Bí quyết nấu phở bò ngon tuyệt
Tuyệt đối không nêm nước mắm bột ngọt vào nồi phở sẽ làm cho xúp có vị chua và đen nồi phở mất ngon. Khi nào ăn thì múc xúp ra riêng cái tô, ai muốn ăn nước mắm thì cho vào nêm riêng.
Sau đó mới chan xúp nêm xong lên trên mặt tô phở đã trình bày xong. Củ cải trắng làm cho nước lèo ngọt và công dụng hút hết chất đen để làm cho nồi phở trong.
4,5kg xương ống bò13 lít nước1 kg thịt bò nạt thái mỏng ăn phở1-1,5kg thịt nạm 1/2 miếng bò bắp khoảng 1,5kg1 kg gân bò0,5 kg sách bò3 củ hành tây cỡ lớn1 củ cải trắng lớn4-6 lát gừng2 trái thảo quả khô4 hoa hồi1/2 chén hột ngò khô (húng)1 cây quế khô cỡ ngón tâyĐường phèn, muốiBánh phở tươi hoặc bánh phở khôRau thơm: húng quế, ngò gai, ngò ôm, hành láGiá tươi, tiêu, ớt hiểm, tương ớt
1. Rửa sạch xương bò. Bắc nồi nước 13 lít nấu sôi lên, bỏ xương bò vào nấu cho sôi lên, tắt bết, đổ nước dơ, rửa sạch xương bằng nước lạnh, lấy đũa moi hết tuỷ và mỡ trong xương ra, rửa thật sạch lại phía trong và ngoài, để riêng ra cái thau.
2. Bắc nồi nước lạnh lớn trên bếp nấu cho sôi lên, bỏ xương vào cho ngập nước gừng 1 onion nướng, không đậy nấp, mở lửa riu riu hầm trong vòng 6-8 tiếng hoặc 12 tiếng cho chất ngọt của xương thấm vào nước.
3. Sau khi hầm xương xong, cho vào: Hột ngò cho vào lò nướng 350 độ cỡ 15-20 phút củ cải xắt thành khúc cỡ 2-3 phân 2 trái thảo quả khô 4 hoa hồi quế, hầm thêm 15-20 phút. Tắt bếp. Vớt hết ra trừ xương.
4. Cho vào nồi 1 muỗng canh muối 1 cục đường phèn bằng ngón chân cái. Nhớ vớt bọt thường xuyên.
5. Hầm thịt: thịt bò bắp nạm gân rửa sạch bằng nước lạnh pha muối. Cho vào nồi khác, nêm chút muối đường, hầm 45-1 tiếng cho bắp nạm mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt thật mỏng để riêng ra. Còn gân bò thì hầm 3-4 tiếng cho đến khi mềm. Nhớ vớt bọt thường xuyên. Khi gân mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên dĩa nạm bò bắp cho gọn. Còn nồi nước xúp thì lấy 1 cái khăn sạch rửa sạch hoặc miếng vải mỏng rửa sạch, lọc lấy nước xúp và trong cho vào nồi xúp phở.
6. Thái thịt bò nạt thật mỏng. Còn “sách” thì lửa tổ ong thật là mỏng mới ngon, trụng sơ với 1 chén dấm nước sôi, lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên chung với bước 5.
7. Rửa sạch rau sống để qua một bên. Hành lá xắt nhỏ ớt hiểm xắt nhỏ, hành tây xắt sợi.
Video đang HOT
8. Trình bày: Ăn tới đâu thì luộc phở tới đó. Nấu nồi nước sôi chần sơ bánh phở để vào tô, xếp hết các thứ thịt mỗi thứ một ít lên trên, chan nước lèo lên, cho vào rau sống. Dùng nóng.
Lưu ý cách nấu nước dùng ngon :
Nước dùng được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Để có nồi nước dùng ngon cũng cần những bí quyết riêng.
Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Thời gian ninh
Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu.
Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn xưa thường nấu 4-6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.
Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Cách ninh
Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp.
Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì ôi. Xương hom và xương đuôi vừa ngọt vừa thơm.
Trước khi cho vào ninh, thịt, xương lợn gà cần chần qua một lần nước sôi (đun sôi, cho xương vào rồi bỏ nước này đi) để khử mùi hôi của thực phẩm và làm nước dùng trong.
Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.
Kỹ thuật đun
- Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút cho các bọt cứng lại rồi hớt sạch.
- Sau đó, cho cả quá trình sôi liu riu.
