Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng khó thở, biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính còn vô cùng đa dạng và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở khi cơ thể không có đủ lượng không khí cần thiết. Và khi thiếu oxy, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe gọi là biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như nhiễm trùng phổi, tràn khí màng phổi, các vấn đề về tim mạch; thậm chí ảnh hưởng đến cả giấc ngủ.
1. Các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính ở hệ hô hấp và tim mạch
1.1. Nhiễm trùng phổi
Căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm cho nhiệm vụ chống lại các nhiễm trùng ở phổi dường như khó khăn hơn. Lúc này, người bệnh sẽ có thể cảm thấy khó thở hơn.
Nhiễm trùng phổi do biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: lunginstitute
Phòng ngừa các vấn đề về nhiễm trùng ở phổi là điều tiên quyết. Để làm được điều đó, bạn nên trao đổi với các bác sĩ về các loại vắc-xin có thể tiêm. Vắc-xin dành riêng cho bệnh viêm phổi và cả những loại nhắm đến các bệnh có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi như ho gà và cúm.
Ngoài ra, bạn nên rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc tối đa với những loại vi trùng gây nên nhiễm trùng ở phổi.
1.2. Xẹp phổi (Tràn khí màng phổi)
Một biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính phải kể đến nữa là xẹp phổi, nghĩa là căn bệnh này có thể làm hỏng các mô phổi của người bệnh.
Khi các mô phổi bị hỏng, không khí rò rỉ vào giữa không gian phổi và thành ngực sẽ khiến phổi xẹp xuống như một quả bóng bị xì hơi. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy hụt hơi đột ngột, đau tức ngực hoặc bị ho.
Phương pháp điều trị tình trạng này sẽ là thở oxy hoặc cấp thiết hơn nữa phải chọn phương án phẫu thuật. Để ngăn ngừa xẹp phổi xảy ra, hãy ngưng hút thuốc và thăm khám thường xuyên với bác sĩ điều trị.
1.3. Trao đổi khí kém
Máu mang oxy đi đến khắp các tế bào trong cơ thể bạn và đưa carbon dioxide ra khỏi chúng. Thế nhưng nếu tình trạng hô hấp hít vào thở ra kém đi, cơ thể sẽ thiếu oxy hơn mức cần thiết và dư thừa carbon dioxide ở trong máu. Một trong hai điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn khó thở và mức độ carbon dioxide (CO2) cao cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.
Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ khi gặp các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: thealternativedail
Hiện nay, y học hiện đại có một thiết bị đơn giản là máy đo oxy, máy này khi đeo trên đầu ngón tay sẽ kiểm tra được mức oxy trong cơ thể. Việc tăng hay giảm lượng oxy sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi có kết quả đo chính xác. Thiếu hoặc thừa oxy đều có thể gây ra khá nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
1.4. Vấn đề tim mạch
Video đang HOT
Nồng độ oxy trong máu thấp do biến chứng phổi tác nghẽn mãn tính có thể dẫn đến tình trạng hẹp động mạch và huyết áp cao hơn trong các mạch máu đi từ tim đến phổi của bạn. Điều này có thể gây ra nhiều sức ép cho tim của bạn, tim sẽ hoạt động khó khăn hơn so với bình thường. Về lâu dài có thể trở thành suy tim, một biến chứng vĩnh viễn cho trái tim.
Ngoài ra, biến chứng ở tim mạch còn có thể khiến phần bên phải của tim lớn hơn. Các bác sĩ gọi đây là cor pulmonale – một thuật ngữ dùng để mô tả sự rối loạn chức năng phổi đến tâm thất phải của tim hay còn gọi là tâm phế. Tình trạng này có thể gây ra tình trạng nhịp tim không đều, khó lưu thông máu, gan to, phù chân ở cơ thể người bệnh.
Vận động thường xuyên sẽ giúp máu trong cơ thể di chuyển đều đặn, điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ các cục máu đôn di chuyển đến phổi gây ra biến chứng ở phổi.
