Bí quyết sống thọ của cụ bà 107 tuổi vừa khỏi Covid-19
Chứng kiến nhiều biến cố trong cuộc sống, bà Angela tin rằng mọi người sẽ sống lâu khi luôn bình tĩnh, biết ơn những điều may mắn và ăn một quả cam mỗi ngày.
Bà Angela Hutor là người cao tuổi nhất vừa khỏi căn bệnh Covid-19 ở Anh. Người phụ nữ này đã chia sẻ những bí quyết đơn giản giúp bà sống khỏe tới hơn 100 tuổi.
Vào tuần trước, bà Angela bước sang 107 tuổi. Bà đã chứng kiến rất nhiều sự kiện, biến cố của thế giới như hai cuộc đại chiến thế giới và dịch cúm năm 1918.
Bà Angela đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn, nhiều trận dịch bệnh. Ảnh: Telegraph
Vào tháng 4 vừa qua, bà Angela bị nhiễm virus nCoV và rơi vào tình trạng nguy kịch. Thậm chí, con gái của bà đã gọi điện để nói lời chia tay với mẹ khi bà Angela nằm trong bệnh viện.
Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi bà Angela bình phục. Cụ bà cho rằng, mình có thể sống lâu, sống khỏe nhờ “biết ơn những điều may mắn và một quả cam tươi bổ tư mỗi ngày, không pha nước”.
Dù cao tuổi và đang có bệnh, bà vẫn luôn dặn dò các thành viên trong gia đình và bạn bè bình tĩnh, luôn chăm chỉ. Bà có niềm tin sắt đá rằng nước Anh sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bà Angela sinh ra ở Italia trước khi chuyển tới Cannes (Pháp) và định cư ở London (Anh) khi bà 8 tuổi.
Video đang HOT
Tới bây giờ, bà vẫn nhớ như in về trận dịch cúm năm 1918, cách đây hơn 100 năm. “Chúng tôi vẫn sống như thường lệ. Mọi người đi làm và cố gắng hết sức có thể. Mọi chuyện không giống như hiện nay”, bà Angela hồi tưởng.
Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời, bà Angela không quá lo lắng với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, bà vẫn cảnh báo về một tương lai không tươi sáng: “Tôi nghĩ sẽ có một cuộc khủng hoảng. Tôi e rằng tình hình có thể tồi tệ như những năm 1930″.
Tuy nhiên, bà Angela tin “chúng ta sẽ vượt qua chuyện này bằng cách không quá hoang phí”.
Bà Angela hiện sống trong nhà dưỡng lão ở Stoke Newington (London, Anh). Bà gặp chồng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Kể từ khi chồng mất vào những năm 1990, bà tiếp tục sống một mình cho tới khi 90 tuổi.
Sau đó, bà chuyển tới sống ở nhà dưỡng lão vào năm ngoái. Bà bị nhiễm Covid-19 vào tháng 4 – thời điểm đỉnh dịch của Anh.
Trong thời gian chữa trị, có những lúc bà khiến mọi người lo lắng vì tình hình nguy kịch của mình. Bà phải sử dụng máy thở oxy để duy trì sự sống.
Con gái của bà, Pauline, chia sẻ: “Tôi được thông báo mẹ mình có thể ra đi bất cứ lúc nào. Biết mẹ đã tuổi cao nên tôi luôn chuẩn bị sẵn tinh thần cho chuyện đó”.
Tuy nhiên, khi nhìn thấy mẹ với nước da trắng bợt, bà Pauline cũng bị sốc.
Nhưng rồi, mọi chuyện trở nên khá hơn. Bà Pauline đã nhận tin vui về mẹ mỗi ngày: “Mẹ tôi có thể uống một ly rượu, vẫy lá cờ nhỏ… Thực sự là một điều kỳ diệu”.
Xa lánh người từng mắc Covid-19 đã chữa khỏi: Nhầm người rồi!
Người từng mắc Covid-19 sau khi điều trị khỏi, hoàn thành cách ly tại nhà là có thể đi làm bình thường. Họ có miễn dịch nên người xung quanh hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc - bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương khẳng định.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân
Chị H.T.T. 34 tuổi, ở Hà Nội, một bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi chia sẻ câu chuyện của bản thân, sau khi ra viện, chị cũng bị nhiều người kỳ thị. Có lúc, chị đi mua sữa cho con, vừa bước vào cửa hàng quen thuộc, chủ hàng là người quen nhìn thấy chị thì lập tức chạy đi tìm khẩu trang đeo vào dù trước đó họ bán hàng cho người khác mà không hề đeo khẩu trang.
