Biên soạn nội dung, phương pháp dạy học trực tuyến: Không có rào cản pháp lý
Quy định cởi mở về tự chủ kế hoạch, chương trình giáo dục ở các nhà trường giúp giáo viên chủ động thay đổi nội dung, cách học, thời gian biểu…
Giáo viên Hà Nội trao đổi về nội dung bài giảng qua truyền hình để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ảnh: Thế Đại
Đó là ý kiến của PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Phó Trưởng ban phụ trách, Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), ông lý giải thêm bởi dạy học trực tuyến không phải là chỉ dùng công nghệ để truyền tải bài học trực tiếp.
Còn khó khăn
- Là chuyên gia nghiên cứu về giáo dục, cũng có con học trực tuyến qua 2 mùa dịch, PGS còn điều gì băn khoăn với hoạt động dạy học trực tuyến trong thời gian qua?
- Một thời gian dài trong năm 2020, hầu hết các địa phương ở Việt Nam đều phải thực hiện giãn cách xã hội. Vì thế, các cơ sở giáo dục đã triển khai dạy học trực tuyến, bảo đảm “dừng đến trường nhưng không ngừng học”. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên những phạm vi khác nhau về quá trình này.
Cá nhân tôi, với tư cách là một chuyên gia hỗ trợ, kết nối để giúp đỡ các giáo viên, nhà trường triển khai nền tảng giáo dục trực tuyến nhận thấy rằng, đã có một quá trình “vượt vũ môn” của hầu hết nhà giáo. Từ chỗ, nhiều giáo viên không biết, không thực hành dạy học trực tuyến được, đến nay, 100% nhà trường đã triển khai được dạy học trực tuyến.
Tuy nhiên, từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều điều băn khoăn. Đó là sự vận dụng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về dạy học trực tuyến. Nhiều nhà trường, giáo viên vẫn bị động với điều chỉnh nội dung, cách thức dạy học. Điều tôi muốn nhắc đến chính là hiện tượng “thực hiện bài học trực tiếp, và chỉ dùng công nghệ để truyền tải”.
Năm nay, khi mùa Covid 19 thứ 2 lại đến, trong hơn 1 tuần qua, chứng kiến hiện tượng này vẫn còn, chúng tôi nhận ra rằng, “chuyển đổi số”, để dạy học online ở các trường phổ thông vẫn còn nhiều thách thức. Đúng như nhận định khoa học về quá trình chuyển đổi, chúng ta sẽ mất nhiều công sức nhất cho quá trình chuyển đổi “nhân lực” và “nội dung số”.
Các con tôi được học ở những trường rất tự chủ về chương trình, phương pháp, nên hầu như không gặp khó khăn gì về nội dung học, ngoài các vấn đề về kĩ thuật như đường truyền, thiết bị… Các giáo viên của con tôi đã chủ động khi thay đổi nội dung, cách học, phân hóa bài học, và đặc biệt là thời gian biểu học tập.
Xong trên phạm vi rộng, việc yêu cầu giáo viên tự mình biên soạn bài dạy trực tuyến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: Chương trình hóa, phân hóa, hấp dẫn… còn khó khăn trong phạm vi thời gian, điều kiện cụ thể như hiện nay.
Video đang HOT
Mặt khác, việc bê nguyên thời lượng, nội dung học trực tiếp vào học trực tuyến khiến cho học sinh mệt mỏi. Việc học không hiệu quả, cũng khiến nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng về giáo dục trực tuyến cả về nội dung và phương pháp tiến hành. Đó là những điều đã, sẽ xảy ra, và hạn chế mặt tích cực của giáo dục trực tuyến.
Cần chuyên nghiệp hóa trong việc chuẩn bị bài dạy học trực tuyến phù hợp với thực tiễn.
Không có rào cản
- Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng, hạn chế trên bởi còn có khó khăn trong việc tự chủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục, PGS nghĩ sao?
- Thực tế gần như không có cản trở gì về mặt pháp lý để triển khai tự chủ kế hoạch, chương trình giáo dục ở các nhà trường.
Trong 5 năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục tự chủ kế hoạch giáo dục, nâng cao năng lực cho đội ngũ. Có thể kể đến các văn bản pháp quy đến nay vẫn còn hiệu lực như: Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018; Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019 – 2020…
Tuy nhiên tâm lý “e ngại” hiện hữu trong nhà quản lý, giáo viên và nhiều người liên quan (trong đó có phụ huynh) vẫn còn khá nặng nề. Với phụ huynh, họ hay so sánh về sự khác biệt mà mình “phải chịu” so với đối tượng tương tự.
