Biết nguyên nhân chồng đòi ngủ riêng mà tôi đau như cắt
Đang yên đang lành, chồng tôi bỗng đòi ngủ riêng. Tôi phản đối nhưng anh vẫn một mực đòi chuyển qua phòng bên cạnh.
Vợ chồng tôi luôn được xem là hạnh phúc trong mắt mọi người. Chồng tôi mẫu mực, luôn quan tâm và vun vén hôn nhân. Anh từng tâm sự rằng với anh, vợ con là quan trọng nhất nên mỗi khi bạn bè rủ đi nhậu, đi chơi, anh đều hỏi qua ý kiến của tôi. Tôi đồng ý thì anh đi, không đồng ý thì thôi.
Đang hạnh phúc, chồng tôi bỗng đòi ra ngủ riêng. Dù tôi phản đối, cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc, hơn nữa chúng tôi đã duy trì việc ngủ chung suốt 9 năm nay, kể cả khi có con nhỏ. Vì thế, không có lý do gì để chồng tôi phải ngủ riêng cả.
Nhưng tôi càng phản đối, càng lý lẽ thì chồng chỉ càng trầm mặc và kiên quyết hơn. Tối đó, chồng ôm gối sang phòng khác. Tôi trằn trọc, suy nghĩ mãi vẫn không thể hiểu tại sao chồng đòi ngủ riêng như thế.
Vì giận nhau nên tôi không nói chuyện với chồng. Tôi im lặng trước những câu hỏi hay những chuyện kể của anh. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi khiến tôi không sao chịu nổi. Bực quá, tôi nhắn tin báo với chồng chuyện mình chuyển về ngoại ở một thời gian.
Tôi về bên ngoại 2 tuần thì nhận được điện thoại của anh hàng xóm. Anh ấy hốt hoảng bảo tôi vào bệnh viện gấp, chồng tôi té ngã ở trước nhà. Cũng may cửa không khóa nên anh ấy mới vào được và đã đưa chồng tôi đến viện rồi.
Tôi đến bệnh viện, nhận tin chồng bị ung thư giai đoạn cuối mà sụp đổ hoàn toàn. Mấy hôm nay, anh đã tỉnh nhưng rất yếu ớt và đang chuẩn bị cho đợt phẫu thuật đầu tiên. Chồng nói anh phát hiện bệnh từ 1 tháng trước nhưng cố gắng chịu đau đớn vì biết chắc bệnh của mình không thể điều trị được nữa. Anh sợ tốn kém tiền tiết kiệm của gia đình. Đêm nào anh cũng đau đến không ngủ được nên phải chuyển ra phòng khác. Tôi vì giận dỗi nên chẳng hề quan tâm đến sự thay đổi của chồng mình.
Nhìn chồng yếu ớt nằm trên giường bệnh, tim tôi đau thắt lại. Phải chi anh nói sớm với tôi thì có lẽ bệnh tình đã chẳng đến nông nỗi này. Biết là không thể điều trị được vì bệnh đã ở giai đoạn cuối rồi nhưng “còn nước còn tát”, làm sao tôi có thể bỏ mặc chồng mình chứ? Còn anh thì bảo không muốn điều trị vì sợ tốn kém, anh không muốn trở thành gánh nặng của vợ con. Giờ tôi phải làm sao để vực dậy tinh thần cho chồng đây?
Video đang HOT
Cưới nhau 30 năm toàn cãi vã, vừa cúng ông Táo xong, bố tôi đưa ngay tờ đơn ly hôn
Tôi hoảng hốt can ngăn nhưng mẹ lại bình thản một cách lạ kỳ. Dường như ngày mà mẹ đợi mãi cũng tới.
Gia đình tôi vừa trải qua 24h thử thách đầy nghẹt thở. Nhưng trong cái rủi lại có cái may, nhờ lần cãi vã suýt "toang" của bố mẹ mà mâu thuẫn bao năm cuối cùng đã hóa giải hết.
Bố mẹ tôi kết hôn đã hơn 3 thập kỷ. Tôi sinh ra đúng vào dịp tròn 1 năm ngày cưới, bố tôi mở tiệc to bao cả họ đến ăn mừng. Năm nào tổ chức sinh nhật tôi cũng được ăn 2 chiếc bánh kem. Nhưng hầu như lần nào tôi cũng lủi thủi ôm bánh về phòng một mình vì bố mẹ luôn cãi nhau sau bữa tiệc.
Lý do phụ huynh tôi "chiến tranh" thì vô cùng nhạt nhẽo. Ấy là do bố tôi uống say toàn lè nhè trêu mẹ. Hết khen mẹ xinh đẹp như tiên lại đòi tiền đi mua nước hoa với giày dép. Có bữa hứng lên bố còn cởi trần hát hò ầm ĩ trước sân. Mẹ tôi luôn mắng bố đến khi ông tỉnh rượu thì thôi.
