Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ
Nhức đầu, đau khớp, cơ thể mệt mỏi… là biểu hiện của tạng tỳ bị tổn thương vào tiết cuối mùa hạ.
Biện pháp dưỡng tỳ, khắc phục triệu chứng này là gì?
Theo Đông y, tạng tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa khí huyết. Chúng ta hàng ngày ăn uống, tất cả đều dựa vào chức năng vận hóa của tỳ để chuyển hóa thành các chất tinh vi nuôi dưỡng cơ thể.
Nói cách khác, tỳ là bảo đảm cơ bản của sự sống, một khi tạng tỳ hư tổn rất nhiều bệnh tật sẽ phát sinh phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Cuối mùa hạ gọi là trưởng hạ, đặc trưng thấp nhiệt nhiều, là lúc tạng tỳ dễ bị tổn thương.
Đặc trưng của cuối mùa hạ khiến tạng tỳ bị tổn thương
Theo Đông y, trưởng hạ là mùa sau của mùa hạ (mùa hè), rơi vào tháng sáu âm lịch, tức là khoảng cuối tháng bảy và tháng tám dương lịch.
Cuối hè đầu thu, bao gồm bốn tiết khí là Tiểu thử, Đại thử, Lập thu và Xử thử, đây là thời điểm có đặc trưng thời tiết là nóng và mưa nhiều. Nếu độ ẩm quá nhiều, có thể gây bệnh, yếu tố ẩm này Đông y gọi là “thấp tà”, thấp tà là một loại tà âm, có tính nặng nề và dính nhớp.
Bệnh do thấp tà thường gặp vào mùa trưởng hạ nóng ẩm, có thể xâm nhập vào cơ thể con người từ đó mà gây bệnh. Thấp là khí chủ yếu của trưởng hạ là mùa ở chính giữa trong năm, trong cơ thể tỳ thuộc trung ương, thuộc thổ, chủ vận hóa thủy thấp, do đó tỳ tương ứng với trưởng hạ.
Vị trí tạng tỳ trong cơ thể.
Tỳ thích khô ráo và ghét ẩm ướt, thấp lại là tà âm, dễ tổn thương dương khí của con người, đặc biệt dễ tổn thương tỳ dương. Vì vậy, cuối mùa hạ là mùa tỳ thổ của cơ thể dễ bị tổn thương nhất, chính là thời điểm quan trọng cần kiện tỳ, dưỡng tỳ.
Cuối mùa hạ tạng tỳ bị tổn thương, biểu hiện của thấp tà thịnh vượng có thể cảm thấy nặng đầu, cơ thể mệt mỏi, tứ chi đau nhức, uể oải và nặng nề, thấp tà khiến tạng tỳ bị tổn thương, xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, miệng nhạt không có vị giác, tức ngực buồn nôn, đại tiện lỏng, thậm chí phù thũng.
Các triệu chứng này sẽ càng nổi bật hơn ở những người vốn dĩ trong cơ thể đã tích tụ nhiều thấp khí, tỳ thổ vốn đã bị tổn thương như những người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, người cao tuổi, người bệnh lâu ngày…
Video đang HOT
Tỳ là một tạng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe nhưng lại dễ bị tổn thương do đặc điểm khí hậu cuối mùa hè, vì vậy đây là khoảng thời gian rất quan trọng để chăm sóc, nuôi dưỡng tạng tỳ. Có thể nói vào cuối mùa hạ dưỡng tỳ chính là dưỡng sinh.
Một số phương pháp dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ
Tỳ ưa khô ghét ẩm, ưa ấm ghét lạnh, do đó dưỡng tỳ cần ăn các thực phẩm hoặc thảo dược có tính ấm hoặc khô.
Các loại gia vị thường dùng trong bếp như thảo quả, sa nhân, nhục đậu khấu, quế, đinh hương, tiêu, đại hồi, tiểu hồi, mộc hương, bạch chỉ, gừng khô… chính là những ví dụ điển hình cho thực phẩm loại này. các loại gia vị này có đặc điểm chung là đều có tính ấm và khô, do đó cũng có công dụng dưỡng tỳ.
Tỳ chủ thổ, chúng ta cũng nên theo các đặc tính của tạng tỳ để lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp như nên ăn nhiều thực phẩm có khí thổ, như khoai lang, củ mài….; tỳ ưa ấm ghét lạnh, cần ăn ấm; màu tỳ là màu vàng, cần ăn thực phẩm màu vàng, như gạo nếp màu vàng, dưỡng tỳ thổ rất tốt; “đức” của tỳ ở sự chậm, cần ăn vị ngọt để làm chậm “tâm trạng” của tỳ.
Khoai lang giúp dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ.
Mùi thơm vào tỳ, thơm có thể làm tỉnh tỳ, thơm có thể làm khô thấp, cũng có thể làm tỳ thoải mái
Thực phẩm rang thơm thường có công dụng dưỡng tỳ, như đậu phộng rang, hạt dưa rang… Ngoài ra, cơm hoặc thực phẩm làm từ bột mì nướng đến khi có mùi thơm, cũng có thể dưỡng tỳ.
Tương tự, các thực phẩm có mùi thơm như các loại rau thơm đa phần cũng có công dụng dưỡng tỳ. Vào cuối mùa hạ có thể ăn tăng cường các loại thực phẩm này rất có lợi cho tạng tỳ.
