hạn sử dụng của thực phẩm ghi trên bao bì. Tuyệt đối không mua các thực phẩm có mùi vị bất thường.
Rôm sảy
Mẩn đỏ, nổi rôm xảy ra khi mồ hôi bị ứ đọng bên trong các tuyến mồ hôi. "Thần dược để điều trị mẩn đỏ và rôm sảy là làm mát da cho bé để các tuyến mồ hôi được thông thoáng", Tiến sĩ Joshua Zeichner nói. Do đó, hãy tạo cho bé một môi trường vui chơi, sinh hoạt mát mẻ và chọn lựa quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi.
Chết đuối (ngạt nước)
Tỉ lệ trẻ bị ngạt nước mùa hè luôn cao nhất trong các mùa. Nguyên nhân là do mùa hè nắng nóng, cha mẹ thường cho các bé đi bơi nhưng lại hay lơ là, mất cảnh giác.
Làm cha mẹ cần biết, không phải trẻ nào cũng có thể xuống nước bơi lội. Những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:
- Trẻ mắc bệnh hen phế quản: còn gọi là suyễn, khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính: như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn... khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
- Trẻ bị viêm da dị ứng: hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Say nắng
Triệu chứng: Trẻ sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, buồn ngủ, nhịp mạch tăng, lú lẫn rồi bất tỉnh...
Cách xử lý: Khi trẻ có biểu hiện trên, bạn phải đưa trẻ vào chỗ mát và cởi quần áo ngoài của trẻ. Dùng nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán trẻ, lưu ý không nên tìm cách hạ nhiệt nhanh cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi da gặp lạnh, các lỗ chân lông thu hẹp lại sẽ khiến cơ thể khó tản nhiệt hơn. Nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước chanh đường hoặc cam tươi. Nếu thân nhiệt trẻ không hạ vẫn sốt cao cần đưa ngay trẻ đến các trung tâm y tế tránh hiện tượng bị co giật.
phunutoday
Người sốt như nào cần truyền dịch? Nhiều trường hợp lạm dụng truyền dịch để hạ sốt, nhưng điều này là vô cùng nguy hiểm và thậm chí có thể tử vong. Vậy trong trường hợp người bệnh bị sốt như thế nào thì mới cần truyền dịch? Ảnh mang tính minh họa. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải - Phó trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho...