Bộ GD-ĐT: Tốt nghiệp ngành Y phải qua kỳ thi sát hạch mới được hành nghề
Tất cả những người được đào tạo khối ngành sức khỏe từ các cơ sở giáo dục đại học, nếu muốn được hành nghề khám chữa bệnh phải qua các kỳ thi sát hạch, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh.
Ngày 12/1, Bộ GD-ĐT đã trả lời về việc “trăm hoa đua nở” mở ngành đào tạo sức khỏe mà báo chí phản ánh.
Mở ngành Y phải công khai hồ sơ và có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận
Theo Bộ GD-ĐT, việc mở ngành nói chung cũng như đào tạo khối ngành sức khỏe là nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của khối ngành quan trọng này trong phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, của đất nước. Do vậy, việc các cơ sở giáo dục đại học mở các ngành và tổ chức đào tạo là nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cấp thiết cho thị trường lao động.
Giáo dục đào tạo nói chung trong những năm qua đã và đang thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xã hội hóa giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đã vươn lên, đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà. Các cơ sở giáo dục đại học tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp, đầu tư ngày càng nhiều cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, “các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật”. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế khác nhau để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.
Để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT ban hành ngày 06/9/2017 quy định về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành Sức khỏe, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017.
Video đang HOT
Theo đó, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GDĐT quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GDĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Sẽ đình chỉ tuyển sinh cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, hàng năm, Bộ GDĐT cũng thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh theo Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Theo đó, trong thời gian tới, tất cả những người được đào tạo khối ngành sức khỏe từ các cơ sở giáo dục đại học, nếu muốn được hành nghề khám chữa bệnh phải qua các kỳ thi sát hạch, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Các yêu cầu, điều kiện để mở ngành đào tạo khối ngành Sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT cao hơn so với các ngành khác. Cụ thể như sau:
Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo.
Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
Ngành Răng – Hàm – Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng – Hàm – Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Thông tư 22 cũng nêu chi tiết điều kiện cơ sở vật chất đối với một số ngành thuộc nhóm sức khỏe. Các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng ít nhất phải có phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh…
Các trường ồ ạt tuyển sinh ngành sức khoẻ: Chất lượng đào tạo có đảm bảo?
Mùa tuyển sinh 2021, các đại học tư thục đua nhau mở, tuyển sinh và đào tạo khối ngành sức khoẻ khiến nhiều người lo lắng về chất lượng đạo tạo, trình độ chuyên môn.
Từ năm 2016 trở về trước, khối ngành sức khỏe chỉ được đào tạo ở các trường chuyên về sức khỏe hay một số trường công lập top đầu đào tạo như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ...
Vài năm gần đây, số trường đại học tư thục mở ngành, đào tạo nhóm ngành sức khỏe ngày càng nhiều. Đáng chú ý, mùa tuyển sinh 2021, Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở đồng loạt 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, gôm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em (điều dưỡng), kỹ thuật phục hồi chức năng, quản lý bệnh viện.
Trường này trước từng mở ngành tuyển sinh, đào tạo các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng. Trường sẽ có tổng 12 ngành đào tạo lĩnh vực sức khỏe. Con số này nhiều hơn những trường chuyên đào tạo y dược khác như Đại học Y Hà Nội hay Đại học Y Thái Nguyên...
Trong cuộc "chạy đua" mở ngành sức khỏe, Đại học Văn Lang tuyển mới 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền. Như vậy, trường sẽ đào tạo 6 ngành khối sức khỏe.
Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến mở mới 2 ngành khối sức khỏe: điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Ngoài ra, nhiều trường tư thục khác cũng "trăm hoa đua nở" tuyển sinh các khối ngành sức khoẻ như Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học Duy Tân...
Sinh viên nghiên cứu, học tập. (Ảnh minh hoạ: Q.H)
Việc các trường ồ ạt mở ngành khiến nhiều người lo lắng vì khối ngành sức khoẻ liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, cần quá trình đào tạo bài bản lâu dài. Họ lo liệu các trường có đảm bảo về chất lượng giảng dạy, đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc mở ngành mới nói chung cũng như mởi đào tạo khối ngành sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi quy định: " Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật" . Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các trường được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo.
Để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 năm 2017 quy định về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT đã quy định tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành Sức khỏe, ngoài điều kiện mở ngành thì các trường phải tuân thủ quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định tại Nghị định số 111 năm 2017. Theo đó, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện đảm bảo.
Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý và cấp phép mở đào tạo ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ cũng quy định, tất cả các trường xin mở đào tạo ngành sức khỏe phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Trường tư đào tạo ngành y 'tràn lan': Bộ GD&ĐT nói gì? Mùa tuyển sinh năm 2021 ghi nhận sự 'trăm hoa đua nở' các ngành đào tạo về sức khỏe tại nhiều trường ĐH. Thậm chí, nhiều trường không liên quan đến khối ngành sức khỏe cũng tham gia đào tạo với lượng chỉ tiêu lớn. Cụ thể, mùa tuyển sinh 2021, ĐH Văn Lang (TP.HCM) dự kiến mở các ngành mới Y đa...