Ngoài những lần như vậy ra thì họ còn cãi nhau quanh năm suốt tháng. 365 ngày chắc quá nửa thời gian chị em tôi phải đứng ra giúp bố mẹ giảng hòa. Mà buồn cười ở chỗ bố tôi rất nghiêm túc khi không say, còn mẹ tôi thì bình thường rất hay đùa cợt. Chỉ khi bố say xỉn 2 người mới đổi nết cho nhau. Nhưng kết cục vẫn là không ai chịu nhường nhịn ai cả.
Lâu dần thành tật xấu, mẹ tôi quyết ngủ riêng từ lúc tôi mới học lớp 9 cho bớt xích mích với chồng. 2 bậc thân sinh cũng mấy lần định bê nhau ra toà rồi đó. Nhưng vì "quện hơi" quá nên sợ thiếu nhau mất ngủ, kết cục chả ai dám kí đơn!
Vốn dĩ tôi đã quen chuyện nhà cửa ầm ĩ, biết bố mẹ chẳng dám bỏ nhau vì toàn cãi lặt vặt mà thôi. Lần nào mẹ dỗi lâu thì cùng lắm nửa tháng. Sau đó lại tung tăng đi du lịch với chồng như không hề có biến gì xảy ra. Ông bà nội toàn lắc đầu bảo bố mẹ tôi ấu trĩ. Hàng xóm thì chẹp miệng bảo ngày nào không thấy nhà tôi vẳng tiếng tranh cãi là cơm nước hôm í không ngon! Hay ho thế cơ chứ.
Tôi cũng chẳng hiểu sao họ khắc khẩu với nhau mà vẫn có thể ở cùng nhau cho đến tận bây giờ. Có lẽ bố mẹ tôi hiểu rõ về nhau nên chịu đựng được hết. Song, từ lúc bố tôi về hưu cách đây 1 năm thì tần suất "chiến tranh lạnh" tăng lên gấp bội.
Đang quen sáng dậy sớm đi làm suốt mấy chục năm, gặp bao nhiêu bạn bè đồng nghiệp, đùng cái nghỉ hưu nên bố tôi rơi vào trầm cảm. Ông cảm thấy cô đơn hụt hẫng, cứ loanh quanh suốt ngày chẳng biết làm gì. Thi thoảng ông nội rủ chơi cờ uống rượu thì bố rất vui. Còn lại thì tôi để ý thấy bố hay buồn lắm.
Ngược lại mẹ tôi dạo này tìm được thú vui mới: suốt ngày đi đánh bóng chuyền hơi với các cô bác trong khu. Mẹ ham chơi tới mức bỏ bê việc nhà, cái gì cũng vứt hết cho 2 con. Chị em tôi không phàn nàn câu nào cả, nhưng bố tôi thì khó chịu ra mặt.
Khởi đầu từ mấy câu cà khịa kiểu như "Vợ ai mà càng già càng lú lẫn quên hết cả chồng con", bố mẹ tôi bắt đầu cãi cọ nhau liên tục. Từ sáng đến trưa đi ra đi vào cũng lời qua tiếng lại vài hiệp.
Rồi đỉnh điểm là bữa cúng 23 tháng Chạp vừa xong. 3 mẹ con tôi tất tả đi chợ nấu nướng rõ sớm, bày mâm xong tận 11h trưa vẫn không thấy bố dậy thắp hương. Mẹ tức quá vào phòng ngủ càu nhàu, trách bố vô tâm nọ kia. Thế là ông bà nội với chị em tôi lại được phen xem bom đạn "oanh tạc".
- Cúng ông Táo phải xong sớm còn đi thả cá. Cả nhà chuẩn bị hết rồi mà ông cứ nằm ì ra xem mấy cái vớ vẩn trên mạng là sao?
- Tôi thích thế đấy? Bà toàn làm với chơi theo ý bà chẳng ai nói gì, có coi tôi tồn tại trong gia đình này đâu mà kêu ca?
- Ông nói hay nhỉ? Lễ Tết thủ tục phải cúng đàng hoàng, ông có dậy thắp hương không thì bảo?
- Bà muốn làm gì thì làm. Bây giờ lời tôi nói có giá trị gì đâu, từ lúc về hưu bà coi chồng như vô hình mà.
Thái độ dửng dưng của bố khiến mẹ tôi lửa giận đầy đầu. Bà im lặng quay đi, mời ông nội lên gác thắp hương cúng lễ thay. Đến bữa ăn bố cũng không thèm ra bếp, mẹ tôi đem hết đồ ăn thừa chia cho mấy chú công nhân thuê trọ trong xóm.