Chẳng hạn, cùng bài học đó, nhưng giáo viên lấy ví dụ, lấy tài liệu dạy khác thì họ sẽ sợ, và nghi ngờ… Còn nhiều nhà trường vẫn đang chờ đợi những hướng dẫn cụ thể “giảm tải nội dung”, đến “nguồn tư liệu”, “nội dung dạy học” từ cấp trên để có căn cứ thực hiện.
- Vậy theo PGS, hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung… đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên phải làm gì? Làm sao để có thể chủ động thay đổi nội dung bài học khi dạy online để phù hợp, hiệu quả?
- Hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung… đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên nhận thấy rằng: Tiếp cận mục tiêu/chuẩn đầu ra, còn việc chọn nội dung phương pháp như thế nào thì người thực hiện được tự chủ. Chẳng hạn, mục tiêu các giờ thể dục là rèn luyện sức khỏe, thái độ, nề nếp… nhưng khi tổ chức học trực tuyến không thể bê nguyên bài học “chạy 800 m, cầu lông…” vào mà có thể thay thế bằng các giờ học yoga, chống đẩy, dance sports…
Học sinh có thể học vào thời gian bất kì, với clip của giáo viên hoặc có sẵn trên mạng Internet… Đó là một ví dụ minh họa cho việc: Khi học trực tuyến, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung bài học, để phù hợp là hoàn toàn thực tiễn.
- Xin cảm ơn PGS!
Dạy kèm con học trực tuyến cũng giống như dạy đi xe đạp
Theo chuyên gia tâm lý học, PGS. TS. Trần Thành Nam, để trẻ học trực tuyến hiệu quả, việc truyền cảm hứng học tập mới quan trọng.
Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế và tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút và giảm áp lực cho các em.
PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, học trực tuyến muốn hiệu quả quan trọng là phải truyền cảm hứng. (Ảnh: NVCC)
Trong tương lai, việc học online sẽ trở thành xu hướng khi xã hội tiến tới học tập suốt đời, các khóa học online sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy nên, đối với học sinh tiểu học, việc chuẩn bị những gì cho trẻ khi học online mới là quan trọng. Do đó, cần tìm những cách thức khả thi để giải tỏa bớt áp lực cho học sinh.
Từ thực tế quan sát việc học trực tuyến với cậu con trai lớp 7 và cô con gái lớp 1 trong việc học trực tuyến, tôi nhận thấy, để hiệu quả trẻ cần phải được hướng dẫn thành thạo năng lực số để phản xạ nhanh, có năng lực tự giác học tập từ lập kế hoạch, điều chỉnh sự chú ý, quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Dạy kèm con học trực tuyến như dạy con đi xe đạp vậy. Chúng ta phải hướng dẫn cụ thể từng bước một, như chân để bàn đạp ở đâu, tay như thế nào, thậm chí phải hỗ trợ giữ thăng bằng xe cho con. Đến khi con hình thành thói quen học cũng phải hỏi chuyện để biết con gặp vấn đề gì. Con thành thạo và có kỹ năng tự học mới có thể để con học một mình. Như vậy, cha mẹ càng đầu tư thời gian nhiều vào giai đoạn đầu để hình thành thói quen, thì càng tiết kiệm thời gian cho sau này.
Việc học trực tuyến đang yêu cầu xử lý thông tin cấp cao liên tục, đòi hỏi năng lực thần kinh, sự tập trung và phản ứng đa nhiệm như trình độ sinh viên đại học. Nếu không thì chỉ cần xao lãng vài chục giây, xử lý thông tin chậm hơn có thể dẫn đến bỏ lỡ nguyên một bài học. Chưa kể với những học sinh lớp 1, 2 đang gặp khó khăn về đọc, viết, giờ học online sẽ càng kém hiệu quả, vì các em không chủ động tham gia, khiến cho khoảng cách với các bạn trong lớp ngày càng cách xa.
Trong khi đó, giáo viên không thể bao quát được cả lớp trên môi trường online, cũng không thể nhạy cảm phát hiện những khó khăn của học sinh chưa thành thạo các đọc, cách viết. Cha mẹ dù có ngồi bên cạnh, đôi lúc cũng không thể dạy con học. Thậm chí, việc phụ huynh hướng dẫn thêm với thái độ không phù hợp có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng, rối hơn.
Cha mẹ cần tìm hiểu phong cách học tập của con để lập kế hoạch cùng con học trực tuyến. Hạn chế con tiếp xúc với thiết bị điện tử, trò chơi, YouTube hoặc tivi ngoài giờ học trực tuyến một cách hợp lý.
