Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bạch hầu
Viêm cơ tim là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bạch hầu. Đây cũng nguyên nhân gây không qua khỏi phổ biến nhất.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch. Ảnh: Việt Linh.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vaccine. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ không qua khỏi của bệnh cũng lên tới 5-10%.
Viêm cơ tim là một trong những biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh bạch hầu. Ngoại độc tố bạch hầu tiết ra làm ảnh hưởng đến tim, gây ra rối loạn nhịp tim và có thể không qua khỏi đột ngột do trụy tim.
Biểu hiện của viêm cơ tim do bạch hầu
Biến chứng viêm cơ tim thường xảy ra khi người bệnh ở giai đoạn toàn phát hoặc vài tuần sau khi khỏi bệnh. Trường hợp viêm cơ tim xuất hiện vào những ngày đầu của bệnh, người bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ qua đời cao.
Các biến chứng về tim thường gặp và được ghi nhận rõ ràng ở bệnh bạch hầu do độc tố có ái lực cao với tế bào cơ tim và hệ thống dẫn truyền tim. Viêm cơ tim xảy ra do sự thoái hóa của sợi cơ Actin do độc tố bạch hầu gây ra, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp cơ tim.
Ở những bệnh nhân hồi phục sau bệnh, các tế bào cơ tim bị tổn thương được thay thế bằng mô xơ, có thể để lại di chứng tim lâu dài.
Biến chứng viêm cơ tim thường xảy ra khi người bệnh ở giai đoạn toàn phát hoặc vài tuần sau khi khỏi bệnh. Ảnh: Pulskardioloskicentar.
Biểu hiện tim mạch trong bệnh bạch hầu rất đa dạng nhưng đặc trưng nhất là rối loạn chức năng co bóp cơ tim và rối loạn nhịp tim. Đôi khi, chúng ta ghi nhận có viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc.
Viêm cơ tim xảy ra ở 10-20% số ca bệnh bạch hầu hô hấp, con số này trên thực tế có thể cao hơn. Đáng lưu ý, biến chứng này hầu như chỉ xảy ra ở những người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ.
Biến chứng này thường biểu hiện muộn vào cuối tuần thứ hai nhưng trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể xuất hiện sớm hơn. Viêm cơ tim bạch hầu có tỷ lệ không qua khỏi theo ca là 60-70%.
Video đang HOT
Các phương pháp chẩn đoán
Hiện nay, với các phương pháp theo dõi và chẩn đoán hiện đại như theo dõi huyết áp xâm lấn, điện tim và siêu âm tim, chúng ta có thể chẩn đoán, quản lý và phát hiện sớm rối loạn chức năng tim, nhịp tim.
Dấu ấn sinh học
Các dấu hiệu xét nghiệm dự đoán kết quả xấu trong bệnh viêm cơ tim bạch hầu bao gồm tăng bạch cầu (>25 109 bạch cầu) và tăng nồng độ AST (>80 U/L). Tăng men tim rõ rệt cũng liên quan đến suy tim tối cấp.
Mức độ troponin I có thể phản ánh tổn thương cơ tim và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, mối liên quan giữa troponin I và tỷ lệ không qua khỏi vẫn chưa rõ ràng. Khi nồng độ troponin dần dần bình thường hóa, EF có thể tiếp tục xấu đi.
Vì vậy, ngay cả khi tổn thương cơ tim đã chấm dứt, việc phục hồi chức năng cơ tim có thể mất nhiều thời gian hơn. Chứng tỏ tầm quan trọng của việc sử dụng siêu âm tim tại giường trong theo dõi bệnh nhân.
Theo dõi điện tim liên tục
Các bất thường về điện tâm đồ trong viêm cơ tim bạch hầu bao gồm rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, block nhánh, ST chênh xuống, sóng T đảo ngược. Kéo dài khoảng QT hoặc PR, rối loạn nhịp xoang, nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất cũng có thể xảy ra.
Block nhĩ thất hoàn toàn có liên quan chặt chẽ với bệnh nặng và tỷ lệ không qua khỏi cao. Rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm là phổ biến và có thể kéo dài trong quá trình hồi phục.
Block nhánh trái đã được chứng minh là một yếu tố dự báo độc lập về nguy cơ không qua khỏi lâu dài. Ngoại tâm thu thất xuất hiện khi nhập viện là tiên lượng cho kết quả xấu.
Rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm là phổ biến và có thể kéo dài trong quá trình hồi phục. Do đó, thầy thuốc nên áp dụng theo dõi điện tim liên tục để nắm bắt những thay đổi về điện tim và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ác tính.
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ và phân tích dữ liệu đã giúp chẩn đoán sớm và theo dõi các biến chứng. Các thiết bị không xâm lấn, chi phí thấp để theo dõi sinh lý và điện tim liên tục sẽ mang lại lợi ích to lớn cho điều trị bệnh viêm cơ tim bạch hầu.
Siêu âm tim
Siêu âm tim là một công cụ không xâm lấn hữu ích để đánh giá chức năng tim. Những bất thường trên siêu âm tim bao gồm cả rối loạn chức năng tâm thu và tâm trương, được đặc trưng bởi sự giảm nhanh chức năng tâm thu thất trái.
Siêu âm tim là một công cụ không xâm lấn hữu ích để đánh giá chức năng tim. Ảnh: Storymd.
Những bất thường khác được thấy trên siêu âm tim là giãn tim trái, dày thành tim trái, tràn dịch màng ngoài tim, hở van hai lá và van ba lá.
Đánh giá khả năng co bóp cơ tim bằng siêu âm tại giường có thể xác định tình trạng mất bù sớm của tim và nhu cầu hỗ trợ co bóp cơ tim. Việc sử dụng siêu âm tại giường đã giúp các bác sĩ lâm sàng phát hiện sớm sự suy giảm chức năng tim và hướng dẫn sử dụng thuốc tăng co bóp và truyền dịch hồi sức.
Do đó, các bác sĩ nên áp dụng siêu âm tại tim giường cùng với theo dõi điện tim cho tất cả bệnh nhân nhập viện vì bệnh bạch hầu.
Điều trị đặc hiệu cho tim
Viêm cơ tim bạch hầu hiện nay chủ yếu điều trị hỗ trợ nhằm duy trì các thông số huyết động bình thường. Thuốc chống loạn nhịp thường chỉ được sử dụng cho rối loạn nhịp tim nhanh và kéo dài. Điều trị dự phòng rối loạn nhịp không được khuyến khích.
Đặt máy tạo nhịp tim tạm thời có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị viêm cơ tim do bệnh bạch hầu nặng và rối loạn nhịp tim chậm. Sự thành công của tạo nhịp tạm thời phụ thuộc vào mức độ tổn thương hệ thống dẫn truyền và dự trữ cơ tim.
Điều trị bệnh bạch hầu bao gồm sử dụng sớm thuốc kháng độc tố bạch hầu và kháng sinh. Tỷ lệ qua đời tăng hàng ngày do trì hoãn sử dụng thuốc kháng độc tố bạch hầu, từ 4,2% trong hai ngày đầu lên 24% vào ngày thứ năm của bệnh.
Thuốc kháng độc tố được coi là nền tảng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nặng và cần phải có sẵn. Ở Việt Nam, chỉ có một số bệnh viện cấp 3 có sẵn thuốc kháng độc tố bạch hầu để điều trị sớm.
Viêm cơ tim là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bạch hầu. Đây cũng nguyên nhân gây không qua khỏi phổ biến nhất. Đây được coi là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng nếu được sử dụng huyết thanh chống bạch hầu kịp thời và chăm sóc hỗ trợ tích cực, có thể điều trị bệnh thành công.
Bắc Giang: Phát hiện thêm một ca dương tính với bệnh bạch hầu
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang, qua phân tích mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh Moong Thị B (SN 2006, quê ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), đang tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa), chiều 10/7, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư xác định có thêm một trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu.
Ca bệnh là Bùi Hương G (SN 1995), tạm trú tại thôn Trung Hòa, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (thường trú tại xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình). G là một trong 16 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh Moong Thị B và là một trong 8 F1 có kết quả âm tính trong lần xét nghiệm đầu tiên (ngày 9/7).
Xe của TTYT huyện Hiệp Hòa vận chuyển Bùi Hương G lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Như Báo Bắc Giang thông tin, từ ngày 25 đến 28/6, B và một người bạn cùng quê là Moong Thị S (SN 2006) ở chung phòng tại ký túc xá Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn với Pịt Thị C (sáng 5/7, C tử vong do mắc bệnh bạch hầu).