Trẻ nhỏ cần chú ý không ăn quá nhiều đồ sống lạnh, bao gồm nhiều loại quả, đồ uống lạnh, nước lạnh, vì sẽ tổn thương dương khí của tỳ
Đối với trẻ nhỏ, tạng tỳ còn non nớt nên việc ăn uống lại càng cần chú ý hơn. Có người lo lắng ăn thực phẩm rang thơm sẽ gây nóng, có thể để nguội đến nhiệt độ phòng rồi ăn thì sẽ bớt tính nóng của thực phẩm, không nên ăn ngay khi mới ra lò.
Người tỳ hư có thể kiên trì uống nước gừng đỏ vào buổi sáng, giúp ấm tỳ và nâng dương khí.
Không nên uống nước lạnh, ăn đồ lạnh để dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ.
Ngải cứu có công dụng ôn dương, rất phù hợp với nhu cầu dưỡng tỳ
Người tỳ hư có thể dùng ngải cứu trên huyệt nguyên của kinh tỳ là Thái bạch. Thời gian chủ kinh tỳ từ 9 giờ đến 11 giờ sáng, nếu có thể dùng ngải cứu vào thời gian này thì hiệu quả càng tốt.
Tỳ và vị có mối quan hệ mật thiết với nhau, kinh tỳ và kinh vị cũng là biểu lý của nhau, cho nên có thể kết hợp với châm cứu vào huyệt hợp của kinh vị là túc tam lý để nâng cao tác dụng.
Ngải cứu ôn dương, giúp dưỡng tỳ cuối mùa hạ.
Kiểm soát cảm xúc rất quan trọng trong việc dưỡng tỳ
Dưỡng tỳ cần dưỡng tốt cảm xúc. Tỳ chủ tư, suy nghĩ quá nhiều, hay lo lắng chính là những cảm xúc không tốt cho tạng tỳ. Thường xuyên nghĩ về điều tốt đẹp, giữ lòng biết ơn, hướng thiện, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tâm trạng tự nhiên sẽ thoải mái, can khí thông thuận, tỳ thổ sẽ khỏe mạnh.
Đây cũng là cách dưỡng tỳ. Theo Đông y can mộc khắc chế tỳ thổ, nếu khí của can và hỏa hỏa can quá mạnh, sẽ tổn thương tỳ thổ. Để tỳ khỏe mạnh, cần dưỡng can, nhu dưỡng tạng can, khiến cho can khí thông suốt, để khí can có thể tiết ra bình thường, từ đó can mộc và tỳ thổ ở trạng thái hài hòa, can không uất, tỳ không hư.
Do đó, dưỡng tỳ cần kiểm soát cảm xúc, không nổi giận, cố gắng giảm bớt nổi cáu, đây là yếu tố quan trọng để thông can dưỡng tỳ.
Nếu có bệnh về tỳ nên điều trị sớm
Tỳ là một trong hai gốc lớn của cơ thể, dễ bị tổn thương vào cuối mùa hạ. Một khi tỳ bị tổn thương sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần chủ động lắng nghe cơ thể.
Đông y từ xa xưa có rất nhiều bài thuốc có tác dụng trừ thấp, kiện tỳ, một khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của thấp thịnh và tỳ hư, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở có chuyên môn để có được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Một người ở Phú Thọ mắc bệnh lao da hiếm gặp
Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh nhưng diễn tiến nguy hiểm.
Bà N.T.T. (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) bị nổi sẩn ngứa ở cổ tay, bàn chân đã lâu, đi khám da liễu và thoa thuốc nhưng không thuyên giảm.
Sau đó, bà T. được giới thiệu đến Bệnh viện Phổi Phú Thọ khám và nhận kết quả mắc lao da.
May mắn, sau hơn một tháng điều trị, người bệnh đã hết ngứa, vết thương liền sẹo.
Vết loét do lao trên tay người bệnh. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó trưởng khoa Lao ngoài phổi, Bệnh viện Phổi Thú Thọ, lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Lao da là dạng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh lao. Bệnh thường đi kèm với lao ở những cơ quan khác như lao phổi, lao ruột hoặc lao sinh dục.
Nếu không chú ý phát hiện và điều trị sớm, lao da sẽ lan dần ra những vùng khác vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến người bệnh khó chịu, rát ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng như nổi nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính... và các tổn thương khác. Biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của người bệnh.
Trong khi đó, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa rất điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Điều này rất dễ khiến nhiều người lầm tưởng mình bị viêm da cơ địa, dẫn đến điều trị không khỏi.
Bác sĩ Hoàng Yến cho hay việc chữa lao da không chỉ chú trọng vào điều trị các tổn thương ngoài da mà còn phải kiên trì kết hợp với các loại thuốc kháng lao. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay dừng thuốc.
Lao da là bệnh lý hiếm gặp nhưng để lại những hệ quả rất nguy hiểm nếu vô tình nhiễm bệnh. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng ngừa lao và các bệnh lao ngoài phổi, mọi người cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng; hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh lao, nếu có biểu hiện bất thường trên da hay các cơ quan khác trên cơ thể nên đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Uống nước đá giải nhiệt: Lợi bất cập hại Uống nước lạnh thường xuyên trong mùa nắng nóng, tưởng chừng vô hại nhưng sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Các vấn đề về tiêu hóa Khi chúng ta uống nước lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất...