Bị sán làm tổ trong não vì thói quen không ngờ
Do thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống… bệnh nhân bị sán làm tổ trong não, chỉ đến khi đau đầu nhiều gây liệt nửa người mới đi khám và phát hiện.
Hình ảnh CT , MRI sọ não kén sán não trước mổ – Ảnh: BVCC
Mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã cấp cứu thành công cho anh H.Đ.N. (40 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) bị sán làm tổ trong não.
Bệnh nhân cho hay, do có thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống… nên dù sán đã làm tổ trong não thành ổ nhưng anh này không hề hay biết.
Hơn một tháng nay, anh N. có những biểu hiện đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không đỡ. Gần đây, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu 1/2 người phải, tri giác chậm, giảm dần mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não. Kết quả cho thấy có ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải, phù não đè đẩy đường giữa, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa cấp cứu.
Video đang HOT
Hình ảnh kén sán được lấy ra trong não bệnh nhân – Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 2 giờ đồng hồ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật trọn vẹn. Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Trao đổi với phóng viên, Bác sĩ CKII Hà Xuân Tài – Phó Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra.
Bệnh gặp chủ yếu nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống… Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Trước đó, nhiều bệnh viện cũng đã từng ghi nhận không ít ca bệnh liên quan đến kén sán não nhưng do dấu hiệu bệnh không rõ ràng cũng như sự chủ quan của bản thân người bệnh nên đã gây ra biến chứng nguy hiểm. Điển hình như ca bệnh của người đàn ông H.V.L. (Bắc Giang) bị sán làm tổ trong não gần 10 năm. Được biết, từ nhiều năm trước, ông L. xuất hiện những cơn đau đầu, choáng váng và lên cơn co giật. Do những cơn đau kéo dài, ngày càng tăng, ông L. quyết định đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
Bệnh nhân đã mất khoảng thời gian gần 10 năm điều trị tại bệnh viện tâm thần, đến đầu năm 2018, bệnh tình của ông L. không hề đỡ mà còn bị người dân sống gần nhà kì thị vì tâm thần.
Cuối cùng, sau khi tới khám và điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, ông L. được chẩn đoán bị sán đóng tổ trong não, không phải mắc bệnh tâm thần.
Thúy Hà
Theo ngaynay.vn
Phẫu thuật ổ sán não khổng lồ trong não nam bệnh nhân
Cho đến khi nhập viện vì liệt nửa người, bệnh nhân mới biết mình bị sán làm tổ trong não do thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống...
Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận bệnh nhân H.Đ.N (40 tuổi, quê ở xã Xuân Đài, huyện tân Sơn, Tỉnh Phú thọ), với triệu chứng đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không đỡ trong khoảng một tháng qua.
Đến tối ngày 8/3, bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, buồn bôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải, tri giác chậm, giảm dần mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Hình ảnh CT , MRI sọ não kén sán não trước mổ. Ảnh: BVĐK Phú Thọ)
Bệnh nhân được chỉ định chụp Citi sọ não, kết quả cho thấy ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải. Phù não đè đẩy đường giữa. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa cấp cứu vào lúc 23h ngày 9/3.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hội chẩn để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật sử dụng các trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi phẫu thuật, máy hút siêu âm cùng với kinh nghiệm chuyên môn đã lấy được chọn vẹn cả ổ nang sán.
Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường.
"Tôi hay có thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống, một phần cũng do không nhận thức được sự nguy hiểm như vậy. Qua đây, tôi cũng mong muốn mọi người hãy rút kinh nghiệm từ bản thân tôi mà tạo cho mình có một thói quen ăn uống lành mạnh" - người bệnh chia sẻ.
Hình ảnh kén sán được lấy ra trong não bệnh nhân. (Ảnh: BVĐK Phú Thọ)
BSCKII. Hà Xuân Tài - Phó Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra, bệnh gặp chủ yếu nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống,... Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Theo vov
Bệnh liên cầu lợn "ngấp ghé" trong dịp Tết, thực phẩm cần tránh xa Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc khi ăn tiết canh nhưng vẫn có nhiều người thường xuyên ăn. Tiết canh không chỉ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm mà còn khiến người ăn mắc các bệnh liên cầu lợn. Tiết canh là "thủ phạm" gây bệnh liên cầu lợn Bệnh liên cầu lợn xảy ra...