Ngày 1/7, B và S bắt xe từ huyện Kỳ Sơn về huyện Hiệp Hòa, làm việc tại cơ sở karaoke Quán Lá, thôn Trung Tâm. Từ ngày 2 đến 5/7, B và S có mặt tại 4 quán karaoke trên địa bàn các xã: Hợp Thịnh, Thường Thắng, Đại Thành (cùng huyện Hiệp Hòa) và quán karaoke 1990 ở thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội). Thời gian có mặt từ 19 giờ 30 phút đến 23 giờ.
Ngay sau khi xác định dương tính với bệnh bạch hầu, chiều 7/7, B được chuyển ra Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2) điều trị. Cũng trong chiều 7/7, CDC tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hiệp Hòa xác định có 8 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh (F1), đồng thời lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Trong đó lấy mẫu lần 2 đối với Moong Thị S và Ven Thị D (SN 2002), cùng quê và ở chung phòng trọ tại thôn Trung Tâm với B và S; lấy mẫu lần 1 đối với 6 F1 khác. Đến sáng 9/7, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư thông báo, các mẫu này đều có kết quả âm tính.
Mở rộng truy vết, chiều 8 và sáng 9/7, CDC tỉnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hiệp Hòa xác định có thêm 8 trường hợp F1, qua đó nâng tổng số F1 lên 16 trường hợp. Cùng với thực hiện cách ly y tế, sáng 9/7, cơ quan chức năng tiếp tục lấy mẫu lần 2 đối với 6 trường hợp đã có kết quả âm tính lần 1 (không lấy mẫu S, D) và lần 1 đối với 8 trường hợp mới xác định.
Chiều 10/7, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư có kết quả xét nghiệm đối với 14 trường hợp trên, trong đó mẫu xét nghiệm lần 2 của G kết quả dương tính, các mẫu còn lại âm tính.
Tiến hành điều tra dịch tễ ca bệnh Bùi Hương G, CDC tỉnh và cơ quan chức năng huyện Hiệp Hòa xác định, tối các ngày 2 đến 5/7, G đều đến quán Internet tại thôn Trung Tâm và ngồi ăn cơm cùng Moong Thị B.
Từ 23 giờ 33 phút ngày 3/7 đến 2 giờ 50 phút ngày 4/7, G đến quán karaoke Sông Quê ở gần Cầu Vát (xã Hợp Thịnh) hát, uống bia cùng 3 người khách (không rõ là ai, ở đâu). Ngày 7/7, khi biết B dương tính với bệnh bạch hầu, G khai báo dịch tễ tại Trạm Y tế xã Hợp Thịnh rồi về cách ly tại phòng trọ tại thôn Trung Hòa.
Ngay trong chiều 10/7, G được chuyển ra Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2) điều trị. Qua truy vết, bước đầu, lực lượng chức năng xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với G. Cả 7 trường hợp này đều có trong danh sách 16 trường hợp F1 đã được xác định và thực hiện cách ly y tế từ ngày 7/7.
"Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, cùng với tiếp tục lấy mẫu lần 2, 3 đối với 7 F1 trên, chúng tôi hướng dẫn Trạm Y tế xã Mai Trung xử lý môi trường, khử trùng bằng Chloramin B với nồng độ 0,1% Clo tại phòng trọ của B; đồng thời chỉ đạo Trạm Y tế xã Mai Trung và Hợp Thịnh theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và điều trị dự phòng bằng kháng sinh. Cùng đó phối hợp với lực lượng công an tiếp tục truy vết, xác minh 3 khách ngồi hát với G tại quán karaoke Sông Quê", bác sĩ Triệu Văn Việt, Phó Giám đốc TTYT huyện Hiệp Hòa cho biết.
Liên quan đến ca bệnh Moong Thị B, sau hơn 3 ngày điều trị tích cực bằng kháng sinh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân không có các triệu chứng của bệnh, thể trạng tốt nên được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An tiếp tục điều trị, cách ly.
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh; lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày với các biểu hiện lâm sàng chủ yếu như: Sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn.
Để phòng bệnh, tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Do đó các địa phương, gia đình cần thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1 khi trẻ được 2 tháng tuổi; mũi 2 và 3 tiêm sau mũi 1 lần lượt 1 và 2 tháng; tiêm mũi 4 khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Khi nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân phải đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế; tiến hành điều trị đặc hiệu ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Bắc Giang: Phát hiện một trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu Chiều 7/7, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện một trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Sáng 6/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh nhận được thông tin từ CDC tỉnh Nghệ An về trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại huyện Kỳ...