Big C Miền Đông gỡ thông báo ‘đóng cửa’
Mặc dù thông báo đóng cửa sau ngày 20/6, đến nay, siêu thị Big C Miền Đông ( quận 10, TP.HCM) vẫn đang mở cửa đón khách.
Ngày 23/6, các hoạt động mua sắm bên trong siêu thị Big C Miền Đông vẫn diễn ra bình thường. Hàng hóa được trưng bày đầy đủ, kèm các chương trình khuyến mãi hiện có. Lượng khách đến siêu thị không có dấu hiệu giảm sút so với trước đây.
Đặc biệt, bảng thông báo trả mặt bằng đặt trước lối vào siêu thị đã được gỡ bỏ, thay bằng cổng chào giới thiệu chương trình ưu đãi nhân dịp sinh nhật Big C.
Trước đó, ngày 1/6, Big C Miền Đông thông báo sẽ dừng hoạt động sau 20 ngày do không đạt được thỏa thuận về giá thuê mới với bên cho thuê.
“Các đề xuất mới của bên cho thuê khiến chúng tôi không thể thực hiện cam kết giá thấp cho người tiêu dùng, nên phải dừng hoạt động chi nhánh Big C Miền Đông”, đại diện Central Retail, đơn vị chủ quản hệ thống siêu thị Big C, chia sẻ.
Video đang HOT
Big C Miền Đông đã gỡ bảng thông báo “đóng cửa”.
Hiện tại, một số nhân viên cho biết chưa có thông tin chính thức về vấn đề nghỉ việc hay điều chuyển chi nhánh khi siêu thị đóng cửa. Trao đổi với Zing, đại diện Central Retail cho biết vẫn đang đàm phán với bên cho thuê.
Big C Miền Đông là một trong những siêu thị có quy mô lớn tại khu vực trung tâm TP.HCM với tổng diện tích lên đến 12.000 m2. Siêu thị này được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2009 và hiện là một trong những chi nhánh đông khách nhất ở TP.HCM của chuỗi này.
Theo Kantar Worldpanel, đến hết năm 2019, Big C chiếm 3,5% thị phần và là chuỗi siêu thị, đại siêu thị lớn thứ 2 tại Việt Nam. Giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, Big C ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua. Chuỗi này tăng 0,7% thị phần trong quý I/2020 so với cùng kỳ trước đó, chiếm 3,8% tổng doanh thu toàn thị trường.
Trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống 35 siêu thị và đại siêu thị này ghi nhận trung bình 70.000-90.000 lượt khách mỗi ngày, sau đó tăng lên 140.000-150.000 lượt.
Đại diện Kantar cho biết Big C đứng thứ 2 trong các kênh siêu thị về chỉ số này, nhưng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 76%, trong khi mức tăng của VinMart và Saigon Co.op lần lượt là 24% và 18%.
Nhờ đâu siêu thị bán được 1.200 tấn thanh long, dưa hấu chỉ trong 1 tuần?
Thống kê nhanh của các hệ thống siêu thị gồm Saigon Co.op, Big C, MM Mega Market, Vinmart, Lotte Mart cho thấy từ ngày 3-2 đến nay, sản lượng dưa hấu, thanh long bán ra đã gần 1.200 tấn.
Tại một số hệ thống, sức tiêu thụ 2 mặt hàng nông sản này đã tăng trên dưới 10 lần so với ngày thường.
Cụ thể, từ ngày 3 đến 9-2, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food tiêu thụ 84 tấn thanh long, 80 tấn dưa hấu - tăng 2,5-3,5 lần so ngày thường. Cũng trong thời gian này, hệ thống Lotte tiêu thụ 20 tấn thanh long, 50 tấn dưa hấu - tăng gấp 3 lần ngày thường; còn hệ thống MM Mega Market tiêu thụ 30 tấn thanh long, 70 tấn dưa hấu.
Trong khi đó, chỉ 3 ngày, từ 6 đến 9-2, riêng hệ thống Vinmart đã tiêu thụ 85 tấn thanh long, 200 tấn dưa hấu - tăng hơn 10 lần so ngày thường.
Từ ngày 5 đến 10-2, hệ thống BigC tiêu thụ 141 tấn thanh long, 228 tấn dưa hấu - tăng gấp 4 - 8 lần so ngày thường.
Sản lượng tiêu thụ cao kỷ lục này là do các hệ thống siêu thị đã tích cực hưởng ứng kêu gọi của TP HCM và các tỉnh Long An, Bình Thuận, khẩn cấp thu mua, triển khai các giải pháp tuyên truyền, khuyến mãi kích cầu và bán với giá không lợi nhuận các mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho hay ngoài việc kết nối cho các hệ thống bán lẻ hiện đại hỗ trợ tiêu thụ nông sản tươi, sở còn làm việc với Hội Lương thực thực phẩm TP, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có chức năng sấy khô nông sản để vận động tăng cường thu mua sấy khô, trữ lạnh nông sản mà chủ yếu là thanh long, mít, nhãn...
Dưa hấu Gia Lai bán tại siêu thị Big C chỉ 6.200 đồng/kg nên tiêu thụ rất mạnh
Để các doanh nghiệp sấy khô yên tâm thu mua, chế biến, TP HCM còn cam kết hỗ trợ kết nối, các hệ thống phân phối trên địa bàn TP cùng đồng hành hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản đã sấy khô, chế biến.
Một giải pháp căn cơ hơn cũng đang được thực hiện là phối hợp Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, Hội hàng Việt Nam Chất lượng cao cùng Sở Công Thương các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản. Trong đó, chú trọng giải pháp nâng cao và đồng bộ chất lượng nông sản; đáp ứng về tiêu chuẩn và sản lượng đối với các thị trường khó tính.
Cũng theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, trước tình hình khan hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế, Sở Công Thương TP HCM đã báo cáo Bộ Công Thương và được thông tin hiện nay, bộ đã chỉ đạo tham tán thương mại tại các nước có nguồn nguyên liệu là vải không dệt kết nối nhập khẩu nguyên liệu như Ấn Độ, Malaysia...
Trước mắt, Sở Công Thương TP HCM đã làm việc với Hội Dệt may thêu đan TP về chuẩn bị nguồn khẩu trang vải kháng khuẩn. "Chúng tôi đã đề nghị Saigon Co.op liên hệ với Tổng Công ty X28 (doanh nghiệp có khả năng cung cấp 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn/ngày) để ký hợp đồng phân phối, cung ứng sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn cho thị trường. Ngoài ra, đề nghị Saigon Co.op đăng ký với Tập đoàn Dệt may Việt Nam 5 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn để bảo đảm cung ứng cho thị trường" - bà Trang thông tin.
Theo người lao động
Nông sản Việt chiếm ưu thế trên kệ hàng ở các siêu thị lớn Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản Việt đã dần chiếm ưu thế tại các siêu thị lớn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và góp phần giảm đáng kể lượng hàng nhập khẩu. Nước ta bốn mùa có tới hàng nghìn loại nông sản phong phú khác nhau, vừa giàu dinh dưỡng lại mang liệu hiệu quả kinh tế cao. Chẳng...