Bộ phận cực bẩn của lợn, nhiều người vẫn dùng thả lẩu dịp Tết
Khi ăn lẩu ngày Tết, nhiều người thích vị ngọt mềm của óc, gan, thận…Vậy nhưng, đây lại là những bộ phận cực bẩn ở lợn, tốt nhất không nên dùng nhiều.
Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến nhất trong bữa ăn gia đình. Nó cung cấp lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin, sắt, canxi cùng nhiều khoáng chất cho cơ thể. Thịt lợn tuy tốt nhưng có những bộ phận cực bẩn ở lợn không nên ăn. Nhiều người không biết vẫn tận dụng để chế biến món ngon, thả lẩu dịp Tết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Lòng: Khi ăn, phần lòng mang lại cảm giác giòn dai khiến nhiều người rất thích, đặc biệt hay dùng để nhúng lẩu dịp Tết. Lòng lợn tuy ngon song lại là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Được biết, lòng lợn là nơi tiêu hóa thức ăn, chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Cấu tạo bộ phận này cũng rất khó làm sạch. Nếu không cẩn trọng, đồ ăn sẽ nhiễm khuẩn. Đặc biệt khi dùng lòng nhúng lẩu, bạn cần đảm bảo nguyên liệu được làm chín kỹ. Nếu không, người ăn có thể đối diện tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.
Bên cạnh đó, lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là bộ phận nội tạng, thành phần chứa nhiều cholesterol xấu. Vì vậy, dù đã làm sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều bởi chúng rất bất lợi cho cơ thể.
Óc lợn: Óc lợn mềm ngọt, rất được chuộng dùng để nhúng lẩu. Thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi, phốt pho có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện chứng mất ngủ, thiếu máu, suy nhược thần kinh…
Tuy chứa nhiều thành phần có lợi song tuyệt đối không nên ăn nhiều óc lợn. Nguyên nhân bởi bộ phận này chứa lượng lớn cholesterol. Trung bình 100g óc lợn chứa tới 3100mg cholesterol – cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Nạp quá nhiều chất này có thể gây tăng huyết áp, đe dọa sức khỏe tim mạch.
Phổi: Phổi là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, chứa nhiều độc tố. Được biết, phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, trong khi đó, lợn có thói quen hít thở sát đất nên có khả năng hít lượng lớn bụi bẩn hàng ngày, thậm chí cả bụi kim loại nặng. Những thứ này sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi.
Khi ăn phổi, bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ thâm nhập vào cơ thể, gây hại sức khỏe. Chưa kể, phổi lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn do thói quen hít thở sát mặt đất của chúng.
Phổi cũng là bộ phận khó làm sạch. Cấu tạo của chúng rất phức tạp. Lau rửa bằng cách thông thường khó có thể loại bỏ hết vết bẩn bám vào trong quá trình giết mổ. Mặt khác, phổi còn được đánh giá là bộ phận nặng mùi nhất ở lợn. Quá trình chế biến không kỹ, món ăn sẽ rất khó nuốt.
Thận lợn: Nhiều người thích ăn thận lợn, thậm chí còn cho rằng bộ phận này có khả năng tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa suy giảm tuyến tiền liệt, thận. Vậy nhưng, chuyên gia sức khỏe lại khuyên không nên ăn nhiều.
Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, giúp lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu nên có khả năng tích tụ những chất có hại. Hàm lượng cholesterol trong thận lợn rất cao. Ăn nhiều không có lợi, thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
Video đang HOT
Gan: Gan cũng rất được “ưu ái” làm nguyên liệu nhúng lẩu ngày Tết. Vậy nhưng, gan là bộ phận giải độc lớn nhất trong cơ thể lợn. Quá trình tiêu hóa, các loại thức ăn, thuốc đều qua gan phân giải. Điều này khiến gan có khả năng tích tụ những chất có hại.
Tương tự những phần nội tạng khác, hàm lượng cholesterol trong gan cũng rất lớn. Ăn nhiều dễ dẫn đến dư thừa cholesterol trong máu gây nên các vấn đề tim mạch.
Cách nấu canh lá đắng với lòng lợn lạ miệng thơm ngon chuẩn vị xứ Thanh
Ẩm thực Xứ Thanh luôn khiến ai đã nếm thử đều yêu thích mãi không thôi. Hôm nay hãy đổi vị cho cả nhà với món canh lá đắng với lòng lợn thơm ngon lạ miệng, đúng chuẩn hương vị Xứ Thanh này nhé! Cùng vào bếp và thực hiện ngay món canh này nào!
Nguyên liệu làm Canh lá đắng với lòng lợn
Lá đắng 100 gr
Lòng lợn 500 gr
Gan lợn 300 gr
Tiết lợn 50 gr
Mắc khén 1 muỗng cà phê
Cơm mẻ 4 muỗng canh
Mắm tôm 1 muỗng cà phê
Hành tím 4 củ
Tỏi 4 tép
Nghệ 3 củ (củ nhỏ)
Sả 5 nhánh
Ớt 3 trái
Dầu ăn 2 muỗng canh
Giấm ăn 80 ml
Bột ngọt/ muối 1 ít
Cách chọn mua lòng lợn (lòng heo) tươi ngon
Lòng lợn ngon nhất là lòng được lấy từ lợn mới mổ, nên bạn nên đi chợ sớm để chọn được lòng tươi và ngon nhất nhé!
