“Bộ GDĐT cần giải quyết bất cập về cách phiên âm tên nước ngoài trong SGK”
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, Chủ biên bộ sách Tiếng Việt – Ngữ văn Cánh Diều cho rằng, việc phiên âm tên riêng nước ngoài trong sách giáo khoa hiện bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Bộ GDĐT cần sớm giải quyết vấn đề này.
Có nhiều bất cập
Phiên âm tên riêng nước ngoài trong sách giáo khoa hiện nay khiến không ít thầy cô và học sinh bối rối. Đang là học sinh lớp 9, Thiều Như Quỳnh (Đông Sơn, Thanh Hóa) cảm thấy “buồn cười”, thậm chí khó hiểu khi đọc các danh từ riêng trong sách giáo khoa Lịch sử, Địa lý. Bởi Quỳnh không tìm thấy chú thích nguyên dạng mà thay vào đó là các từ được phiên âm Việt hóa như: “Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, Ni-ca-ra-goa,…”.
“Có lần em và các bạn đã tranh luận nảy lửa về cách đọc tên riêng nước ngoài trong sách, có bạn khẳng định sách viết như thế nào phải đọc như thế, nhưng có bạn nói rằng cách đọc đó đã lạc hậu và không đúng với hiện tại” – Quỳnh kể lại.
Một trang trong SGK Lịch sử lớp 9. Ảnh: NVCC
Không chỉ gây khó khăn cho học sinh mà giáo viên cũng “dở khóc, dở cười” trong quá trình giảng dạy. Một giáo viên dạy Ngữ văn tại quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, bản thân phải đọc chú thích nguyên dạng trước khi đọc phiên âm vì nhiều tên riêng khi đọc lên, học sinh ngơ ngác, có em còn phá lên cười vì không hiểu.
“Ví dụ trong SGK Ngữ văn lớp 6 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bài Cô bé bán diêm có phiên âm các danh từ riêng rất khó hiểu như: “Han Cri-xti-an An-đéc-xen, Rô-giơ An-lớt, Ô-xca,…
Do đặc thù ngôn ngữ nên tôi thấy nhiều từ phiên âm bị xơ cứng, gượng ép và thiếu thẩm mỹ. Vì vậy, việc phiên âm chỉ nên mang tính chất tham khảo” – giáo viên nêu quan điểm.
Video đang HOT
Tên riêng tiếng nước ngoài được phiên âm tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ảnh: NVCC
Quy định về phiên âm tên riêng nước ngoài hiện nay
Đồng tình với phản ánh của giáo viên và học sinh về việc phiên âm tên riêng nước ngoài trong sách giáo khoa hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, ngay từ khi soạn thảo Chương trình GDPT mới, ông và các đồng sự đã nhận thấy, theo chương trình này, tất cả học sinh đều được học ngoại ngữ từ lớp 3, việc đọc và viết tên riêng, thuật ngữ nước ngoài không gặp nhiều khó khăn.
“Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, nếu tiếp tục áp dụng hình thức phiên âm tên riêng và thuật ngữ nước ngoài như trước đây sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc tham khảo tài liệu nước ngoài hay tham gia các kỳ thi quốc tế. Mặt khác, việc phiên âm còn dẫn tới tình trạng mỗi sách giáo khoa, mỗi nhà xuất bản phiên âm một cách” – GS Thuyết nói.
Vì những lí do trên, GS Thuyết đã soạn thảo quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa phổ thông để tham mưu cho Bộ GDĐT ban hành. Sau nhiều lần hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia ngôn ngữ và giáo dục, Bộ GDĐT đã ban hành quy định đó theo Quyết định số 1989/QĐ-B GDĐT ngày 25.5.2018.
Theo quy định nói trên, “trường hợp tên được viết bằng chữ Latin thì viết nguyên dạng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York,…”; “trường hợp tên không được viết bằng chữ Latin thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Aleksandr Pushkin, Moscow, Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,…”.
Chỉ riêng sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh tiểu học được “sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên. Ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Pa-ri, Tô-ky-ô,…”.
Sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh lớp 4, lớp 5, bên cạnh hình thức phiên âm, cần chú thích nguyên dạng (hoặc chú thích cách viết trong tiếng Anh) khi tên riêng lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức phiên âm trong sách. Ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), Mát-xcơ-va (Moscow), Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo). Ngoài hình thức đặt chú thích trong ngoặc đơn, có thể chú thích ở chân trang hoặc bên lề trang sách.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới.
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 30 ngày 5.3.2020 về công tác văn thư, Bộ GDĐT lại ra quyết định mới, quy định SGK tất cả các cấp học phiên âm tên riêng nước ngoài.
“Khi được lãnh đạo Bộ GDĐT hỏi ý kiến, tôi đã nói với các đồng chí lãnh đạo là việc sửa đổi quy định viết tên riêng nước ngoài của Quyết định số 1989 là không cần thiết, vì phạm vi điều chỉnh của Nghị định 30 đã được nêu rõ tại Điều 1 là quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư.
Tuy nhiên, vì muốn bảo đảm sự thống nhất giữa cách viết trong sách giáo khoa với cách viết trong các văn bản hành chính, Bộ GDĐT đã ra quyết định, yêu cầu các nhà xuất bản tổ chức xuất bản sách giáo khoa thực hiện việc viết hoa theo quy định tại Nghị định 30, có thêm bảng tra cứu tên riêng nước ngoài ở cuối sách, hoặc từ gốc cạnh phiên âm” – GS Thuyết chia sẻ.