Hơn nữa, biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính còn có thể làm hỏng các sợi thần kinh kết nối với tim và gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Việc điều trị sẽ do các bác sĩ đưa ra, có thể cần cung cấp thêm oxy hoặc dùng thuốc hỗ trợ nếu cần thiết.
2. Các biến chứng khác trên cơ thể
2.1. Loãng xương
Người bệnh COPD thường bị loãng xương. Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, dùng steroid thì sẽ khó để có được các bài tập giúp tăng cường sức khỏe xương; thậm chí, cơ thể bạn có thể thiếu vitamin D để xây dựng xương. Lúc này xương sẽ giòn, yếu và dễ gãy hơn.
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính gây tình trạng loãng xương – Ảnh: Healthline
Điều bạn cần làm chính là thiết lập lại thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc lại sức khỏe của xương. Sau đó, hãy bảo vệ xương bằng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, rèn luyện sức dẻo dai với các bài tập với băng co giãn. Ngoài ra, bạn cũng di chuyển nhẹ nhàng hơn tránh vấp ngã gây ảnh hưởng tới xương.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mật độ xương của bạn bằng phương pháp chụp X-Quang – được gọi là quét DEXA và phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn. Sau khi có kết quả, bạn sẽ được kê bổ sung canxi, vitamin D hoặc thuốc hỗ trợ xương.
2.2. Tay và chân yếu
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính ngoài làm yếu xương thì còn gây ra tình trạng tương tự ở cơ. Cơ trong cơ thể yếu đi sẽ khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Việc bạn cần làm chính là yêu cầu bác sĩ thực hiện việc kiểm tra chức năng của các chi. Các chuyên gia y tế có thể khuyến nghị cho người bệnh một chương trình phục hồi chức năng phổi có thể giúp khôi phục lại sức khỏe cơ bắp. Chương trình đó có thể là các bài tập vật lý giúp xây dựng lại cơ mà bạn đã mất đi.
2.3. Vấn đề về trọng lượng cơ thể
Khi bạn thừa cân, phổi của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Điều này có thể làm cho bệnh COPD của bạn trở nên tồi tệ và có nhiều biến chứng hơn.
Khi căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề về trọng lương cơ thể như tăng cân hoặc sụt cân nghiêm trọng. Thiếu cân cũng có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, các biến chứng dễ gặp phải như loãng xương và nhiễm trùng.
Dù bạn cần giảm hay tăng cân, bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn về khẩu phần ăn mỗi ngày. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi cân nặng và hỏi ý kiến chuyên gia y tế khi cần.
2.4. Các vấn đề về giấc ngủ
Các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính có thể đánh thức bạn vào khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn, điều này sẽ làm cho bạn mệt mỏi hơn vào ban ngày. Nghiêm trọng hơn của biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính là chứng ngưng thở khi ngủ, một tình trạng ngừng thở lặp đi lặp lại trong khi bạn ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ khiến mức oxy cung cấp vào cơ thể thấp hơn, khiến bệnh COPD của bạn trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, hãy hỏi bác sĩ xem có cần thiết cho việc kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Nếu mắc phải, bác sĩ sẽ tư vấn thiết bị hỗ trợ hoặc phương pháp trị liệu thích hợp.
COPD thường gây ra các rối loạn về giấc ngủ – Ảnh: Woodcockpsychology
Ngoài ra, một lưu ý cho người bệnh là chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
2.5. Bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng mắc thêm bệnh tiểu đường. Thế nên việc bạn cần làm cấp thiết nhất chính là tập thể dục đều đặn và bỏ hút thuốc. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bác sĩ điều trị của bạn biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng để có được phương án điều trị hợp lý.