Ngoài ra, lúc mua bạn nên chọn những bộ lòng lợn có ống ruột bé, căng tròn và có màu sắc trắng hồng tươi mới. Bóp thử một đoạn để kiểm tra, nếu thấy chất dịch bên trong màu trắng sữa, không có mùi hôi thì đó là lòng ngon, ngược lại thì không nên mua.
Tránh mua lòng lợn có màu sắc đã ngả trắng xanh, ống ruột to, chất dịch bên trong có màu trắng ngà và dần ngả sang vàng. Vì đây là lòng lợn già, ăn sẽ rất dai, có vị nhẫn đắng, khó ăn.
Cách chọn mua gan heo tươi ngon
Gan heo tươi có màu sắc sáng, đỏ tươi hay hồng hào và đều màu với nhau.Gan heo ngon có bề mặt mịn, bằng phẳng, đẹp và không bị nổi u hạch
.Khi dùng tay nhấn vào bề mặt gan, thì cảm nhận được độ đàn hồi và bề mặt gan không bị lõm xuống.
Những gan heo có dấu hiệu như sắc sẫm, xuất hiện dấu hiệu ngả vàng và màu không đều nhau thì không nên mua.Nếu gan có mùi hôi, tanh, hắc hắc gây khó chịu thì không nên mua vì chúng đã bị ươn.
Cách chế biến Canh lá đắng với lòng lợn
1
Sơ chế nguyên liệu
Lòng lợn để cho nhanh và thuận tiện bạn có thể lựa lòng và nhờ người bán làm sạch sẵn, sau khi mua về bạn chỉ cần khử mùi hôi của lòng bằng cách bóp lòng với muối và 80ml giấm ăn trong khoảng 5 phút .
Sau đó rửa lòng lợn lại 2 lần với nước rồi dùng dao cắt thành các miếng nhỏ rồi băm nhuyễn.
Để khử đi mùi hôi gan lợn, bạn ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 - 2 tiếng sau đó rửa lại bằng nước sạch và cắt thành các lát mỏng vừa ăn.
Cách khử mùi hôi lòng lợn hiệu quả
Cách 1: Dùng hốn hợp muối và chanh xoa bóp lòng lợn cho đến khi muối tan, đem đi rứa sạch sau đó chần sơ lòng lợn với nước mắm khoảng 3 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước.
Cách 2: Lòng mua về cắt thành các đoạn nhỏ vừa ăn, rồi lộn trái phần lòng non lại, loại bỏ những màng mỡ, cặn bẩn bên trong, tiếp đó dùng bột mì cùng với một ít muối chà bóp khoảng 5 - 10 phút và rửa lại với nước sạch.
Lá đắng mua về bạn nhặt lá, rửa sạch, chập nhiều lá lại với nhau, cắt sợi và băm nhuyễn.
Sả bạn cắt bỏ những phần khác, giữ lại phần đầu sả rồi rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.
Hành tỏi tương tự bạn cũng lột vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.
Ớt thì bạn cắt lát, băm nhỏ. Nghệ bạn dùng muỗng cạo sạch vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Cuối cùng trộn sả, hành tỏi, ớt và nghệ đã băm nhỏ vào và băm thật đều tay cho đến khi các nguyên liệu nhuyễn và lẫn vào nhau thì dừng lại.
Mắc khén bạn bắc chảo rang thơm rồi cho vào cối, giã nhuyễn.
2
Ướp các nguyên liệu
Cho lòng lợn băm nhuyễn, gan lợn cắt lát, lá đắng băm nhuyễn cùng hỗn hợp sả, hành tỏi, ớt, nghệ băm nhuyễn và các gia vị khác gồm: 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng cà phê mắm tôm và 4 muỗng canh cơm mẻ đã rây mịn bằng rây lọc vào nồi.
Sau đó, dùng đũa trộn đều các nguyên liệu và gia vị sao cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau và thấm đều gia vị.
3
Nấu canh lá đắng
Bắc nồi lên bếp, xào sơ các nguyên liệu với lửa lớn khoảng 3 phút cho lòng lợn săn lại, bạn cho 1 lít nước lọc vào. Trộn đều và nấu thêm 3 phút nữa cho nước canh trong nồi sôi lên thì bạn cắt tiết lợn thành các miếng vuông và cho vào nồi.
Đảo đều và nấu thêm 3 phút nữa cho huyết chín, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, rắc mắc khén đã rang thơm và giã nhuyễn vào.
Trộn lên, múc ra tô và mời gia đình cùng thưởng thức thôi!
4
Thành phẩm
Canh lá đắng với lòng lợn nấu xong thơm phức mùi thơm của mắc khén, sả, ớt và nghệ. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng đặc trưng khiến ta chao đảo của lá đắng hòa cùng với vị ngọt béo, giòn giòn của lòng lợn pha chút vị chua ngọt của cơm mẻ.
Có thể lúc đầu bạn sẽ ăn không quen với hương vị đặc biệt này nhưng khi ăn thêm vài ba muỗng nữa, bạn sẽ cảm nhận được vị giác của bạn được kích thích, khiến bữa cơm của bạn và gia đình thêm ngon miệng đấy!
Đặc sản bò giàng vùng cao đắt khách dịp tết Bò giàng, hay còn được gọi là bò gác bếp là một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao nay đã trở thành đặc sản ăn ưa thích của người miền xuôi, nhất là dịp Tết nguyên đán. Bò giàng ra đời từ cách bảo quản, dự trữ thịt bò, trâu, lợn của người đồng bào vùng cao Nghệ An từ...