Con tôi (lớp 1) cũng đang học online ở nhà. Có lần con đang ngồi học, cô giáo gọi tên yêu cầu trả lời câu hỏi. Vì đường truyền trục trặc nên con không nghe rõ câu hỏi của cô. Đến khi cô nhắc lại, con nghe được thì sợ quá, chui tọt xuống gầm bàn trốn luôn. Nhìn vậy, tôi vừa buồn cười, vừa thương con.
Từ câu chuyện nhỏ ấy, tôi cho rằng, việc học trực tuyến là cần thiết nhưng với các lớp quá nhỏ, hình thức học này chưa hiệu quả. Năng lực tập trung của các con lớp 1, 2 rất ngắn. Đặc biệt, với những bạn có tốc độ chậm, các con có thể mất cơ hội học tập vì bạn khác "tranh" trả lời. Trong giờ học trực tuyến, giáo viên cũng không thể chờ quá lâu và thời gian đặt câu hỏi cho mỗi học sinh khoảng 5 giây nhiều lúc là chưa đủ để các bạn học sinh lớp 1-2 thao tác bật mic rồi trả lời. Những học sinh bị mất cơ hội như thế vài lần sẽ có cảm giác chán nản vì không theo kịp bạn.
Mặt khác, việc học online không hiệu quả còn do môi trường ở nhà không đảm bảo. Nếu cha mẹ ngồi bên sẽ khó giúp trẻ tập trung vào bài giảng qua màn hình. Tôi nghĩ ở cấp tiểu học, việc truyền cảm hứng học tập cho con mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế, sáng tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút các em.
Khi dạy online với các lớp nhỏ, giáo viên càng phải chú ý yếu tố tâm lý để các con không bị căng thẳng. Trong lớp học trực tiếp, cứ sau khoảng 15 phút các thầy cô có thể cho học sinh thực hiện một vài động tác thể dục trước khi chuyển sang bài mới. Nhưng trong giờ dạy trực tuyến, nhiều thầy cô lại quên không thực hiện.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con như cho con ăn nhẹ, tập một vài động tác thể dục trước khi vào học, cho con ngồi học ở bàn, điều chỉnh tư thế ngồi đúng...
PGS.TS. Chu Cẩm Thơ: Đa phần các trường "bê" chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến
PGS. TS Chu Cẩm Thơ cho hay, không ít trường bê nguyên chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. (Ảnh: NVCC)
"Một nhóm đồng nghiệp của tôi công bố kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học online ở mùa Covid-19 năm 2020 cho thấy, phần đa các nhà trường bê chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. Khi tôi bày tỏ suy nghĩ về việc học thể dục online thế nào, không ít đồng nghiệp nhắn tin cho tôi, trong số đó, có những người nói rằng, nhà trường cần đợi sự chỉ đạo, phê duyệt từ cấp trên để được 'giảm tải', 'thay đổi nội dung dạy học'.
Trong 3 năm nghiên cứu về tự chủ nhà trường, đặt trọng tâm vào 'tự chủ chương trình, kế hoạch dạy học', tôi nhận ra những bằng chứng thu được cho thấy: Hầu như không có cản trở về mặt pháp lý đến sự tự chủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục. Tâm lí 'e ngại' hiện hữu trong nhà quản lý, giáo viên và nhiều người liên quan (trong đó có phụ huynh) vẫn còn khá nặng nề. Họ hay so sánh về sự khác biệt mà mình 'phải chịu' so với đối tượng tương tự. Chẳng hạn, cùng bài học đó, nhưng giáo viên lấy ví dụ, lấy tài liệu dạy khác thì họ sẽ ngại và nghi ngờ...
Hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung,... đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên nhận thấy rằng: tiếp cận mục tiêu/ chuẩn đầu ra, còn việc chọn nội dung phương pháp như thế nào thì người thực hiện được tự chủ. Chẳng hạn, mục tiêu các giờ thể dục đó là: rèn luyện sức khỏe, thái độ, nề nếp bảo vệ sức khỏe là đích đến. Còn học nội dung gì thì sẽ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh với lớp học, đối tượng học. Thế nên, khi học online, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung bài học, để phù hợp".
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật 'ngọt ngào' sao đủ sức răn đe?Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứngĐi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mìnhĐại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng những chính sách của Đảng nhằm đổi mới sáng tạo
Đại học trong tù: Cơ hội tái hòa nhập cho tù nhân Morocco Trước đó, tại Morocco, các trường đại học đã liên kết với nhà tù để tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn. Chương trình mới sẽ tạo điều kiện để tù nhân nhận bằng học thuật, mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra tù. Giảng viên M5U thiết kế bài học trực tuyến cho các nhà tù. Đầu tháng...