Gia vị đặc trưng cần thêm vào
Nước dùng bò
- Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô.
- Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng.
- Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.
Nước dùng gà
- Nước dùng gà lợn thường có hành, hạt tiêu đập giập, gừng, nấm hương, chân nấm. Nước dùng gà lợn dùng ăn bún thang, tần, các món canh…
Lưu ý: Cách khắc phục nếu trót nấu nước dùng đục
- Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng.
- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
- Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.
.Theo Amthuc365
Món ăn lạ miệng từ trái bần
Trái bần khi còn xanh rất chát, nhưng khi chín tới thì mềm và cho nhiều nước chua chua. Đặc biệt là trái bần ổi, bên trong ruột khi chín ửng hồng, cho vị chua thanh mát.
Từ lâu, người Nam Bộ đã biết chế biến những món ăn lạ miệng từ trái bần, tạo nét đặc trưng riêng của quê hương mình.
Cây bần vốn là loại cây rất đỗi quen thuộc của người dân vùng Nam Bộ bên dòng Mê Kông. Cây bần mọc dọc theo bờ sông, kênh, rạch. Trái bần chua chua, chát chát, trẻ con hay hái xuống chấm chút muối ớt ăn chơi như quà vặt. Người dân Nam Bộ ví trái bần như một loại trái chung tình, dù nghèo (bần hàn) nhưng sẻ chia, gắn bó với vùng đất và con người Nam Bộ từ rất lâu đời.
Trái bần chua chua chát chát, trở thành một nguyên liệu chế biến món ăn độc đáo của người Nam Bộ
Trái bần có thể dùng để chế biến nhiều món ăn, nhưng ngon nhất là hai món canh chua trái bần và cá kho bần. Ngoài vị chua thanh và ngon, trái bần còn có tính hàn, ăn rất mát và giải nhiệt trong ngày hè nóng nực..
Cá kho bần thì dùng cá gì cũng ngon, nhưng cá lóc và cá bông lau là ngon miệng nhất. Vị béo và đậm đà của cá sau khi quyện vào các loại gia vị, thêm vào vị chua của bần thì sẽ càng ngon, ăn mãi không ngán, và rất hao cơm. Người ta thường đợi cá kho đến đậm rồi thì mới dầm trái bần lấy nước bỏ hạt rồi chắt vào nồi cá kho. Nếu thích đậm đà thì chắt với ít nước sôi. Nếu muốn có nhiều nước cá để ăn với bún thì cho nhiều nước sôi một chút.
Món cá kho bần
Món canh chua bần thì chua vị chua rất thanh, khác hẳn vị chua gắt của trái me hay dấm chua. Trái bần chín dầm vào nước ấm ấm, cho ra nước, lọc bỏ hạt rồi trút vào nồi nước sôi rồi cho con cá còn tươi ngon vào, nêm nếm vừa ăn rồi thêm các loại rau dân dã như rau muống, rau nhút, cọng súng, cọng kèo nèo, bắp chuối bào sợi.. Bữa cơm trắng có cá kho, canh chua bần chua chua vừa miệng, ăn bao nhiêu cơm cũng không thấy no.
Món canh chua nấu với bần
Người Nam bộ vốn sống cuộc đời dân dã, gắn bó với từng tấc đất, từng bụi cây ngọn cỏ con sông chảy qua trước nhà. Các loại cây trái dân dã xứ này tuy chua tuy chát, nhưng với tình yêu xứ sở, người Nam Bộ cũng có thể dùng để chế biến những món ăn ngon tuyệt vời rất riêng biệt không giống bất cứ nơi đâu. Ẩm thực Nam Bộ cũng vì thế mà trở nên đặc biệt, không những ngon miệng, lại còn chuyên chở tình yêu thương của quê hương xứ sở con người Nam Bộ vào trong mỗi món ăn.
.Theo Amthuc365
Tiết lộ bí quyết làm bún thịt nướng của 6 cửa hàng nổi tiếng Sài thành Bún thịt nướng đã chẳng còn xa lạ đối với người dân Sài Gòn nói riêng và người dân miền Nam nói chung. Cùng với amthuc365.vn khám phá bí quyết làm bún thịt nướng đốn tim thực khách cả 3 miền của những cửa hàng trứ danh đất Sài thành. Nguyên liệu: Thịt nạc dăm: 500gRượu trắng: 50mlNước tương: 30mlTương ớtHành tím: 1...