Thiếu luật về ngôn ngữ và văn tự
Trao đổi với Lao Động về nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong phiên âm tên riêng nước ngoài, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, Việt Nam đang thiếu luật về ngôn ngữ và văn tự, đặc biệt chưa có cơ quan nào phụ trách về vấn đề này.
“Đây là vấn đề cần đưa ra bàn bạc và thảo luận nghiêm túc để khắc phục kịp thời. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện điều này, ví dụ Trung Quốc giao Viện Hàn lâm khoa học xuất bản định kỳ các tập sách hướng dẫn phiên âm tên riêng, thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Trung Quốc.
Nhưng nước ta chưa có cơ quan nào phụ trách vấn đề này, dẫn đến việc thiếu đồng bộ trong cách viết, mặc dù việc viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong tiếng Việt thuận lợi hơn tiếng Trung Quốc rất nhiều lần” – GS Thuyết nhận định.
Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới đề nghị Bộ GDĐT sớm giải quyết vấn đề này; nếu cần thì khẩn trương xin ý kiến chấp thuận của Chính phủ.
Sách giáo khoa bộ Cánh Diều có nội dung gần gũi, học sinh dễ học, dễ hiểu, thầy dễ dạy
Đó là một trong những nguyên nhân để năm nay nhiều cơ sở giáo dục lại tiếp tục lựa chọn bộ sách này.
Cánh Diều là một trong 5 bộ sách giáo khoa lớp một được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng từ năm học 2020 - 2021. Thực hiện Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đã công bố kết quả lựa chọn.
Đây là bộ sách giáo khoa có 100% bản mẫu được các Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỉ lệ phiếu đồng thuận (Đạt) tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ đội ngũ tác giả và của ba đơn vị hợp tác thực hiện biên soạn, xuất bản bộ SGK này đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chất lượng. Đây cũng là bộ sách giáo khoa duy nhất hiện nay đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ sách được biên soạn trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương "thực học, thực nghiệp" và bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quan điểm biên soạn thống nhất, xuyên suốt: "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi đó của bộ sách sẽ giúp cho học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhận định về bộ sách giáo khoa Cánh Diều, cô Hà Nguyệt (Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Phú, Tân Sơn, Phú Thọ) chia sẻ: "Bộ sách Cánh Diều gần gũi với thầy trò, có những ưu việt về nội dung, trình bày và phương pháp sư phạm. Học sinh dễ học, dễ hiểu. Thầy dễ dạy".
Đó là một trong những nguyên nhân để năm nay nhiều cơ sở giáo dục lại tiếp tục lựa chọn bộ sách.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên sách tiếng Việt của bộ sách Cánh diều cho biết, sách kế thừa nhiều của SGK tiếng Việt hiện hành, nên giáo viên cầm sách là có thể dạy ngay, thậm chí không cần tập huấn.
Còn GS-TSKH Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình môn Toán mới, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán - bộ Cánh diều cho hay, các bài học đều gắn với tình huống thực tế, chuyển từ dạy học sinh làm sang học sinh tự làm, để tìm ra được năng lực của bản thân.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
"Nhưng tác giả phải quan tâm đến việc làm sao để học sinh có thể biết và tự làm? Từ đó giúp học sinh tự mình khám phá, tự mình kiến tạo nên tri thức. Đặc biệt phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn" - ông nhấn mạnh.
Ngoài các bộ sách đã được đưa vào giảng dạy, hiện nay, các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 Cánh Diều cũng đã hoàn thành công tác dạy thực nghiệm để chỉnh lý, hoàn thiện tốt nhất sách giáo khoa.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD-ĐT chủ trương tăng cường nâng cao chất lượng bản mẫu sách giáo khoa. Các nhà xuất bản cần tiến hành thẩm định thấy phù hợp mới gửi bản mẫu sách giáo khoa lên Hội đồng quốc gia thẩm định. Bộ GD-ĐT cũng đồng hành trong việc đẩy mạnh dạy thực nghiệm tại các nhà trường. Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công tác dạy thực nghiệm diễn ra hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra, từ đó, phản ánh trung thực, khách quan chất lượng và tính phù hợp của sách giáo khoa mới.
Năm nay, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản xây dựng kế hoạch thực nghiệm cụ thể, có tên bài, địa chỉ, thời gian, đối tượng các em học sinh ở từng khu vực, đồng thời bảo đảm về mẫu, điều kiện vùng miền, điều kiện về năng lực trình độ học sinh.
Các đoàn thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều đã được thành lập và triển khai kế hoạch thực nghiệm tại các địa phương như Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Bình, Đồng Nai, Hưng Yên.
Việc tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu của Bộ về dạng bài, số lượng tiết học, đối tượng tham gia và vùng miền cần tổ chức thực nghiệm.
Hà Nội: Học sinh lớp 2 sẽ không học sách tiếng Việt Cánh diều UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 mới để các cơ sở giáo dục trên địa bàn sử dụng cho năm học 2021 - 2022. Sách tiếng Viêt lớp 1 Cánh diều gây nhiều tranh cãi vì những ngữ liệu không phù hợp - NGỌC THẮNG Danh mục SGK lớp...