Giữa hai cuộc chiến: Triển vọng nào với Ukraine về viện trợ từ phương Tây?
Sự quan tâm của Quốc hội Mỹ về viện trợ cho Ukraine đã “giảm xuống thấp hơn bao giờ hết”, trong khi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các ưu tiên an ninh quốc gia khác có thể là “hồi chuông báo tử” với viện trợ của Mỹ tới Kiev, theo tờ Washington Post.
Tổng thống Ukraine Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg ngày 17/11, viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine có nguy cơ bị hoãn sang giữa tháng 12 hoặc có thể lâu hơn, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của Washington trong việc duy trì dòng vũ khí mà cả chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Chính phủ Ukraine đều cho là quan trọng.
Quốc hội Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán và thông qua khoản hỗ trợ mới cho Ukraine sớm nhất là vào giữa tháng 12, gần hai tháng sau khi Tổng thống Biden lần đầu tiên đề nghị viện trợ 61 tỷ USD cho Kiev liên quan đến cuộc xung đột với Nga.
Đề nghị của của ông Biden giành cho Ukraine là một phần trong gói an ninh quốc gia trị giá 106 tỷ USD nhằm cung cấp tài trợ khẩn cấp cho Israel cùng các sáng kiến an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương và để giải quyết sự gia tăng nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mỹ – Mexico.
“Tôi muốn thành thật về vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi có năm, sáu nghìn người qua biên giới mỗi ngày; chúng tôi có tất cả những nhu cầu khác. Tại sao Ukraine lại quan trọng trong bối cảnh đó?”, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đặt câu hỏi.
Sabrina Singh, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết sự không chắc chắn trong Quốc hội Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng nước này “cân nhắc” số tiền còn lại để viện trợ cho Ukraine một cách thích hợp (tính đến ngày 16/11 ở mức khoảng 1 tỷ USD). Theo đánh giá của tờ Washington Post, các gói viện trợ gần đây của Mỹ cho Ukraine trị giá chưa tới 200 triệu USD so với các đợt cung cấp vũ khí trước đó có tổng trị giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cam kết với các quan chức Ukraine, trong đó có cả Chánh Văn phòng Tổng thống, Andriy Yermak, rằng Washington sẽ tiếp tục tài trợ cho Ukraine vượt qua một mùa Đông khó khăn nữa. Trong khi đó, ông Yermak nói tại Viện Hudson nhân chuyến thăm Mỹ mới đây: “Một bước ngoặt trong cuộc chiến đang đến gần. Năm tới sẽ mang tính quyết định”, lưu ý rằng Ukraine cần vũ khí ngay bây giờ. Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu ông Yermak có thể đảm bảo bất kỳ viện trợ quân sự hoặc viện trợ bổ sung nào khác hay không.
Video đang HOT
Cuộc xung đột Nga-Ukraine có nguy cơ rơi vào bế tắc. Ảnh: Sputnik
Trong chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Ukraine, cựu Thủ tướng David Cameron của Anh, trong vai trò mới là ngoại trưởng, đã tuyên bố rằng London sẽ duy trì hỗ trợ quân sự cho Kiev “dù phải mất bao lâu”, một nỗ lực nhằm đưa ra sự trấn an trong bối cảnh lo ngại rằng Ukraine đang bị lãng quên khi phần lớn sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc chiến ở Gaza, theo tờ New York Times. Ông Cameron đã chọn Kiev làm điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi trở lại Nội các Anh.
Trước đó EU thừa nhận rằng họ có nguy cơ không cung cấp cho Ukraine 1 triệu viên đạn cho tiền tuyến của Ukraine vào mùa xuân năm sau. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thông báo trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao EU tại Brussels: “Con số 1 triệu (viên đạn pháo) sẽ không đạt được”. Cho đến nay, chỉ có khoảng 300.000 viên đạn đã được chuyển giao từ các kho dự trữ hiện có ở EU.
Do đó, các quan chức cấp cao từ những quốc gia vùng Baltic bày tỏ sự lo lắng trong các cuộc phỏng vấn về căng thẳng về nguồn tài trợ tại Quốc hội Mỹ khiến Ukraine không có đủ nguồn lực để tiếp tục cuộc chiến với Nga, trong bối cảnh cuộc phản công chậm hơn dự kiến đang đi vào bế tắc.
Mặc dù vậy, Tổng thống Ukraine Zelensky đảm bảo với các đối tác phương Tây rằng quân đội nước này đang chuẩn bị tiến hành cuộc chiến với Nga nhằm tạo rao một số kết quả nhất định.
Bloomberg dẫn lời Tổng thống Zelensky nêu rõ: “Sẽ không dễ dàng, chúng tôi biết điều này. Nhưng chúng tôi đang làm mọi thứ để đảm bảo rằng thế trận của Ukraine vẫn vững chắc”.
Tuy nhiên, ông Zelensky thừa nhận rằng nếu không tiếp tục nhận được hỗ trợ quân sự từ phương Tây, Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nói rằng việc các đồng minh chuyển trọng tâm sang cuộc chiến Israel – Hamas đã làm chậm quá trình vận chuyển đạn pháo tới Kiev, Bloomberg đưa tin.
Đức nói EU khó đạt mục tiêu cấp một triệu đạn pháo cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng, EU sẽ không đạt được mục tiêu cung cấp một triệu quả đạn pháo và tên lửa cho Ukraine.
Tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ) ngày 14/11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết EU sẽ không đạt được mục tiêu cung cấp cho Ukraine một triệu quả đạn pháo và tên lửa vào tháng 3 tới.
Đức cho rằng mục tiêu cung cấp một triệu đạn pháo và tên lửa cho Ukraine vào tháng 3/2024 khó khả thi. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trước đó tại cuộc họp ngày 20/3, bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng các nước thành viên EU đã thông qua kế hoạch trị giá 2 tỷ euro (hơn 2,1 tỷ USD), trong đó có dự định cung cấp một triệu viên đạn pháo 155 mm cho Ukraine trước tháng 3/2024.
Bình luận của ông Pistorius là sự thừa nhận công khai đầu tiên của một bộ trưởng cấp cao châu Âu rằng mục tiêu sẽ không đạt được, mặc dù các nhà ngoại giao và quan chức đã bày tỏ sự hoài nghi trong nhiều tháng về mục tiêu này.
"Thật không may, những lời cảnh báo khi đó giờ đã đúng", Bộ trưởng Quốc phòng Đức phát biểu tại cuộc họp.
Ông nói thêm: "Một triệu viên đạn thì dễ nói nhưng vấn đề sản xuất thì sao".
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Đức, một số quan chức cho rằng ngành công nghiệp châu Âu không có đủ năng lực sản xuất để đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố liên minh không thể đạt được mục tiêu.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết, khối này đã cung cấp hơn 300.000 quả đạn pháo và tên lửa cho Ukraine trong đợt đầu tiên của kế hoạch, con số này bao gồm cả lượng đạn vận chuyển từ kho dự trữ của các nước thành viên.
Ông Borrell cho rằng một phần của vấn đề là nhiều quốc gia đang tham gia đơn đặt hàng chung các loại đạn pháo 155mm Borrell và ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã xuất khẩu khoảng 40% sản lượng sang các nước ngoài EU.
"Có lẽ chúng ta cần cố gắng chuyển hoạt động sản xuất này sang ưu tiên hàng đầu Ukraine", ông Borrell nói.
Trong khi đó, Ủy viên công nghiệp EU Thierry Breton cho biết các công ty vũ khí đang đạt được tiến bộ trong việc tăng cường sản xuất và nhận định EU có thể sản xuất một triệu quả đạn pháo mỗi năm.
EU thông báo đã cùng các quốc gia thành viên chuyển hỗ trợ quân sự trị giá 29 tỷ USD cho Ukraine từ khi chiến sự giữa nước này với Nga bùng phát vào tháng 2/2022. Ông Borrell hồi tháng 7 đề xuất lập quỹ hơn 21 tỷ USD để trả tiền cung cấp vũ khí cho Ukraine trong 4 năm tới.
Tuy nhiên, Đức cho biết không muốn cam kết góp nhiều tiền hơn cho quỹ của EU.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius tuyên bố Berlin sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Kiev trong năm 2024, lên mức 8 tỷ euro (tương đương 8,5 tỷ USD).
Một nguồn tin chính trị ở Berlin ngày 12/11 xác nhận liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhất trí về nguyên tắc tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm tới lên mức 8 tỷ euro.
Theo nguồn tin trên, nếu được Quốc hội Đức thông qua, nơi các đảng ủng hộ Thủ tướng Scholz chiếm đa số, mức tăng này sẽ nâng chi tiêu quốc phòng của Đức lên mức 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), vượt mức mục tiêu 2% GDP mà tất cả các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết.
EU sẽ cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine, thời tiết ảnh hưởng tới xung đột Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực để cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine. Thời tiết bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt động tác chiến của Kiev và Moscow. Theo Guardian, trong ngày 14/11, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng các quốc gia EU đã có cuộc họp tại Brussels, Bỉ. Tại đây, Ủy viên phụ trách công nghiệp EU...