2.6. Trầm cảm và lo âu
Theo thống kê, ít nhất 1/10 người bị COPD mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu; con số này sẽ tăng lên khi bệnh ngày càng nặng hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc, kết hợp với tập thể dục và thậm chí cùng với liệu pháp trị liệu âm nhạc nếu cần thiết.
Tóm lại các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính rất đa dạng và nguy hiểm. Chăm sóc cấp tính thường tập trung vào kiểm soát hô hấp. Trong khi đó xử trí mãn tính cần dùng thuốc hàng ngày để hỗ trợ hệ hô hấp và tránh các biến chứng.
Các đợt cấp tính cần được xử trí ngay để hô hấp được bình thường, ví dụ như dùng thuốc hỗ trợ giãn phế quản. Các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh; ngoài khó thở, viêm phổi thì bệnh nhận có thể bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết.
Mặc dù phổi tắc nghẽn mãn tính có thể được kiểm soát nhưng nó cũng sẽ đột ngột trở nặng nếu bạn mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vì vậy nếu mắc cảm cúm và có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực hoặc ho nhiều hơn, hãy đến ngay bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, cần thiết lập lại lối sống, chế độ luyện tập và dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao sức khỏe khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Căn bệnh người Việt mắc nhiều nhất châu Á
Với tần suất sử dụng thuốc lá và ô nhiễm môi trường cao, Việt Nam có số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất trong các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Đó là nhận định của giáo sư, bác sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM. Bác sĩ Ngọc cho biết tỷ lệ mắc bệnh này tại Việt Nam hiện tăng nhanh.
Gánh nặng COPD
Giáo sư Ngọc dẫn ra một thống kê năm 2008 cho thấy cả nước có 6,7% dân số mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đến năm 2015, con số này tăng lên 9,4%.
COPD là tên của nhóm các bệnh phổi bao gồm: Viêm phế quản mạn, khí phế thủng. Các triệu chứng điển hình của bệnh là khó thở khi gắng sức, ho khạc đàm dai dẳng và thường xuyên nhiễm trùng phổi. Trước đây, COPD chủ yếu gặp ở nam giới, nhưng ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới gần tương đương nhau do nữ hút thuốc lá gia tăng.
Tại Việt Nam, khảo sát tại 10 tỉnh, thành phố cho thấy số lượng người dưới 16 tuổi mắc COPD là 4,1%. Trong số bệnh nhân mắc COPD, 29% đang dùng thuốc ngừa cơn liên tục. Số người được ghi nhận chưa bao giờ dùng thuốc ngừa cơn là 58%.
"Các đợt kịch phát COPD tạo ra gánh nặng rất lớn cho cả bệnh nhân, gia đình và cơ sở y tế", bác sĩ Ngọc nhận định.
Người đàn ông mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phụ thuộc máy thở vì bị teo cơ hô hấp. Ảnh: BSCC.
Đối với bệnh nhân mắc COPD thể nhẹ, đợt điều trị trung bình 7 ngày sẽ tiêu tốn khoảng 416.000 đồng. Đợt ngoại trú trong một tuần, người bệnh mất chi phí khoảng 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên, ở thể nặng hơn, với bệnh nhân điều trị nội trú, con số này tăng lên 17 triệu đồng/tuần. Với người mắc COPD tình trạng nặng, chi phí khám, chữa bệnh lên tới 90 triệu đồng/15 ngày.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một bệnh nhân mắc COPD có thời gian điều trị trung bình là 9,6 ngày, tổng chi phí khoảng 5,5 triệu đồng.
Theo ước tính của WHO, khoảng 65 triệu người trên thế giới có triệu chứng COPD từ mức độ trung bình đến nặng.
Năm 2002, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5. Các chuyên gia dự đoán đến 2030, vị trí này có thể lên hàng thứ 3 trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong do COPD dự đoán sẽ tăng hơn 30% trong 10 năm tới. Tỷ lệ này chỉ giảm khi người dân có những hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn yếu tố nguy cơ.
