Biến chứng của răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những biến chứng do răng khôn gây ra, bạn hãy chú ý theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm. Răng khôn thường mọc lúc 18 – 25 tuổi tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 – 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi), có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ. Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.
Răng khôn thường có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên bình thường của răng.
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.
Video đang HOT
2. Những biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra
- Viêm nhiễm tại chỗ
Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)
Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
– Bị lợi trùm bám phần răng khôn, từ đó gây ra viêm lợi và đọng thức ăn, tổn thương lợi trong quá trình nhai. Trong trường hợp này, cứ để cho răng tự mọc. Khi răng mọc lên khỏi mặt lợi mà bị che khuất một phần mặt nhai thì cần đến cơ sở chuyên khoa răng để cắt bỏ lợi trùm, tránh biến chứng sau này.
Theo www.phunutoday.vn
Xử trí thế nào khi răng khôn 'mọc dại'
Răng số 8 hay còn gọi răng khôn thường gây các vấn đề rắc rối như sâu, mọc lệch, nhiễm trùng gây đau đớn.
Ảnh minh họa
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm và có thời gian mọc chênh lệch so với những răng trước khoảng 10-15 năm. Chiếc răng này xuất hiện vào lúc chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi. Một số ít trường hợp mọc khi đã 30 tuổi, vì thế mới có tên gọi là răng khôn.
Khi mọc răng khôn, chúng ta thường trải qua nhiều triệu chứng khác nhau. Có một số trường hợp bị đau, nứt lợi hoặc mưng mủ. Một số khác có răng bị mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến đau tủy, viêm hạch góc hàm và nhiều biến chứng khác nghiêm trọng khác. Nhiều bệnh nhân lo lắng đến viện để bác sĩ tư vấn cách xử trí răng khôn "mọc dại".
Suốt một thời gian dài, khi răng khôn chưa xuất hiện thì khả năng ăn nhai của chúng ta vẫn diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, khá nhiều người gặp rắc rối khi chiếc răng khôn đang "ngủ yên" trong hàm bỗng nhiên thức dậy. Hầu hết răng khôn mọc khi khuôn hàm đã chật, thành lợi dày lên khiến cho việc mọc răng trở lên khó khăn và gây mọc lệch, mọc ngầm, răng mọc đâm vào má... Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại chỗ sinh ra đau nhức, sưng phù nặng, thậm chí có thể có mủ chảy ra, tình trạng hôi miệng và cử động quai hàm bị hạn chế.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng mọc răng khôn như tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, răng lân cận bị ảnh hưởng, lở loét nướu hàm thì bạn nên lập tức đến gặp nha sĩ để chụp X-quang răng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng răng miệng của bạn và quyết định về việc giữ hay nhổ bỏ chiếc răng này.
Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, Tổng Giám đốc nha khoa quốc tế Westcoast, tốt nhất chúng ta nên nhổ răng khôn đi vì chiếc răng này dường như không có nhiều tác dụng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Có những người không bị đau đớn khi mọc răng khôn, tuy nhiên họ không thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì răng khôn nằm ở vị trí quá sâu trong khoang hàm. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến các răng khác, và việc điều trị cho vấn đề này cũng phức tạp không kém. Ngoài ra, một lưu ý không kém quan trọng khác đó là chúng ta tuyệt đối không được nhổ răng khi đang bị viêm nhiễm, để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra. Nếu phát hiện tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân cần điều trị kháng sinh và thuốc sát khuẩn răng miệng theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Lời khuyên của nha sĩ là cần đánh răng kỹ, làm sạch khu vực răng số 8 và nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng trong cùng. Khi có dấu hiệu đau răng khôn, cần đi khám để nha sĩ theo dõi, điều trị hoặc cần thiết sẽ quyết định nhổ.
Hội An
Theo vnexpress.net
Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, tránh biến chứng tàn phế Tai nạn điện giật là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí mất mạng. Trong cuộc sống có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra có thể ảnh hưởng xấu thậm chí...