Nhiều khi đã cố gắng quên đi những ngày hoang mang vì mắc bệnh, nhưng thực tế phũ phàng đập vào mắt hàng ngày khiến quá trình tái hoà nhập cộng đồng với một phụ nữ nhạy cảm như chị vô cùng khó khăn.
Thạc sĩ bác sĩ Đồng Phú Khiêm
ThS. BS Đồng Phú Khiêm - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương chia sẻ, ở giai đoạn 1 của dịch Covid-19, bệnh viện điều trị nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Không ít bệnh nhân khi khỏi bệnh đã bị kỳ thị.
Lẽ ra, họ phải nhận được sự động viên, chia sẻ của những người xung quanh, không để những người khỏi bệnh trở về phải trải qua những cảm xúc không mấy dễ chịu trong gia đình, cộng đồng, người thân, nơi làm việc của mình, nơi mình sinh sống.
Bác sĩ Khiêm cho biết, nếu không rơi vào thời điểm đại dịch, bệnh viện không quá tải, bệnh nhân có thể được tư vấn, điều trị tâm lý nhưng hiện nay, bác sĩ chỉ có thể dặn dò bệnh nhân khi xuất viện. Việc bệnh nhân bị kỳ thị là có thể xảy ra.
"Ngay cả với các bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thì gia đình, con cái của họ cũng có lúc bị hàng xóm, láng giềng nghi ngại, kỳ thị. Vì vậy, khó tránh khỏi việc người bệnh khi trở về không được cộng đồng đón nhận ngay", bác sĩ Khiêm dốc lòng.
Virus không loại trừ bất cứ ai, ai trong chúng ta cũng có thể trở thành bệnh nhân Covid-19. Căn bệnh không phân biệt chủng tộc, giới tính, độ tuổi hoặc phẩm chất cá nhân. Vì vậy đừng kỳ thị người đã từng bị bệnh. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo người dân cần đoàn kết, không kỳ thị người bệnh Covid-19 để cùng nhau chống đại dịch.
Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy sự kỳ thị liên quan tới Covid-19 dẫn tới ít người chủ động chăm sóc y tế, chủ động đăng ký xét nghiệm hơn, ít người tuân thủ các biện pháp phòng dịch, ngay cả tự cách ly. Điều này có thể dẫn tới việc bỏ sót người mắc bệnh, gia tăng số người tiếp xúc với người mắc bệnh khiến cho việc phòng chống dịch thêm khó khăn.
Người đã chữa khỏi Covid-19 đi làm bình thường, không sợ lây cho người khác
Hiện mỗi ngày đều có các bệnh nhân Covid-19 khoẻ lại, được xuất viện, trở về cuộc sống bình thường và họ đang cố gắng trở thành các thành viên có ích cho cuộc chiến chống Covid-19 như họ sẵn sàng hiến huyết tương để nghiên cứu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng đang phải giành giật sự sống. Nhiều người đã được chữa trị khỏi bệnh, có kinh nghiệm, hiểu biết về căn bệnh này đã trở thành những tuyên truyền viên tốt trong phòng chống dịch.
Bác sĩ Khiêm khẳng định, bệnh nhân Covid-19 sau khi điều trị khỏi bệnh thì không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Người khỏi bệnh đã có miễn dịch nên người xung quanh, đồng nghiệp khi tiếp xúc có thể hoàn toàn yên tâm.
"Bệnh nhân sau khi điều trị xong, hoàn thành cách ly tại nhà là có thể đi làm bình thường", bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ thực tế đáng buồn là có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì đã mất việc làm. Hành trình đi xin việc lại chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vị bác sĩ cho rằng các đơn vị cũ cần có chính sách hỗ trợ những lao động này để họ sớm ổn định cuộc sống, tìm được công việc phù hợp.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng, nếu muốn làm tốt việc chống dịch, chúng ta phải xóa bỏ tâm lý né tránh; hiểu biết về bệnh và ứng xử sao cho phù hợp.
"Kỳ thị khiến một số bệnh nhân có triệu chứng không dám đi khám, có người thì giấu bệnh, không khai báo y tế. Đừng xa lánh những người mắc Covid-19 bởi bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.
Làm 4 việc sau khi thức dậy và ăn 5 loại thực phẩm này sẽ sống thọ Muốn sống thọ không còn là điều xa xỉ, chỉ cần bạn hình thành những thói quen tốt thì có thể sống lâu hơn. Ngủ nướng khiến tinh thần uể oải, cơ thể nặng nề, mệt mỏi (Ảnh minh hoạ) Bình thường những người sống thọ thích làm 4 điều sau khi ngủ dậy và ăn 5 loại thực phẩm này, chỉ cần...