Giáo sư, bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, cho biết tác nhân chính gây bệnh COPD là hút thuốc lá.
Nguyên nhân là khói thuốc kích thích và gây viêm tại phổi, hình thành nên các xơ sẹo. Qua nhiều năm, tình trạng viêm đưa đến các thay đổi vĩnh viễn ở phổi, gây nên các triệu chứng khó thở, ho và khạc đàm trong bệnh cảnh COPD. Khói, bụi, ô nhiễm không khí và các rối loạn gene cũng có thể dẫn đến COPD nhưng hiếm gặp.
Tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam ở mức cao, khoảng 47,6%. Kết hợp yếu tố ô nhiễm môi trường, COPD trở thành gánh nặng lớn trong số các bệnh lý đường hô hấp.
"Mua thuốc không kê đơn là tự hại chết chính mình"
Giáo sư Lan cho biết điều đáng lo ngại nhất đối với sức khỏe người Việt là thói quen tự mua thuốc khi cảm thấy không khỏe, đặc biệt là có triệu chứng của COPD. Thậm chí, nhiều người mua các thuốc khác nhau ở nhiều cửa hàng, bấp chấp bệnh nặng hay nhẹ. Điều này vô tình khiến bệnh không được chẩn đoán sớm.
Số bệnh nhân mắc COPD tại Việt Nam tăng cao do tỷ lệ hút thuốc lá cao. Ảnh: Einstein.
"Những người mắc COPD thường dùng thuốc mua ở tiệm để cắt cơn. Tuy nhiên, chúng ta phải ngừa cơn chứ không đợi lên cơn rồi mới mua thuốc để cắt. Việc tự ý mua thuốc điều trị không đúng chỉ định như vô tình tự hại chết chính mình", giáo sư Lan nói.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng TP.HCM lo lắng về tình trạng nhờn thuốc khi tự ý điều trị. Khi đó, người bệnh không còn thuốc để cấp cứu trong trường hợp cần thiết, việc chữa trị của nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo giáo sư Lan, giải pháp cho vấn đề này không chỉ nằm ở việc giáo dục kiến thức cho người dân mà còn phổ biến đến cả người bán thuốc.
"Tôi biết những dược sĩ rất có tâm, khuyên người mua tìm bác sĩ điều trị. Nhưng cũng không ít người vì lợi nhuận mà bán bất chấp dù biết tình trạng bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc tự kê. Thói quen mua các loại thuốc không phải do bác sĩ chỉ định cực kỳ nguy hại", giáo sư Lan lo lắng.
Chuyên gia đầu ngành về bệnh lý hô hấp này cũng cảnh báo thêm về tác hại khôn lường của các loại thuốc cắt cơn tạm thời có chứa corticoid.
Bà cho biết thời điểm đầu, các loại này sẽ có tác dụng như "thuốc tiên" vì giúp giảm triệu chứng tức thì. Lâu dài, người bệnh sẽ lệ thuộc hoàn toàn và lập tức lên cơn nếu ngưng thuốc.
Bệnh nhân COPD dùng thuốc chứa corticoid, về lâu dài sẽ có dấu hiệu mặt và các chi trông mập hơn do cơ thể giữ nước, teo cơ, da mỏng, nổi mụn, giảm đề kháng giảm. Khi đó, bệnh nhân dễ mắc lao phổi nhiễm trùng, loãng xương, tiểu đường, cườm mặ, thậm chí ảnh hưởng tâm thần.
Để giảm nhẹ các ảnh hưởng COPD, mỗi người bệnh cần tự biết cách chăm sóc bản thân và nhận sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Khi đó, người bệnh có thể sống lâu hơn, giảm đau, ít lo lắng, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Bỏ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, chi phí tăng gấp 13 lần Ông Thành 70 tuổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều năm song không duy trì uống thuốc, bị biến chứng, chi phí điều trị tăng hơn 200 triệu đồng một năm. Ông Thành là một trong gần 40 bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 28/9....