Biến tấu bánh trôi chiên, bánh trôi nhân dừa tươi cho Tết Hàn thực
Nếu đã chán món bánh trôi luộc quen thuộc, bạn có thể thử làm bánh trôi chiên lạ miệng hay bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt để đổi vị vào dịp Tết Hàn thực.
Ngày 3/3 Âm lịch hàng năm là dịp Tết Hàn thực. Theo phong tục cổ truyền mâm cơm cúng ông bà tổ tiên vào ngày này không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay – thứ quà ăn lúc nguội, nhẹ nhàng, thanh mát, rất hợp để dùng vào những ngày đầu hè nóng nực lại có ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.
Dù bánh trôi truyền thống có hương vị thơm ngon riêng nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể biến tấu các công thức độc đáo từ món bánh này. Dưới đây là cách làm bánh trôi chiên và bánh trôi nhân dừa tươi để bạn tham khảo:
Cách làm bánh trôi chiên:
Nguyên liệu:
-Bột chiên xù
Cách chế biến:
-Nếu bánh trôi để trong tủ lạnh thì bạn cho bánh vào luộc lại. Nhớ dùng đũa nhẹ nhàng tách các viên bánh trôi ra để chúng khỏi dính vào nhau. Sau khi luộc, cho bánh trôi vào nước lạnh.
- Lăn đều từng viên bánh trôi qua bột chiên xù.
- Đun nóng dầu trong chảo (không đun nóng già mà chỉ đun đến 6 phần). Cho bánh trôi vào chiên ở lửa nhỏ hoặc lửa vừa.
- Chiên đến khi bánh vàng đều. Vì bánh đã chín nên không cần chiên quá lâu, sẽ khiến bánh bị ngấm dầu và nát.
- Vớt bánh vào giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa rồi thưởng thức.
Bánh trôi chiên bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo mềm, có hương vị lạ miệng và tuyệt ngon, đảm bảo nhiều người rất thích.
Cách làm bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt
Nguyên liệu:
- 500g bột bánh trôi nhào sẵn
- 200g cùi dừa tươi
- 30g mè rang chín
Video đang HOT
- Dừa nạo
- Đường trắng, vani
Cách chế biến:
-Cùi dừa tươi gọt sạch vỏ bên ngoài, cắt thành từng viên vuông nhỏ (kích cỡ tương đương viên đường phên). Chần dừa tươi qua nước sôi, rửa sạch để loại bỏ phần dầu dừa.
-Cho dừa tươi ướp với chút đường và xíu vani trong vòng 1 tiếng để dừa có vị ngọt nhẹ và thơm. Nếu thích ngọt đậm hơn bạn có thể sên dừa cùng lửa vừa để dừa thấm vị.
- Lấy một miếng bột nhỏ, cho nhân dừa tươi đã sơ chế vào, vê tròn viên bánh. Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân. (Nếu thích bạn có thể pha thêm bột màu vào bột cho đẹp mắt)
- Đun nước thật sôi, thả nhẹ từng viên bánh trôi vừa nặn vào. Đợi bánh chín, nổi lên thì vớt ngay ra, ngâm vào tô nước lạnh.
(Nên cho vài viên đá lạnh và một chút dầu ăn vào tô nước ngâm bánh để bánh bóng mướt và không bị chảy hay nát)
- Dùng vá vớt bánh và xếp ra đĩa, rắc thêm vừng (dừa nạo tùy thích) lên trên và thưởng thức.
Bí quyết nặn bánh trôi, bánh chay hình các con vật, hoa lá dễ thương
Sắp tới Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, nếu bạn đã quá quen với món bánh trôi bánh chay truyền thống trắng tròn thì có thể thử chút mới lạ với cách nặn bánh hình cá chép, hình hoa hoặc các con vật dễ thương nhé!
Bánh trôi bánh chay là món bánh quen thuộc của người Việt Nam mỗi dịp Tết Hàn thực tới. Thế nhưng, có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi món bánh truyền thống này lại có thể được tạo hình đẹp mắt, độc đáo và sinh động hơn nhiều dưới bàn tay khéo léo của các bà mẹ đảm đang.
Tạo hình bánh trôi thành những con vật ngộ nghĩnh của bạn Huyền Thu.
Nặn bánh trôi thành đàn cá chép nhiều màu của bạn Minh Anh.
Cách làm bánh trôi bánh chay hình cá chép, nặn hình các con vật, hoa lá dễ thương
Nguyên liệu
- 100g Bột gạo nếp (thường chọn gói bột gạo nếp bán sẵn của Thái Lan)
- 20g Bột gạo tẻ
- 70g đậu phụ non (giúp bánh mềm mượt dễ tạo hình, khi luộc không bị mất nét bánh, nếu không có không sao)
- 10g đường kính
- Nước trộn bột bánh nếu không có đậu hũ non phải là nước sôi, không dùng nước nguội sẽ làm chảy bột. Nếu có đậu hũ non thì dùng nước ở nhiệt độ bình thường.
- Màu thực phẩm: bột dành dành (màu vàng), hoa đậu biếc (màu tím), gấc tươi (màu đỏ cam), cà phê, ca cao (màu nâu, đen), bột trà xanh (màu xanh lá), nước ép củ dền hoặc thanh long đỏ (màu hồng), nước ép cà rốt (màu cam), hoặc dùng màu từ siro bán sẵn trong các siêu thị...
