Biện pháp đơn giản chống táo bón
Để ý một chút trong việc thay đổi thực đơn hằng ngày có thể giúp bạn tránh được nguy cơ bị táo bón, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ.
Rau củ: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chống táo bón hiệu quả. Đó là các loại rau củ như đậu lăng, đậu hà lan, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, đậu xanh và cải bó xôi. Các chuyên gia cho biết rau củ đã qua chế biến tốt cho quá trình tiêu hóa hơn so với rau củ chưa được nấu chín.
Ăn nhiều rau củ giúp chống táo bón – Ảnh: Shutterstock
Trái cây tươi: Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi và quả táo chứa nhiều chất xơ nên giúp chống táo bón. Các loại trái cây khác như quả đào, thơm (dứa), lê, đu đủ cũng được các chuyên gia khuyên những người bị hội chứng ruột kích thích dùng vì có tác dụng giảm đau bụng và chống táo bón.
Trái cây khô: Trái cây khô cũng là một lựa chọn khác giúp kích thích tiêu hóa. Mận khô, mơ khô, chà là, nho khô giúp khắc phục hội chứng ruột kích thích. Mận khô còn được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn phong phú chất xơ. Có thể bổ sung chất xơ từ bánh mì, gạo lứt. Bắp rang, ít calo và nhiều chất xơ, cũng là món ăn vặt chống táo bón tốt.
Nước uống: Táo bón không mời cũng đến nếu chúng ta để cơ thể thiếu nước. Do đó, hãy uống nhiều nước, ít nhất 8 ly mỗi ngày, vì nước có tác dụng kích thích nhu động ruột, đẩy lùi táo bón.
Theo thanhnien.com.vn
Thực phẩm chữa bệnh thiếu máu
Thiếu máu là một căn bệnh có liên quan đến tình trạng cơ thể có lượng tế bào máu đỏ hoặc huyết sắc tố (là thành phần chính của hồng huyết cầu, làm cho máu có màu đỏ) ít hơn so với mức bình thường.
Những người mắc bệnh thiếu máu sẽ có ít năng lượng để đáp ứng cho các hoạt động thông thường hàng ngày trong cuộc sống do suy giảm lượng ô-xy cung cấp cho các tế bào. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu là sự thiếu hụt chất sắt, vốn rất cần thiết cho việc tạo ra các huyết sắc tố.
Ảnh: Doctor.ndtv.com
Sắt là một loại khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong cơ thể vì chúng được sử dụng để sản xuất ra các huyết sắc tố. Do đó, chúng ta cần phải tiêu thụ nhiều những thực phẩm giàu chất sắt. Tuy nhiên, phần lớn các loại thực phẩm tự nhiên đều không có đủ lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của những người đang bị thiếu hụt chất sắt. Có hai loại chất sắt là heme iron và non-heme iron. Chất sắt heme được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn và chỉ có trong thịt.
Video đang HOT
Đối với những người ăn chay, nguồn cung cấp chất sắt duy nhất có giá trị đối với họ là chất sắt non-heme, loại mà cơ thể rất khó hấp thu. Tuy nhiên, để giải quyết rắc rối này, những người ăn chay có thể tăng cường thêm những thực phẩm giàu vitamin C để trợ giúp cho cơ thể trong việc sử dụng chất sắt non-heme và làm tăng tỷ lệ hấp thu loại chất sắt này. Để chữa trị bệnh thiếu máu, hãy tập trung vào những thực phẩm được liệt kê dưới đây.
1. Mật ong
Ảnh: Priaton.com
Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và man-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
2. Nước ép củ cải đường
Ảnh: Menshealth.co.uk
Loại rau củ này có liên quan đến số lượng cũng như chất lượng tạo máu trong cơ thể con người. Hàm lượng chất sắt phong phú trong củ cải đường giúp làm hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô-xy mới cho cơ thể. Nước ép củ cải đường nên được làm từ những cây củ cải đường còn tươi. Trong củ cải đường có chứa phốt pho, các vitamin A và C, a-xít folic và biotin. So với các loại chất dinh dưỡng tổng hợp khác, những dưỡng chất do củ cải đường cung cấp dễ được hấp thu hơn. Ngoài ra, củ cải đường còn được biết đến với khả năng làm tăng sự hấp thu ô-xy do máu cung cấp lên tới 400%.
3. Những thực phẩm xanh
Ảnh: Kaleidoscope.cultural-china.com
Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Do đó, cần dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu loại chất sắt này trở nên dễ dàng hơn.
4. Thịt
Ảnh: Blog.daum.net
Nếu không phải là người ăn chay và đang tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh thiếu máu thì một số loại thịt có thể là một chọn lựa tốt như thịt bò, heo và gan động vật bởi vì đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thí dụ trong 55g thịt bò có chứa khoảng 5 mg chất sắt. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt này vì chúng chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây bất lợi cho "sức khỏe" của hệ tim mạch.
5. Hải sản
Ảnh: Blog.purentonline.com
Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt nên vẫn được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
6. Lương thực thô
Ảnh: Ellies-whole-grains.com
Do có hàm lượng chất sắt cao nên các loại lương thực thô cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc chữa bệnh thiếu máu. Những loại lương thực thô có chứa nhiều chất sắt bao gồm bột yến mạch, nui, bột mì và hạt kê. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường thêm lượng máu cho cơ thể. Lương thực thô còn là một nguồn cung cấp carbohydrate khá tốt. Tuy nhiên, để không bị tăng cân do mức năng lượng dồi dào mà các loại lương thực thô mang lại, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn sáng dùng kèm với sữa ít béo.
7. Rau xanh
Ảnh: Bbbseed.com
Rau xanh là những loại thực phẩm có chứa chất sắt non-heme. Lượng chất sắt mà cơ thể hấp thu từ những nguồn thực phẩm này là vô cùng lớn, phụ thuộc vào sự đa dạng của các loại thực phẩm mà bạn đã dùng. Cơ thể không thể hấp thu chất sắt non-heme mà cần phải có sự trợ giúp của vitamin C. Những loại trái cây lại rất giàu vitamin C nên sẽ giúp cơ thể hấp thu được chất sắt trong rau xanh. Chính vì vậy, nên tập trung ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu chất sắt mà cơ thể cần trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Những loại rau có nhiều chất sắt là rau bina, đậu ve và khoai lang. Lượng chất sắt có trong một chén đậu ve là khoảng 3 mg và một lượng khoai lang tương tự sẽ chứa khoảng 2 mg chất sắt.
8. Đậu lăng
Ảnh: Couponshoebox.com
Cũng giống như các loại rau xanh khác, đậu lăng cung cấp nhiều chất sắt non-heme. Trong một chén đậu lăng chứa khoảng 6,5 mg chất sắt, đậu nành chứa khoảng 9 mg. Nấu những loại đậu này chung với rau xanh chính là một cách để cơ thể hấp thu được lượng chất sắt có trong đậu. Tuy nhiên, mặc dù có lượng chất sắt dồi dào nhưng cũng không nên dùng quá nhiều đậu lăng vì chúng có thể làm hơi gas tích tụ nhiều trong bao tử, gây đầy hơi và khó tiêu hóa.
9. Thịt gia cầm
Ảnh: 21foods.com
Bênh cạnh hàm lượng protein có chất lượng cao, thịt gia cầm còn chứa nhiều chất sắt. Thịt gà tây sẽ cung cấp khoảng 1,5 mg chất sắt cho mỗi 85g thịt. Chất sắt trong các loại thịt như thịt bò là chất sắt heme nên cơ thể dễ hấp thu mà không cần đến sự trợ giúp của những nguồn thực phẩm có chứa vitamin C.
Chú ý tăng cường những loại thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày bên cạnh việc tiêu thụ nhiều những thứ giàu vitamin C chính là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe... sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
Theo PNO
Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều mối liên quan giữa các căn bệnh mãn tính, bệnh viêm nhiễm với những thực phẩm có khả năng ngăn ngừa hoặc phòng chống quá trình ô-xy hóa các a-xít không mong muốn - một tình trạng xuất hiện khi lượng ô-xy trong cơ thể phản ứng lại các chất béo trong máu...