Bộ Quốc phòng Đức kêu gọi dân tự xây hầm trú bom trong nhà
Dự thảo kế hoạch phòng thủ khẩn cấp quốc gia của Đức sẽ giao nhiệm vụ xây hầm trú bom cho dân thường.
Một hầm trú bom hạt nhân của Berlin được xây dựng từ năm 1970. Ảnh: AFP
Theo báo Đức Bild ngày 27/1, Bộ Quốc phòng Đức đang hoàn thành một tài liệu dự thảo có tên gọi “Kế hoạch hoạt động” (OPLAN) và dự kiến hoàn tất vào tháng 4 tới.
Theo tài liệu, Đức sẽ trở thành một quốc gia trung chuyển quan trọng về vũ khí và thiết bị quân sự. Vì lý do đó, binh lính sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ các đường cao tốc, nhà ga và bến cảng quan trọng. Đồng thời, người dân Đức dự kiến cũng biến nhà của mình thành hầm tránh bom trong trường hợp một cuộc chiến tranh lớn nổ ra ở châu Âu.
Hiện chỉ có 579 hầm tránh bom còn hoạt động ở Đức. Kế hoạch mới của Bộ Quốc phòng cho phép người dân thiết lập các hầm trú ẩn cá nhân ở những nơi như tầng hầm và nhà để xe. Giám đốc Văn phòng Bảo vệ Dân sự và Hỗ trợ Thảm họa Liên bang, ông Ralph Tiesler, cho biết việc xây dựng những nơi trú ẩn mới không còn khả thi do hạn chế về thời gian.
Video đang HOT
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Đức đang tìm mọi cách để tăng cường sức mạnh quân đội, viện lý do các mối đe dọa xuất phát từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng quy mô quân đội từ 183.000 binh sĩ lên 203.000 vào năm 2031.
Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố trong 5-8 năm nữa, Nga có thể tấn công một quốc gia NATO. Tuy nhiên, trả lời báo Bild ngày 26/1, Bộ trưởng Pistorius đã điều chỉnh lại đánh giá của mình. “Hiện tại, tôi không thấy bất kỳ nguy cơ nào về một cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO hoặc bất kỳ quốc gia đối tác nào của NATO”, ông nói.
Nga đã nhiều lần cáo buộc NATO gây sợ hãi và căng thẳng ở châu Âu. Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, Sergey Naryshkin, gần đây đã bác bỏ cáo buộc Moskva đang lên kế hoạch tấn công NATO dưới dạng “chiến tranh thông tin”.
Đức: Ukraine chỉ còn vài chiếc Leopard 2 hoạt động được
Ukraine nhận một lượng đáng kể xe tăng Leopard 2 do Đức cung cấp, nhưng phần lớn trong số chúng đã bị phá hủy hoặc đang chờ sửa chữa ở nước ngoài, theo nhà lập pháp Đức.
Newsweek hôm nay (3/1) trích bức thư được nghị sĩ Đức Sebastian Schafer gửi các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu nước này là Rheinmetall và Krauss-Maffei Wegmann, trong đó kêu gọi cải thiện quy trình sửa chữa và đẩy nhanh tốc độ cung cấp phụ tùng cho xe tăng Leopard 2 của Ukraine.
Binh sĩ Ukraine huấn luyện cùng xe tăng Leopard. Ảnh: GettyImages
Nghị sĩ Schafer xác nhận ông đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đến thăm một xưởng sửa chữa xe tăng Leopard 2 đặt trên lãnh thổ Litva hồi cuối tháng 12/2023 và nhận thấy việc sửa chữa mất quá nhiều thời gian.
"Thật không may, cần phải lưu ý rằng, Ukraine chỉ còn có thể sử dụng một số lượng rất nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực (Leopard 2) đã bàn giao", ông Schafer nêu trong thư, nhưng không nói rõ số lượng.
Đức năm 2023 cấp phép để các nước phương Tây chuyển giao 88 xe tăng Leopard 1 đời cũ và khoảng 80 xe tăng Leopard 2 tiên tiến cho Ukraine để phản công. Riêng Berlin đưa sang chiến trường Ukraine 18 chiếc Leopard 2 hiện đại nhất, theo hãng tin Đức Der Spiegel.
Tuy nhiên, những chiếc Leopard 2 mà phương Tây cung cấp không thể giúp Kiev gặt hái ưu thế trên chiến trường. Phần lớn xe tăng Leopard 2 bị pháo binh, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa chống tăng Nga phá hủy hoặc làm hư hại, buộc phải đưa ra nước ngoài sửa chữa.
AFP đưa tin, trong mùa Đông này, Ukraine đã bố trí Leopard 2 ở tuyến sau như pháo phòng thủ thay vì sử dụng nó để tiến công để tránh nguy cơ bị Nga nhắm mục tiêu.
Tình hình với những chiếc Leopard 1 cũng không khả quan với Ukraine. Tháng 9/2023, Bộ Quốc phòng Đan Mạch xác nhận, quá trình bàn giao xe tăng Leopard 1A5 đời cũ cho Ukraine gặp khó khăn khi nhiều chiếc trong số chúng bị các sự cố kỹ thuật ở mức độ khác nhau.
Bộ Quốc phòng Đan Mạch thông tin thêm, quân đội Ukraine được đào tạo vận hành Leopard 1 nhưng chưa có thợ cơ khí đủ kinh nghiệm sửa chữa hư hỏng lớn trên mẫu thiết giáp. Bởi vậy, những chiếc gặp sự cố lớn buộc phải được đại tu bên ngoài lãnh thổ Ukraine.
Ukraine thậm chí còn từng từ chối nhận 10 xe tăng Leopard 1A5 của Đức trong lễ bàn giao ở Ba Lan, sau khi phát hiện những chiếc này bị hư hỏng, theo Der Spiegel.
Bộ trưởng Đức tuyên bố Ukraine không phải đồng minh Bộ trưởng Quốc phòng Đức bác bỏ những lời chỉ trích rằng Berlin đang cho Kiev "quá ít để thắng và quá nhiều để thua". Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (bên trái) và người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov tại Kiev vào ngày 21/11. Ảnh: AFP Hãng RT đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Đức đang...