Phần nhồi bột và tạo màu
Trộn đều hỗn hợp bột gạo nếp, gạo tẻ và các nguyên liệu khác. Đổ dần dần nước sôi vào nhồi tới khi bột dẻo. Tùy loại bột mới hay bột cũ sẽ có độ hút ẩm khác nhau, nên nếu sau khi trộn thấy bột ướt quá thì có thể thêm bột, mà khô quá thì có thể thêm nước. Nhào đến khi bột không dính tay thật dẻo là được.
Chia khối bột thành các khối nhỏ để pha màu tùy mục đích sử dụng.
Nếu dùng màu nước từ màu thực phẩm thì lưu ý khi nhồi bột bằng nước sôi nên để bột khô hơn một chút rồi khi cho màu thực phẩm vào bột sẽ không bị nhão. Đậy kín khối bột cho bột nghỉ trong thời gian đó chuẩn bị nhân bánh.
Nhân bánh
Bạn có thể làm bánh không nhân hoặc dùng nhân đường, đậu xanh, đậu đỏ... tùy sở thích.
Nếu dùng nhân đậu xanh thì ngâm đậu qua đêm cho nở, đun chín nhừ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Cho thêm chút đường vào rồi đảo trên chảo chống dính, sên tới khi hỗn hợp nhân khô ráo thì bắc bếp xuống.
Chia nhân thành các viên nhỏ phù hợp với ý tưởng tạo hình bánh.
Tạo hình
Tạo hình bánh trôi đơn giản, không mất thời gian canh ủ bột. Đẹp hay xấu là tùy thuộc vào sự khéo léo và sáng tạo của mỗi người.
Cách tạo hình lần lượt từ các chi tiết chính tới phụ, để gắn kết các chi tiết có thể dùng tăm ấn nhẹ bột vừa tạo hình vừa tăng độ kết dính.
Lưu ý: bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm để bột không bị khô, khó tạo hình,mặt bột không được láng đẹp. Nếu bột khô quá sẽ khiến các chi tiết khi tạo hình khó kết dính với nhau. Bạn có thể xịt một lớp nước mỏng lên bề mặt bánh nếu bị khô.
Cách luộc bánh
Đun nước thật sôi, hạ lửa mức vừa phải rồi mới cho bánh vào luộc. Khi bánh nổi từ 1-3 phút (tùy bánh to bánh bé) vớt bánh ra ngâm nước mát.
Nước chan bánh sử dụng đường đen Hàn Quốc tạo màu đẹp, dùng 2 thìa phở đường đen cho 500ml nước thêm đường trắng đến khi vừa miệng, thêm gừng tuỳ thích.
Hoặc bạn có thể dùng đường nâu, đường thốt nốt... đều được.
Bánh sau khi luộc các bạn chan nước đường, rắc chút sợi dừa nạo hoặc nước cốt dừa (tùy loại bánh) là có thể thưởng thức.
Mời các bạn tham khảo những tạo hình bánh trôi bánh chay tuyệt đẹp của các mẹ đảm chia sẻ trên mạng xã hội.
Với bánh hình cá chép thì bạn nên hấp trong các xửng nồi hấp chứ không nên luộc như bánh truyền thống để giữ tạo hình cho cá. Ảnh: Thu Phương
Những chú cá chép bánh trôi sống động. Ảnh: Oanh Trần
Nhân bánh chay từ đậu xanh cốt dừa chan thêm nước đậu xanh, hạt sen... Ảnh: Minh Anh
Con bạn chắc chắn sẽ rất thích thú với những bạn cua, bạn gấu, thỏ bông, gà con... từ món bánh của mẹ. Ảnh: Lê Nữ Xuân Thời
Bạn có thể tin được đây là những chiếc bánh trôi bánh chay không? Ảnh: Mẹ Suri
Đôi bàn tay khéo léo tạo hình các con vật thật sắc nét. Ảnh: Nguyễn Ngọc An An
Những chú chuột Mickey, Hổ, Gà... thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Ảnh: Huyền Thu
Những chiếc bánh rực rỡ sắc màu do mẹ Nguyễn Thanh Mong chia sẻ.
Không chỉ hình con vật, bánh trôi còn có thể tạo hình hoa sen. Ảnh: Minh Anh
Bạn cũng có thể có được bánh trôi đào tiên, bánh trôi tiên ông như mẹ Yến Nhi đã làm.
Đây chính xác là bánh trôi chay không nhân làm từ bột gấc chứ không phải là những quả quýt đâu bạn nhé. Ảnh: Mến Nguyễn
Tạo hình những cánh hoa rất đơn giản. Nếu không có dụng cụ cắt bột, bạn có thể tạo hình tròn cánh hoa rồi ấn bẹt xuống, dùng dao cắt bột khía cạnh tạo quả bí. Hoặc dùng tăm ấn xuống tạo rãnh tăng độ mềm mại cho cánh hoa. Ảnh: Duyên Charmy
Chúc các bạn có những "tác phẩm" bánh trôi, bánh chay đẹp mắt trong ngày Tết Hàn thực sắp tới nhé!
Các món bánh Việt luôn đi đôi Ngoài bánh chưng - bánh dày, các bộ đôi bánh bò - bánh tiêu, bánh cam - bánh còng vẫn được bán như thức quà vặt thường ngày. Bánh chưng, bánh dày Đây được coi là hai loại bánh lâu đời nhất của Việt Nam, gắn với truyền thuyết cúng trời đất của người Việt từ xa xưa. Bánh chưng hình vuông tượng...