Tưởng vẫn như mọi lần cãi nhau chỉ ít hôm là lại đâu vào đấy, nhưng đùng cái sáng hôm nay bố tôi đòi họp gia đình. Một lá đơn ngay ngắn đặt lên bàn, đã có sẵn chữ kí của bố. Mẹ bình thản cầm lên xem rồi bảo chị em tôi đi lấy bút.
Cả nhà giãy nảy lên khuyên can, nhưng bố mẹ tôi không ai chịu xuống nước cả. Được dịp xả hết bức xúc nên bố mẹ thi nhau chỉ trích đôi bên. Người nọ lôi tật xấu người kia ra để cãi, ai cũng bảo chịu đựng 30 năm thế đủ rồi.
Mẹ tức quá xách đồ đi luôn, xin phép ông bà nội về ngoại ăn Tết. Chị em tôi giữ không được liền khóc lóc xin bố làm hoà với mẹ. Ông lắc đầu từ chối, khẳng định chắc nịch rằng lần này sẽ ly hôn.
Không khí trong nhà ngột ngạt hẳn. Giáp Tết rồi mà nhà cửa lại bung bét thế này, chị em tôi với ông bà buồn lắm. Đến bữa tối bà bắt đầu than thở rằng thiếu con dâu chả việc gì được ra hồn. Cơm nước mẹ nấu vừa khéo vừa ngon, quần áo ông bà giặt xong mẹ luôn là người gấp gọn. Hôm nào mẹ cũng pha sẵn ấm trà sen cho ông bà uống trước khi ngủ. Rồi còn giúp bà tắm rửa thay đồ.
Chị em tôi thì chẳng biết mua sắm gì cho Tết. Nếu có mẹ thì tủ lạnh đầy ắp thức ăn, bếp có thêm hũ dưa cà ông nội thích. Và chúng tôi còn háo hức chuẩn bị gói bánh chưng nữa cơ. Mọi thứ vào tay mẹ đều tươm tất hết, mẹ đi rồi ai cũng hoang mang không biết làm gì.
Nhà vắng mẹ một buổi mà loạn hết cả lên. Dường như bố nhận ra mẹ có vai trò quan trọng nên bắt đầu bối rối. Nghe cả nhà than thở nhắc mẹ suốt, kiểu "giá như có mẹ ở đây thì mọi thứ xong tuốt", bố tôi cũng lo lắng ra mặt. Ông cứ thở dài ngó ngó tờ đơn đã ký. Xem ra muốn bỏ vợ cũng không đơn giản tí nào!
Chị em tôi bắt đầu nhảy vào tác động một chút, nói mấy câu khen mẹ nhớ mẹ khiến bố có vẻ phân vân. Đến lúc bố bắt đầu đấu tranh tư tưởng, tôi liền nhẹ nhàng khuyên bố dẹp hết sĩ diện sang bên. 30 năm hôn nhân không phải là củi đem đốt dễ dàng được, tôi hi vọng bố mẹ chịu ngồi lại nói chuyện đàng hoàng với nhau, thay đổi hết tật xấu vì nhau và nghĩ kỹ xem có đáng để tan vỡ gia đình hay không.
Mẹ tôi đã từng đi bộ suốt 2 năm để bán vé số nuôi chồng con khi bố tôi thất nghiệp. Xưa nhà nghèo đến mức chăn không có để đắp vào mùa đông, bố mẹ tôi vẫn cùng nhau vượt qua khó khăn được. Gợi nhắc lại những kỉ niệm đó khiến bố tôi rưng rưng muốn khóc. Chẳng thể nào ông quên được tình cảm vợ chồng đã gắn bó ra sao suốt tháng năm cực nhọc ấy.
Sau 1 đêm suy nghĩ kỹ, bố lập tức lái xe về quê đón mẹ lên. Cả nhà hồi hộp chờ suốt cả buổi sáng, mấy tiếng đồng hồ thôi mà cảm giác dài lê thê. Khi thấy mẹ bước vào sau nụ cười ngượng nghịu của bố, tôi biết lại một lần hạnh phúc trở về.
Đừng "doạ" ly hôn thêm lần nào nữa bố mẹ nhé!
"Riêng để chung" đơn giản mà hiệu quả của các cặp đôi hạnh phúc Những điều tưởng như là gây hại cho mối quan hệ vì có vẻ có tính cá nhân, xa cách, thiếu sự gắn kết... nhưng thực ra lại có những tác dụng bất ngờ. Hôn nhân không phải là lúc nào cũng cần bên cạnh nhau mọi nơi mọi lúc mới là hạnh phúc. Có những cặp vợ chồng dù luôn bên cạnh...